Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

10 dấu hiệu cho thấy bạn nên chuyển việc ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.7 KB, 6 trang )

10 dấu hiệu cho thấy
bạn nên chuyển việc
Bạn đang có ý định từ bỏ công việc vì bạn không hoà hợp được với sếp,
với đồng nghiệp của mình, không có cơ hội nào để thăng tiến, bạn làm
việc quá sức và mức lương không thoả đáng…hay tất cả những lý do
trên?
Trong khi bạn đang băn khoăn với vô vàn lý do không biết có nên
chuyển tới một miền đất mới không, dưới đây là 10 dấu hiệu các chuyên
gia khuyên bạn để bạn bắt đầu nghĩ đến việc đi tìm một công việc mới
thích hợp hơn.
1. Bạn cảm thấy phát điên lên vì đồng nghiệp
Đồng nghiệp là một yếu tố quan trọng nếu không muốn nói là quan
trọng nhất chốn công sở. Khi mối quan hệ với đồng nghiệp tốt đẹp nó
không những giúp bạn có được tinh thần thoải mái mà còn có thể giúp
đỡ bạn trong rất nhiều tình huống. Nhưng liệu bạn có thể cảm thấy thoải
mái, tập trung cho công việc không khi mà đồng nghiệp luôn làm bạn
phát cáu, làm phiền bạn bằng những chuyện tầm phào, đi làm muộn và
“đầu têu” về sớm, nói chuyện điện thoại quá to…Tất cả những điều đó
làm cho bạn luôn cảm thấy đau đầu sau mỗi ngày tan ca và làm cho bạn
không thể hoàn thành công việc một cách hiệu quả. Đó là lúc bạn nên
nghĩ đến chuyện chuyển đến một môi trường làm việc mới.
2. Bạn ghét đi làm
Khi những ngày cuối tuần qua đi, bạn sợ hãi khi nghĩ đến việc phải đến
cơ quan vào sáng hôm sau. Và khi đến cơ quan bạn đã mong ngóng đến
5h chiều ngày thứ sáu. Ai trong chúng ta cũng đều có ít nhất một lần hay
một giai đoạn ngắn nào đó rơi vào tình trạng chán việc, chán đi làm.
Nhưng nếu tình trạng này diễn ra trong một thời gian dài, bạn ghét tất cả
những giây phút có mặt tại cơ quan, đến cơ quan chỉ là miễn cưỡng thì
đó là lúc bạn nên nghĩ về những bước nhảy tiếp theo trong sự nghiệp của
mình.
3. Bạn cảm thấy nhàm chán trong công việc


Đây là một thách thức với hầu hết mọi người khi mà họ cảm thấy công
việc của mình quá dễ dàng hoặc lặp đi lặp lại. Một ngày 8 tiếng trên
công sở bạn dành phần lớn thời gian để “chát chít”, chơi game, nghe
nhạc, xem phim, đọc báo…bởi vì công việc bạn đảm nhiệm quá đơn
giản và bạn luôn hoàn thành nó xong trong nửa đầu của buổi sáng… Ban
đầu có vẻ bạn thích một công việc thảnh thơi nhàn hạ như vậy, nhưng
lâu dần công việc quá đơn giản, lặp đi lặp lại khiến bạn cảm thấy nhàm
chán. Bạn rất mong muốn được đảm nhiệm thêm công việc hay kiêm
thêm một nhiệm vụ mới…Sẽ chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi bạn nghĩ
đến việc chuyển đến một môi trường làm việc năng động hơn.
4. Công ty của bạn gặp rắc rối
Không có gì đáng ngạc nhiên cả khi rất nhiều công ty vẫn đang loay
hoay với những biến chuyển không ngừng của nền kinh tế. Nếu bạn
nhận thấy những dấu hiệu không khả quan của công ty mình như sản
xuất đình trệ, nợ đọng quá nhiều, cắt giảm nhân sự, chậm lương…hãy
nghĩ đến việc chủ động chuyển đi trước khi có quyết định cắt giảm nhân
sự với bạn.
5. Bạn bất đồng quan điểm với công ty
Thỉnh thoảng chúng ta quên mất tầm quan trọng của điều này cho đến
khi bạn thực sự nhận ra sự hiện hữu của nó. Sự cạnh tranh quá lớn giữa
các nhân viên, đồng nghiệp ăn cắp ý tưởng của bạn, quan điểm, đạo đức
của bạn xung đột với những giá trị của công ty, phong cách quản lý
không phù hợp với quan điểm của bạn…Nếu tất cả những điều đó xảy ra
chắc chắn sẽ làm bạn vô cùng căng thẳng và không thể làm việc một
cách có hiệu quả. Bạn nên nghĩ đến việc chuyển đến một môi trường
mới thoải mái hơn trước khai bạn cảm thấy quá ngột ngạt vì stress.

