Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

phương pháp giải toán di truyền cực hay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (449.65 KB, 16 trang )

I/MỘT SỐ KÍ HIỆU VÀ KHÁI NIỆM:
1. Khái niệm:
- Tính trạng: là những đặc tính cụ thể về hình thái, sinh lí, sinh hóa của cơ thể.
- Cặp tính trạng tương phản: là 2 trạng thái khác nhau thuộc cùng một tính trạng biểu hiện đối lập nhau.
- Dòng thuần chủng: là dòng đồng hợp tử về KG và đồng nhất về một loại KH
- Thể đồng hợp là cơ thể có cặp gen gồm 2 gen tương ứng giống nhau, gồm: thể đồng hợp trội (AA) và thể
đồng hợp lặn (aa).
- Thể di hợp là cơ thể có cặp gen gồm 2 gen tương ứng khác nhau: Aa
- Đồng tính: thế hệ con sinh ra đồng loạt biểu hiện 1 tính trạng
- Phân tính: thế hệ con sinh ra xuất hiện cả tính trạng trội lẫn tính trạng lặn (1 trội : 1 lặn),
- Tổ hợp gen: là kết quả của sự kết hợp giữa giao tử đực với giao tử cái
- Lai thuận nghịch là phương pháp thay đổi ví trí của bố mẹ trong phép lai, khi thì dùng dạng này làm bố
và dạng kia làm mẹ rồi ngược lại nhằm phát hiện ra vai trò của bố mẹ trong di truyền.
- Lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định KG với cá thể mang tính trạng lặn
tương ứng. Nếu kết quả phép lai đồng tính trạng trội thì các thể cần xác định KG là đồng hợp tử trội. Nếu
kết quả lai phân tính theo tỉ lệ 1:1 thì cá thể mạng tính trạng trội có KG di hợp tử.
- Trội không hoàn toàn là hiện tượng di truyền trong đó kiểu hình của cơ thể lai F
1
biểu hiện tính trạng
trung gian giữa bố và mẹ, còn F
2
có tỉ lệ kiểu hình là 1 trội:2 trung gian:1 lặn.
2. Kí hiệu:
- P: cặp bố mẹ xuất phát
- G: Giao tử : Đực (♂), cái (♀)
- F: Thế hệ con
- F
b
: thế hệ con của phép lai phân tích
II/ LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG:
1. Thí nghiệm:


- Đối tượng nghiên cứu: đậu hà lan với 7 cặp tính trạng tương phản trội hoàn toàn
- Phương pháp tiến hành: Cho giao phấn giữa các giống đậu hà lan thuần chủng về từng cặp tính trạng
tương phản. Rồi thay đổi vai trò của bố mẹ (lai thuận nghịch), đều thấy F
1
đồng nhất về một trong hai tính
trạng của bố hoặc mẹ. Tính trạng được biểu hiện ở F
1
là tính trạng trội, còn tính trạng chưa được biểu hiện
ở F
1
là tính trạng lặn. F
1
được tạo thành tiếp tục tự thụ phấn được F
2
, thể hiện ở bảng sau:
P F
1
F
2
Hoa đỏ x hoa trắng Hoa đỏ 705 hoa đở; 224 hoa trắng
Thân cao x thân lùn Thân cao 787 thân cao; 277 thân lùn
Quả lục x quả vàng Quả lục 428 qủa lục; 152 quả vàng
Kết luận: - Khi lai hai cơ thể bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản
thì F1 đồng tính về tính trạng của bố hoặc mẹ, còn F2 có sự phân li tính trạng theo tỉ lệ tung binh 3
trội: 1 lặn.
- Trong quá trình di truyền vai trò của bố mẹ đóng góp cho con là ngang nhau.
2. Giải thích thí nghiệm (cơ sở tế bào học)
Khi giải thích thí nghiệm men đen đã nêu giả thuyết:
- Mỗi tính trạng được chi phối bởi một cặp nhân tố di truyền tương ứng. Nhân tố di truyền trội xác định
tính trạng trội (kí hiệu bằng chữ in hoa), nhân tố di truyền lặn xác định tính trạng lặn (kí hiệu bằng chữ in

thường).
- Giao tử thuần khiết:
+ Khi giảm phân, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền tương ứng (AA) chỉ đi về một giao tử
nên trong giao tử số nhân tố di truyền chỉ còn một nửa (A).
+ Khi thụ tinh, các giao tử đực (A) và cái (A tổ hợp lại làm phục hồi thành cặp nhân tố di truyền (AA).
- Cơ chế di truyền:
+ Thế hệ P thuần chủng có KG đồng hợp, gồm: đồng hợp trội (AA) và đồng hợp lặn (aa)
+ Khi P giảm phân tạo giao tử: Cơ thể mang AA chỉ cho 1 loại giao tử A, cơ thể aa chỉ cho 1 loại giao tử
a.
+ Khi thụ tinh (thụ phấn) xảy ra giao tử A và giao tử a tổ hợp lại với nhau tạo thành tổ hợp gen Aa ở thế
hệ F
1
. Cơ thể lai F
1
mang cả hai gen A và a gọi là thể dị hợp phát triển thành cơ thể lai chỉ mang một tính
trạng do gen trội quy định. Còn tính trạng do gen lặn quy định tạm thời chưa biểu hiện nhưng vẫn tồn tại
trong cơ thể lai. Đây là hiện tượng gen trội át chế gen lặn làm cho F
1
xuất hiện duy nhất một KH: 100% kh
trội.
+ Khi F
1
giảm phân tạo giao tử các gen A và a tách nhau tạo thành 2 loại giao tử khác nhau (gọi là sự phân li)
+ Khi các giao tử của F
1
thụ tinh, sự gặp gỡ ngẫu nhiên giữa các loại giao tử A hoặc a tạo thành các tổ hợp
AA, Aa, aa ở F
2
gọi là sự tổ hợp tự do.
Kết quả ở F

2
, có tỉ lệ KG là 1AA: 2Aa: 1aa phát triển thành tỉ lệ KH là 3 trội: 1 lặn
Nội dung quy luật phân li: “Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp
nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng của P”.
: Ghi nhớ
- Trong quá trình giảm phân tạo giao tử 1 cá thể đồng hợp cho một loại giao tử, một cá thể dị hợp
cho 2 loại giao tử.
- Cặp gen ở cơ thể lai là kết quả của sự tổ hợp từ một giao tử có nguồn gốc từ bố với 1 giao tử có
nguồn gốc từ mẹ.
- Khi thụ tinh, số tổ hợp bằng số loại giao tử (♀) nhân với số giao tử (♂).
- Kiểu hình lặn bao giờ cũng có 1 kiểu gen duy nhất là thể đồng hợp lặn.
- Kiểu hình trội có thể có một trong 2 kiểu gen là đồng hợp trội (AA) hoặc dị hợp (Aa). Muốn xác
định phải đem lai phân tích hoặc tự thụ phấn.
3. Câu hỏi ôn tập
1. Thế nào là thể đồng hợp và thể dị hợp? Giải thích làm thế nào để xác định được cá thể kiểu hình trội là
thể đồng hợp hay dị hợp?
2. Tính trội không hoàn toàn là gì? Trong trường hợp này có cần kiểm tra độ thuần chủng của giống
không? Tại sao? (Vì cơ thể dị hợp sẽ biểu hiện thành KH trung gian. Cơ thể có KH trội chắc chắn có KG
đồng hợp)
3. So sánh di truyền trội không hoàn toàn và trội hoàn toàn? Nêu những nguyên nhân dẫn đến sự giống và
khác nhau đó?
- Khái niệm trội, lặn, trội không hoàn toàn
Khái niệm:
+ Tính trạng trội là tính trạng được biểu hiện ngay ở F1 (gen quy định tính trội quy ước bằng chữ in hoa).
Còn tính trạng lặn là tính trạng chưa được biểu hiện ngay ở F1 (gen quy định tính lặn được quy ước bằng
chữ in thường)
+ Trội không hoàn toàn là hiện tượng di truyền, trong đó kiểu hình của cơ thể lai F1 biểu hiện tính trạng
trung gian giữa bố và mẹ, còn ở F2 có tỉ lệ kiểu hình là 1 trội: 2 trung gian: 1 lặn.
+ Trội hoàn toàn là hiện tượng di truyền, trong đó kiểu hình của cơ thể lai F1 đồng tính về tính trạng của
bố hoặc mẹ, còn ở F2 có tỉ lệ kiểu hình là 3 trội: 1 lặn.

- Giống nhau: + các cơ thể thuộc thế hệ P cho 1 loại giao tử
+ Các cơ thể F1 cho 2 loại giao tử : 1A:1a
+ tỉ lệ KG ở F1: 100% Aa
+ tỉ lệ KG ở F2: 1AA:2Aa:1aa
- Khác nhau:
Đặc điểm Trội hoàn toàn Trội không hoàn toàn
Kiểu hình F1 Đồng tính trội Đồng tính trung gian
Tỉ lệ kiểu hình ở F2
3 trội : 1 lặn
(biểu thị 2 loại KH)
1 trội:2 trung gian:1 lặn
(biểu thị 3 loại KH)
Dùng phép lai phân tích để xác định kiểu gen

Không
- Nguyên nhân giống nhau: + P qua giảm phân cơ thể AA chỉ cho 1 loại giao tử A và cơ thể aa cho 1 loại
giao tử a. Qua thụ tinh các giao tử này tổ hợp lại với nhau tạo thành tổ hợp Aa. Do đó F1 có 100% Aa.
+ F
1
giảm phân tạo giao tử các gen “A” và “a” tách nhau tạo thành 2 loại giao tử, các giao tử của F
1
thụ
tinh, sự gặp gỡ ngẫu nhiên giữa các loại giao tử A hoặc a. Nên F2 có 1AA:2Aa:1aa.
- Nguyên nhân khác nhau:
+ Do tương quan trội lặn: trong trường hợp di truyền trội hoàn toàn gen trội A đã át chế hoàn toàn được
gen lặn a nên KG di hợp Aa chỉ biểu hiện thành của gen trội còn gen lặn tạm thời chưa được biểu hiện
nhưng vẫn tồn tại trong cơ thể lai. Còn trong trường hợp trội không hòa toàn gen trội đã không át chế hoàn
toàn được gen lặn nên ở trạng thái dị hợp sẽ biểu hiện thành kiểu hình trung gian giữa gen trội và gen lặn.
+ Do khả năng biểu hiện của các gen phụ thuộc vào điều kiện môi trường.
4. Nếu không dùng phép lai phân tích có thể sử dụng thí nghiệm lai nào khác để xác định một cơ thể có