6. Bạn không có chung quan điểm với sếp
Khi cách làm việc của người quản lý của bạn hay sếp không làm bạn
tâm phục khẩu phục, quan điểm của bạn khác xa với sếp thậm chí là bất

đồng quan điểm, điều đó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ công việc của
bạn, niềm vui cũng như thành công của bạn trong công việc. Một công
việc bạn có thể hoàn thành một cách tốt nhất nhưng cũng có thể trở
thành tồi nhất khi sếp không thừa nhận nó. Nếu bạn không có cách nào
khác để làm thay đổi mối quan hệ này, tốt nhất bạn nên “ra đi” tìm một
công việc mới với một người quản lý mới.
7. Sự nghiệp của bạn đang trong bế tắc
Bạn đã đảm nhiệm công việc này trong nhiều năm và bạn đã hoàn toàn
sẵn sàng để đảm nhận những trọng trách lớn lao hơn nữa. Tình trạng này
diễn ra quá lâu khiến bạn đánh mất tình yêu và niềm đam mê cho công
việc…Hãy bắt đầu sự thay đổi bằng cách nói chuyện với sếp và đề nghị
được nắm giữ những nhiệm vụ khác cao hơn. Hãy chứng tỏ cho ông ta
thấy rằng bạn muốn tiếp tục phát huy thế mạnh và khả năng của mình
cho những giá trị của công ty. Nếu đề nghị của bạn không được chấp
nhận hãy bắt đầu tìm kiếm xung quanh để phá vỡ sự bế tắc hiện tại của
mình.


8. Năng lực của bạn không được thừa nhận
Sự thừa nhận là vô cùng quan trọng – bạn cần được sếp và đồng nghiệp
thừa nhận sau tất cả những cống hiến của bạn – nó giống như một giấy
chứng nhận cho những thành công của bạn. Công ty bạn có làm những
điều đó với bạn không? Họ có những hình thức khen thưởng nào với
những nỗ lực của bạn không? Hay đơn giản chỉ là những phản hồi tích
cực và những hứa hẹn trong tương lai…Nếu bạn chưa bao giờ được thừa
nhận, hãy đề nghị sếp thừa nhận những nỗ lực đó bằng những chế độ
lương thưởng cụ thể. Nếu họ cố tình “lờ” đi những đóng góp của bạn, đó
là lúc bạn cần cho họ cảm thấy tiếc nuối vì đã không có biện pháp giữ
một nhân viên tài năng.
9. Môi trường làm việc không tốt

Bạn đang trong quá trình mang thai, sức khoẻ của bạn dạo này không
được tốt, bạn cần phải nghỉ ngơi nhưng môi trường làm việc quá ồn ào,
độc hại không tốt cho sức khoẻ của bạn. Hãy đề nghị sếp sắp xếp lại
công việc cho bạn trong một thời gian. Nếu không nhận được sự giúp đỡ
hãy đi tìm một công việc khác hoặc tạm nghỉ chỗ làm đó để bảo đảm sức
khoẻ của mình.
10. Bạn đang kiệt sức
Bạn đang quá mệt mỏi căng thẳng, gần như là kiệt sức. Bạn có quá nhiều
việc phải làm trong khi không có đủ sự giúp đỡ thoả đáng. Các chuyên
gia không khuyên bạn từ bỏ công việc khi tình trạng này chỉ diễn ra thi
thoảng. Nhưng nếu công ty “bóc lột” sức lao động của bạn quá sức bằng
những dự án và báo cáo liên miên khiến bạn cảm thấy gần như là kiệt
sức, hãy bảo vệ chính mình bằng việc tìm đến một môi trường làm việc
tích cực hơn.

×