kiểu hình trội là đồng hợp hay dị hợp không? Cho ví dụ minh họa.
5. Có những phương pháp nào được dùng để xác định một cơ thể có kiểu hình trội là đồng hợp hay dị
hợp? Cho ví dụ minh họa.
6. Cơ thể mang kiểu hình lặn có cần dùng phép lai phân tích để xác định đó là thể đồng hợp hay dị hợp
không?
7. Trội không hoàn toàn là gì? Cho ví dụ minh họa.
8. Từ kết quả lai một cặp tính trạng Menđen đã phát minh ra định luật gì? Nêu nội dung định luật? Ý
nghĩa của định luật phân li?
Trả lời:
a. Định luật phân li: “Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền
phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng của P”.
b. Ý nghĩa của định luật phân li:
- Ý nghĩa lí luận: tương quan trội lặn là hiện tượng phổ biến ở thế giới sinh vật, trong đó tính trạng
trội thường có lợi.
- Trong chọn giống, cần phát hiện các tính trạng trội để tập trung các gen trội về cùng một kiểu gen
nhằm tạo ra giống có ý nghĩa kinh tế cao.
Ví dụ, ở cà chua, thân cao là tính trạng trội so với thân thấp; màu quả đỏ là trội so với màu quả
vàng. Khi đem lai cây cà chua thân cao(trội), quả vàng (lặn) với cây thân thấp (lặn), quả đỏ (trội) thu được
những cây thân cao (trội), quả đỏ (trội). như vây ta đã tập trung được 2 tính trạng trội trên cùng một cây.
- Sự phân li thường là xuất hiện các tính trạng xấu ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất của vật
nuôi, cây trồng. Do đó, để tránh sự phân li các cây giống, con giống phải mang KG đồng hợp về các tính
trạng mong muốn.
- Trong thực tế sản xuất, người ta thường không dùng con lai F
1
để làm giống vì F
1
là cơ thể lai,
nhiều cặp gen tồn tại ở trạng thái dị hợp nên khi đem lai F
1
x F

1
thì đời con lai F
2
sẽ có sự phân li làm xuất
hiện nhiều tính trạng lặn có hại làm giảm năng suất.
9. Giải thích tại sao ở thế hệ F
2
vừa có thể đồng hợp vừa có thể dị hợp.
Trả lời: Cho cặp bố mẹ thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng tương phản thu được F
1
đồng tính,
cho F
1
tự thụ phấn.
Giả sử, P thuần chủng: + Đồng tính trội có KG là AA
+ Đồng tính lặn có KG là aa
Ta có SĐL sau: P: AA x aa
GP: A a
KGF
1
: Aa
KHF
1
: Đồng tính trội
F1: Aa x Aa
GF1: 1A:1a

1A:1a
KGF
2

: 1AA: 2Aa:1aa
KHF
2
: 3 trội: 1 lặn
Giải thích: + Vì F
1
mang cặp gen dị hợp Aa, khi giảm phân tạo ra 2 loại giao tử phân biệt là A và a.
+ Qua thụ tinh: - 1 Giao tử đực A kết hợp với 1 giao tử cái A tạo ra thể đồng hợp trội AA
- 1 Giao tử đực A kết hợp với 1 giao tử cái a tạo ra thể dị hợp Aa
- 1 Giao tử đực a kết hợp với 1 giao tử cái A tạo ra thể dị hợp Aa
- 1 Giao tử đực a kết hợp với 1 giao tử cái a tạo ra thể đồng hợp lặn aa
PHƯƠNG PHÁP GIẢI TOÁN LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG
BÀI TOÁN THUẬN: Biết kiểu hình của P => xác định kiểu gen, kiểu hình ở F
1
, F
2
Cách giải:
B
1
: Cần xác định tính trạng trội, lặn
Dạng 1- Nếu P thuần chủng tương phản mà F1 đồng tính về một bên thì tính trạng đó là trội so với tính
trạng còn lại.
Dạng 1- Nếu bố mẹ giống nhau, con sinh ra xuất hiện KH khác bố mẹ thì tính trạng xuất hiện ở đời con là
tính trạng lặn (P: Đỏ x Đỏ -> F1: Trắng).
Dạng 1- Nếu đời con phân li theo tỉ lệ 3:1 thì tính trạng chiếm ¾ là tính trạng trội so với tính trạng chiếm ¼
B
2
: Quy ước gen để xác định kiểu gen của P (nếu đề bài đã có quy ước gen thì không phải tiến hành
bước này).
B3: Xác định quy luật di truyền

B
3
: Xác định KG P
B4: Viết kết quả lai, ghi rõ tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình.
* Có thể xác định nhanh kiểu hình của F
1
, F
2
trong các trường hợp sau:
Dạng 1: P thuần chủng và khác nhau bởi 1 cặp tính trạng tương phản, 1 bên trội hoàn toàn thì chắc
chắn F
1
đồng tính về tính trạng trội, F
2
phân li theo tỉ lệ 3 trội: 1 lặn.
Ví dụ 1: Ở cà chua, màu quả đỏ là trội hoàn toàn so với màu quả vàng. Khi lai hai giống cà chua thuần
chủng quả đỏ và quả vàng với nhau thì kết quả ở F1 và F2 thế nào?
Giải: - Quy ước gen: Gen A quy định quả đỏ; Gen a quy định quả vàng
- Xác định KG: Ở P: cây quả đỏ thuần chủng có KG là: AA; cây quả vàng thuần chủng có KG là: aa
Ta có SĐL: P: AA x aa
GP: A

a
KGF
1
: Aa
KHF
1
: Đồng tính quả đỏ
F1: Aa x Aa

GF1: 1A:1a

1A:1a
KGF
2
: 1AA: 2Aa:1aa
KHF
2
: 3 quả đỏ: 1 quả vàng
Dạng 2: P thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng tương phản, có hiện tượng trội không hoàn toàn
thì chắc chắn F
1
mang tính trạng trung gian và F
2
phân li theo tỉ lệ 1: 2: 1
Ví dụ 2: Ở một loài, quả tròn là tính trạng trội không hoàn toàn so với quả dài. Tính trạng trung gian là quả
bầu dục. Cho cây quả tròn giao phấn với cây quả dài. Hãy lập SĐL từ P  F
2
.
Giải: - Quy ước gen: Gen A quy định quả tròn
Gen a quy định quả dài
- Xác định KG: Vì quả trong tội không hoàn toàn so với quả dài nên:
+ Cây quả tròn có KG là: AA
+ Cây quả vàng có KG là: aa
+ quả bầu dục là tính trạng trung gian giữa quả tròn nên có KG dị hợp: Aa
Ta có SĐL: P: AA (quả tròn) x aa (quả dài)
GP: A a
KGF
1
: Aa

KHF
1
: Đồng tính bầu dục
F1: Aa (2bầu dục) x Aa (bầu dục)
GF1: 1A:1a

1A:1a
KGF
2
: 1AA: 2Aa:1aa
KHF
2
: 1 quả tròn: 2bầu dục: 1 quả dài
Dạng 3:. Nếu ở P một bên bố mẹ có kiểu gen dị hợp, bên còn lại có kiểu gen đồng hợp lặn thì F
1
có tỉ lệ 1:1

Ví dụ 3: Ở cà chua, màu quả đỏ là trội hoàn toàn so với màu quả vàng. Khi lai hai giống cà chua quả đỏ dị
hợp và quả vàng với nhau thì kết quả ở F1 thế nào?
Giải: - Quy ước gen: Gen A quy định quả đỏ
Gen a quy định quả vàng
- Xác định KG: Ở P: cây quả đỏ dị hợp có KG là: Aa
cây quả vàng có KG là: aa
Ta có SĐL: P: Aa x aa
GP: 1A:1a

1a
KGF
1
: 1Aa:1aa

KHF
1
: 1 quả đỏ: 1 quả vàng
Dạng 4:. Nếu ở P, cơ thể có kiểu hình trội chưa xác định rõ là thu ầ n chủng hay không thì khi xác định KG
P, ta đưa ra 2 trường hơp: cơ thể có kiểu hình trội có thể có KG là AA hoặc Aa.
Ví dụ 4: Ở lúa, hạt tròn là trội so với hạt dài. Hãy xác định kết quả lai ở F1 nếu cho cây hạt tròn lai với cây
hạt dài.
Giải: - Quy ước gen: gen A quy định hạt tròn
Gen a quy định hạt dài
- Xác định KG P:
Cây hạt tròn có thể có KG là AA hoặc Aa
Cây hạt dài có KG là aa
Kết quả cây lai F1 được xác định qua 2 TH sau: P :AA x aa hoặc P: Aa x aa
- Viết SĐL:
TH1: P: AA x aa
GP: A a
KGF1: Aa
KHF1: Đồng tính hạt tròn
TH2: P: Aa x aa
GP: 1A: 1a a
KGF1: 1Aa: 1aa
KHF1: 1 tròn : 1dài
BÀI TOÁN NGHỊCH: Biết kết quả F
1
, xác định kiểu gen, kiểu hình của P.
Trường hợp 1: Đề bài đã xác định đầy đủ kết quả về tỉ lệ KH ở con lai.
B1: Rút gọn tỉ lệ KH ở con lai. Dựa trên tỉ lệ KH rút gọn để suy ra KG, KH bố mẹ
B1: Viết SĐL
(Lưu ý: Nếu đề bài chưa cho biết tính trội, lặn thì có thể dựa vào tỉ lệ rút gọn ở B1 để xác định và quy ước
gen).

Dạng 1:. Nếu F
1
đồng tính, P tương phản

P thuần chủng, có kiểu gen đồng hợp: AA x aa
Ví dụ 5: Cho đậu thân cao lai với đậu thân thấp, F
1
thu được toàn đậu thân cao. Xác định kiểu gen và kiểu
hình ở F
1
.
Giải: Vì thân cao xuất hiện ngay ở F
1
nên thân cao là tính trạng trội so với thân thấp
=> Quy ước: Gen A quy định thân cao;
Gen a quy định thân thấp
Vì P là căp tính trạng tương phản mà F
1
toàn thân cao nên P thuần chủng
=> KG của P là: Thân cao thuần chủng: AA

Thân thấp thuần chủng: aa
Ta có SĐL: P: AA x aa
GP: A a
KGF
1
: Aa
KHF
1
: Đồng tính thân cao

Dạng 2:. F
1
phân li theo tỉ l ệ 3 :1 , P có kiểu hình giống nhau (hoặc chưa rõ KH P)
F: (3:1)  P: Aa x Aa
Ví dụ 6: Từ một phép lai, người ta thu được 92 cho cây quả ngọt và 31 cây cho quả chua. Hãy biện luận
để xác định KG, KH của bố mẹ và lập SĐL.
Giải: - Xét tỷ lệ KH ở đời con: 92 quả ngot/31 quả chua = 3/1
Vì F
1
phân li theo tỉ lệ 3/1 => tính trạng ngọt là trội so với tính trạng quả chua.
Quy ước: Gen A quy định quả ngọt. Gen a quy định quả chua
F1 phân li tỉ lệ 3/1 => P đều mang KG dị hợp Aa (quả ngọt)
- SDL: P: Aa x Aa
GP: 1A: 1a 1A: 1a
KGF1: 1AA: 2Aa: 1aa
KHF1: 3 quả ngọt : 1 quả chua
Dạng 2:. F
1
phân li theo tỉ l ệ 1:1,
F: (1:1)  P: Aa x aa (trội hoàn toàn)
Ví dụ 7: Ở ruồi giấm, gen B quy định cánh bình thường, gen b quy định cánh ngắn
Cho giao phối giữa một ruồi giấm ♂ cánh bình thường với một ruồi giấm ♀ cánh ngắn thu được thế hệ lai
F1 50% cánh bình thường: 50% cánh ngắn. Giải thích kết quả lai trên
Giải: - Xét tỷ lệ KH ở đời F
1
: 50% cánh bình thường: 50% cánh ngắn = 1/1
Vì F1 phân li tỉ lệ 1/1 => P có một bên mang KG dị hợp Bb (cánh bình thường) và một bên mang KG
đồng hợp lặn bb
- SDL: P: Bb x bb
GP: 1B: 1b b

KGF1: 1Bb: 1bb
KHF1: 1 cánh bình thường: 1 cánh bình thường
Aa x AA (trội không hoàn toàn)
F: (1:2:1)

P: Aa x Aa (trội không hoàn toàn).
Ví dụ 8: Màu sắc hoa mõm chó do 1 gen quy định. Theo dõi sự di truyền màu sắc hoa mõm chó, người ta
thu được kết quả sau:
P: Hoa hồng x Hoa hồng F1: 25,1% hoa đỏ : 49.9% hoa hồng: 25% hoa trắng? Giải thích kết quả phép
lai trên.
Giải: Xét tỷ lệ KH ở con lai F1: 25,1% hoa đỏ : 49.9% hoa hồng: 25% hoa trắng = 1: 2:1, F1 xuất hiện hoa
hồng là tính trạng trung gian giữa hoa đỏ và hoa trắng. Tỷ lệ 1trội:2trung gian:1lặn nghiệm đúng với quy
luật trội không hoàn toàn của Menđen.
- Đặc điểm di truyền của phép lai: Lai một cặp tính trạng theo hiện tượng di truyền trung gian.
- Quy ước gen A quy định hoa đỏ trội không hoàn toàn so với gen a quy định hoa trắng.
KG AA cho hoa đỏ, aa cho hoa trắng, Aa cho hoa hồng
Ta có SDL: P: Aa (hồng) x Aa (hồng)
GP: 1A:1a

1A:1a
KGF
1
: 1AA: 2Aa:1aa
KHF
1
: 1 hoa đỏ: 2 hoa hồng: 1 hoa trắng
Trường hợp 1: Đề bài không cho biết đầy đủ KH và tỉ lệ ở đời con thì dựa vào kiểu hình lặn của đời
con hoặc của bố mẹ để suy ra kiểu gen của bố mẹ. (Cơ chế phân li và tổ hợp NST trong quá trình giảm
phân và thụ tinh).
Dạng 1:.Nếu P đều Trội (Trội x trội) mà F1 xuất hiện KH lặn thì dựa vào KH lặn ở đời con.

+ P có KH trội Kg là: A- (gạch ngang biểu thị gen chưa biết)
+ Vì con sinh ra có KH lặn KG đồng hợp lặn aa là kết quả của sự kết hợp 1 gen lặn a có nguồn gốc
từ bố và 1 gen lặn a có nguồn gốc từ mẹ. => Cả bố và mẹ đều sinh giao tử gen lặn.
 Cả bố và mẹ đều có KG dị hợp
Dạng 2:. Bố chưa biết x mẹ KH lặn  con KH trội
+ mẹ KH lặn có KG aa chỉ sinh một loại giao tử duy nhất là a
+ Con có KH trội (A-) lại nhận được giao tử a từ mẹ  Con có KG Aa chắc chắn nhận
được gt a từ mẹ thì gt A phải dứt khoát nhận từ bố
+ Để bố sinh được gt A thì KG của bố có thể là AA hoặc Aa.
Dạng 3: Bố KH trội thuần chủng x mẹ chưa biết  con đồng tính trội
+ Bố KH trội thuần chủng có KG là AA chỉ sinh được duy nhất một loại gt A, gt này khi kết hợp
với bất kì gen nào cũng cho ra KH trội (A-)
 KG của mẹ có thể là AA, Aa, aa.
Dạng 4: Bố KH trội x mẹ chưa biết  con KH lặn
+ Vì con sinh ra có KH lặn KG đồng hợp lặn aa là kết quả của sự kết hợp 1 gen lặn a có nguồn gốc
từ bố và 1 gen lặn a có nguồn gốc từ mẹ. => Cả bố và mẹ đều sinh giao tử gen lặn.
+ để bố có KH trội Kg là: A-, lại sinh gt a => KG của bố là Aa, KH trội
Dạng 5:Bố mẹ chưa biết KH, KG, nhưng biết KH con có cả trội và lặn
+ Để con có KH trội (A-) thì ít nhất phải có 1 bên bố hoặc mẹ sinh giao tử A  bên đó có KG Aa.
+ Bên còn lại sinh được giao tử a có thể có KG Aa hoặc aa
Dạng 6: Bố mẹ chưa biết KH, KG, nhưng biết con có KH lặn
+Vì con sinh ra có KH lặn KG đồng hợp lặn aa là kết quả của sự kết hợp 1 gen lặn a có nguồn gốc
từ bố và 1 gen lặn a có nguồn gốc từ mẹ. => Cả bố và mẹ đều sinh giao tử gen lặn.
+ để sinh ra con có KH lặn thì cả bố và mẹ phải sinh ra giao tử a có thể có KG: aa x aa; Aa x aa; Aa x Aa
Dạng 6: Bố có KH lặn, mẹ chưa biết  con có KH trội
+Vì Bố có KH lặn KG đồng hợp lặn aa chỉ sinh 1 loại giao tử gen lặn a
Ví dụ 9: Ở ruồi giấm, gen quy định tính trạng năm trên NST thường và cánh dài là trội so với cánh ngắn.
Trong phép lai giữa cặp bố mẹ đều có cánh dài, thu được con lai đều mang cánh dài. Hãy giải thích để xác
định KG của bố mẹ và các con lai.
Giải: Quy ước: Gen A quy định cánh dài. Gen a quy đinh cánh ngắn

- Bố mẹ đều có cánh dài, KG AA hoặc Aa
- Con lai đều mang cánh dài => con lai đồng tính trội (A-). Suy ra ít nhất có một cơ thể bố hoặc mẹ chỉ tạo
ra một loại giao tử tức có KG đồng hợp trội AA
- Cơ thể còn lại có thể có KG AA hoặc Aa
- KG của các con lai được xác định một trong 2 SĐL sau: P: AA x AA; P: AA x Aa
P: AA x AA
GP: A A
KGF1: Aa
KHF1: Đồng tính hoa vàng
P: AA x Aa
GP: A 1A: 1a
KGF1: 1AA: 1Aa
KHF1: Đồng tính hoa vàng
CÁC SƠ ĐỒ LAI CÓ THỂ GẶP KHI LAI MỘT TÍNH TRẠNG
TRỘI HOÀN TOÀN TRỘI KHÔNG HOÀN TOÀN
P: AA x aa
GP: A a
KGF1: Aa
KHF1: Đồng tính trội
P: AA x aa
GP: A a
KGF1: Aa
KHF1: Đồng tính trung gian
P: AA x Aa
GP: A 1A: 1a
KGF1: 1AA: 1Aa
KHF1: Đồng tính trội
P: AA x Aa
GP: A 1A:1a
KGF1: 1AA: 1Aa

KHF1: 1trội: 1 trung gian
P: AA x AA
GP: A A
KGF1: Aa
KHF1: Đồng tính trội
P: AA x AA
GP: A A
KGF1: AA
KHF1: Đồng tính trội
P: Aa x aa
GP: 1A: 1a a
KGF1: 1Aa: 1aa
KHF1: 1 trội : 1lặn
P: Aa x aa
GP: 1A: 1a a
KGF1: 1Aa: 1aa
KHF1: 1 trung gian: 1 lặn
P: aa x aa
GP: a a
KGF1: aa
KHF1: Đồng tính lặn
P: aa x aa
GP: a a
KGF1: aa
KHF1: Đồng tính lặn
P: Aa x Aa
GP: 1A: 1a 1A: 1a
KGF1: 1AA: 2Aa: 1aa
KHF1: 3 trội : 1 lặn
P: AA x Aa

GP: 1A: 1a 1A: 1a
KGF1: 1AA : 2Aa : 1aa
KHF1: 1 trội: 2 trung gian : 1 lặn
BÀI GIẢI MẪU
Bài 1: Ở lúa, hạt tròn là trội so với hạt dài. Hãy xác định kết quả lai ở F1 nếu cho cây hạt tròn lai với cây
hạt dài.
Giải:
- Quy ước gen: gen A quy định hạt tròn
Gen a quy định hạt dài
- Xác định KG P:
Cây hạt tròn có thể có KG là AA hoặc Aa
Cây hạt dài có KG là aa
Kết quả cây lai F1 được xác định qua 2 TH sau: P :AA x aa hoặc P: Aa x aa
- Viết SĐL:
TH1: P: AA x aa
GP: A a
KGF1: Aa
KHF1: Đồng tính hạt tròn
TH2: P: Aa x aa
GP: 1A: 1a a
KGF1: 1Aa: 1aa
KHF1: 1 tròn : 1dài
Bài 2: Cho đậu thân cao lai với đậu thân thấp, F
1
thu được toàn đậu thân cao. Cho F
1
tự thụ phấn xác định
kiểu gen và kiểu hình ở F
1
và F

2
.
Giải: Vì thân cao xuất hiện ngay ở F
1
nên thân cao là tính trạng trội so với thân thấp
=> Quy ước: Gen A quy định thân cao; Gen a quy định thân thấp
Vì P là căp tính trạng tương phản mà F
1
toàn thân cao nên P thuần chủng
=> KG của P là: Thân cao thuần chủng: AA

Thân thấp thuần chủng: aa
Ta có SĐL: P: AA x aa
GP: A a
KGF
1
: Aa
KHF
1
: Đồng tính thân cao
F1: Aa x Aa
GF1: 1A:1a

1A:1a
KGF
2
: 1AA: 2Aa:1aa
KHF
2
: 3 thân cao: 1 thân thấp

Bài 3: Ở người gen A quy định mắt đen trội hoàn toàn so với gen a quy định mắt xanh. Mẹ và bố phải có
KG và KH ntn để con sinh ra có người mắt đen, có người mắt xanh.
Giải: - Người con mắt xanh KG aa là kết quả của sự tổ hợp giữa 1 gt ♀a và 1 gt ♂a => cả bố và mẹ đều
sinh gt a.
- Để sinh ra người con mắt đen (A-) thì ít nhất một cơ thể bố hoặc mẹ phải cho 1 gt A => P chắc chắn phải
có ít nhất 1 người có KG Aa, người còn lại có thể có KG Aa hoặc aa.
Vậy, có 2 trường hợp xảy ra: P: Aa (mắt đen) x Aa (mắt đen)
Hoặc P: Aa (mắt đen) x aa (mắt xanh).
- Viết SDL
TH1: P: Aa x Aa
GP: 1A: 1a 1A: 1a
KGF1: 1AA: 2Aa: 1aa
KHF1: 3 đen : 1 xanh
TH2: P: Aa x aa
GP: 1A: 1a a
KGF1: 1Aa: 1aa
KHF1: 1 đen : 1 xanh
Bài 4: Ở một loài thực vật, nếu giao phấn giữa bố và mẹ có hoa vàng và hoa trắng với nhau thì đời con
tiếp theo đều đồng loạt hoa vàng. Người ta thực hiện phép lai giữa các cây có màu hoa vàng với nhau. Xác
định kết quả lai ở thế hệ F1.
Giải: Theo bài ra,khi giao phấn giữa cây hoa vàng với cây hoa trắng thì đời con đều có hoa vàng => Bố
mẹ mang cặp tính trạng tương phản, con lai đồng tính => Tính trạng màu vàng là tính trạng trội so với tính
trạng màu trắng.
Quy ước: Gen A quy định hoa vàng. Gen a quy đinh hoa trắng
Trong phép lai giữa bố mẹ có KH hoa vàng, có thể có KG AA hoặc Aa.
Vậy có thể xảy ra các TH lai sau: P: AA x AA; P: AA x Aa; P: Aa x Aa.
- Viết SĐL
P: AA x AA
GP: A A
KGF1: Aa

KHF1: Đồng tính hoa vàng
P: AA x Aa
GP: A 1A: 1a
KGF1: 1AA: 1Aa
KHF1: Đồng tính hoa vàng
P: Aa x Aa
GP: 1A: 1a 1A: 1a
KGF1: 1AA: 2Aa: 1aa
KHF1: 3 vàng : 1 xanh
Bài 5: Ở ruồi giấm, gen quy định màu thân nằm trên NST thường và thân xám trội hoàn toàn so với thân
đen.
Giao phối giữa các ruồi thân xám thì đời con xuất hiện ruồi thân đen. Hãy xác định KG của các ruồi P và
lập SĐL.
Giải: Gen A quy định thân xám. Gen a quy định thân đen
Ruồi thân đen có KG aa. KG này là kết quả của sự tổ hợp giữa 1 giao tử a có nguồn gốc từ bố và 1 giao tử
a có nguồn gốc từ mẹ => cả bố và mẹ đều sinh giao tử a
Mặt khác, theo đề bài các ruồi bố, mẹ đều có thân xám (A-), tạo được giao tử a nên có KG Aa
Ta có SĐL: P: Aa x Aa
GP: 1A: 1a 1A: 1a
KGF1: 1AA: 2Aa: 1aa
KHF1: 3 thân xám : 1 thân đen
LUYỆN TẬP
BÀI 1: Ở cà chua, màu quả đỏ là trội hoàn toàn so với màu quả vàng.
a. Khi lai hai giống cà chua thuần chủng quả đỏ và quả vàng với nhau thì kết quả ở F1 và F2 thế nào?
b. Bằng cách nào để xác định được KG của cây quả đỏ ở F2
c. Cho thụ phấn ngẫu nhiên giữa các cây quả đỏ với nhau thì có những trường hợp nà xảy ra? Xác định tỉ
lệ KG và KH ở đời con.
d. Lai hai thứ cà chua quả đỏ với nhau, thế hệ con lai xuất hiện một số cây quả vàng thì KG của cây quả
đỏ đem lai ntn?
Bài 2: Ở ruồi giấm, gen B quy định cánh bình thường, gen b quy định cánh ngắn.

a. Cho giao phối giữa một con ruồi giấm ♀cánh bình thường với ruồi giấm ♂ cánh ngắn thu được F1 đồng
loạt cánh bình thường. Cho các cá thể F1 giao phối ngẫu nhiên thì tỉ lệ KG, KH F
2
ntn?
b. Cho giao phối giữa một ruồi giấm ♂ cánh bình thường với một ruồi giấm ♀ cánh ngắn thu được
thế hệ lai F
1
50% cánh bình thường: 50% cánh ngắn. Giải thích kết quả lai trên
Bài 3: Khi cho hai dòng chuột thần chủng lông xám và lông trắng lai với nhau được F1 toàn lông xám.
Cho F1 tiếp tục giao phối với nhau, được F2 có 32 con lông xám, 10 con lông trắng.
a. Giải thích và viết SĐL từ P  F2.
b. Cho chuột F1 giao phối với chuột lông trắng thì kết quả của phép lai ntn?
Cho biết màu lông do một gen quy định.
Bài 4: Ở một loài thực vật cho biết hạt tròn là trội so với hạt dài. Hãy xác định kết quả ở cây lai F
1
nếu
cho cây hạt tròn giao phấn với hạt dài.
Bài 5: Ở một loài, quả tròn là tính trạng trội không hoàn toàn so với quả dài. Tính trạng trung gian là quả
bầu dục.
a. Cho cây quả tròn giao phấn vói cây quả dài. Hãy lập SĐL từ P  F
2
.
b. Nếu cho F1 nói trên lai phân tích thì kết quả lai sẽ ntn?
Bài 6: ở chuột, tính trạng đuôi cong là trội so với chuột đuôi thẳng.
a. Chuột đuôi cong giao phối với chuột đuôi thẳng, thì kết quả KG, KH F
1
sẽ ntn?
b. Cho chuột đuôi cong F
1
giao phối với nhau. Xác định con lai F2

c. Cho một cặp chuột bố, mẹ lai với nhau, chuột con F
1
có 50% số chuột đuôi cong và 50% số chuột
đuôi thẳng. Xác định KG, KH của chuột bố mẹ và con lai thế hệ F
1
Bài 7: Một người làm vườn lấy cà chua quả đỏ thụ phấn cho cà chua quả đỏ để mong được giống cà chua
quả đỏ thuần chủng nhưng kết quả thu được cả cà chua quả đỏ lẫn cà chua quả vàng. Giải thích tại sao có
hiện tượng trên và xác định KG của cây bố, mẹ và các con. Tính tỉ lệ cà chua quả đỏ thuần chủng thu
được từ phép lai trên.
Bài 8: Trong một phép lai giữa một cặp ruồi giấm, người ta thu được con lai có 84 con cánh dài, 27 con
cánh ngắn. Xác định KG,KH của cặp bố mẹ đem lai và lập SĐL.
Bài 9: Người ta thực hiện 3 phép lai sau:
1. P: Đậu thân cao x đậu thân cao thu được F
1
.
2. P: Đậu thân cao x đậu thân thấp thu được 120 cây đều thân cao.
3. Đậu thân cao x đậu thân thấp thu được F
1
69 cây thân cao và 24 cây thân thấp. Hãy biện luận và
viết SĐL các trường hợp nói trên.
Bài 10: Ở người tóc xoăn là trội so với tóc thẳng.
a. Một gia đình có mẹ tóc thẳng sinh được một con gái tóc xoăn. Xác định KG, KH của bố và lập SĐL.
b. Người con gái tóc xoăn nói trên lấy chồng tóc xoăn thì xác suất để sinh con gái tóc thẳng là bao nhiêu
%.
Bài 11: Xét các phép lai sau:
1. Bố x mẹ  F1: 280 hạt dài và 92 hạt tròn;
2. Bố hạt tròn x mẹ ?  F1: 175 hạt tròn và 175 hạt dài.
3. Bố ? x mẹ hạt dài  F1: đồng loạt hạt tròn. Xác định KG, KH của P và lập SĐL cho các TH trên.
Bài 12: Ở lúa, Tính trạng hạt chín sớm là trội hoàn toàn so với hạt chín muộn.
a. Làm cách nào để biết được cây lúa có hạt chín sớm là thuần chủng? Hãy giải thích

b. Lập SDL từ P  F2 Khi cho cây lúa thuần chủng chín sớm giao phấn với cây lúa chín muộn.
Bài 13: Ở bí, tính trạng quả tròn là trội so với quả dài, quả bầu dục là tính trạng trung gian giữa 2 tính
trạng trên.
a. Lập quy ước gen và viết KG tương ứng với mỗi KH
b. Nếu cho lai ngẫu nhiên giữa các cây mang KG nói trên. Hãy lập SĐL có thể có.
Bài 14: Ở cà chua, quả đỏ là tính trạng trội so với quả vàng. Dưới đây là kết quả một số phép lai:
Kiểu hình P
Kết quả lai ở F1
Quả đỏ Quả vàng
a. quả đỏ x quả vàng 210 cây 0 cây
b. Quả đỏ x quả đỏ 250 cây 0 cây
c. Quả đỏ x quả đỏ 210 cây 71 cây
Bài 15:
Cho giao phấn giữa cây bắp thân cao với cây bắp thân thấp thu được F1 đều có thân thấp.
a. Giải thích kết quả và lập SĐL của P
b. Cho các cây F1 nói trên tiếp tục lai với nhau thì kết quả ở F2 sẽ ntn?
c. Nếu cho F1 nói trên lai phân tích thì SĐL được viết ntn?
Bài 16: Cho các cây F
1
giao phấn với nhau, người ta thu 456 cây hạt đen,150 cây hạt nâu.
a. Hãy dựa vào một định luật di truyền của Men đen để xác định tính trội, lặn và lập quy ước gen.
b. Lập SĐL giao phấn của F
1
c. Suy ra cặp P đã lai tạo ra các cây nói trên và lập SĐ minh họa.
Bài 17: Ở một loài côn trùng, tính trạng mắt đen trội so với mắt nâu. Gen quy định tính trạng màu mắt
nằm trên NST thường. Khi giao phối giữa cá thể mắt đen vố cá thể mắt nâu được F1 đều có mắt xám.
a. Hãy nêu đặc điểm di truyền của tính trạng màu mắt nói trên và lập SĐL
b. Cho một các thể mắt đen giao phối với cá thể khác thu được 50% mắt đen: 50% mắt xám. Hãy biện
luận và viết SĐL
c. Cho một các thể mắt nâu giao phối với cá thể khác thu được 50% mắt nâu : 50% mắt xám. Hãy biện

luận và viết SĐL
Bài 18: Ở ruồi giấm, gen V quy định cánh dài trội hoàn toàn so với gen v quy định cánh ngắn. Gen nằm
tren NST thường. Dưới đây là bảng thống kê của một số phép lai.
STT
Kiểu gen của P
Kết quả ở F1
Bố Mẹ
1 VV Chưa biết 250 cá thể đều cánh dài
2 Chưa biết vv 150 cánh dài và 148 cánh ngắn
3 Chưa biết Chưa biết 360 cánh dài và 120 cánh ngắn
Hãy giải thích và lập SĐL cho mỗi phép lai nói trên.
Bài 19: Ở chuột, tính trạng màu lông do gen nằm trên NST thường quy định. Lông xám trội hoàn toàn so
với lông đen.
Cho một chuột đực giao phối với hai chuột cái khác nhau, thu được tổng số tổ hợp giao tử tạo ra từ 2 phép
lai la 6. Biết số loại giao tử của cá thể cái thứ nhất nhiều hơn số loại giao tử cái thứ hai. Biện luận để xác
định KG, KH của mỗi cá thể nói trên. Lập SĐL cho mỗi phép lai.
Bài 20: Lai giữa hai cây P về một cặp tính trạng, thu được các cây F
1
đều giống nhau. Tiếp tục cho F
1
giao
phấn, F
2
thu được 4 tổ hợp.
a. Hãy biện luận để xác định đặc điểm về KG của P và F
1
b. Tự nêu ví dụ và lập SĐL từ P đến F
2
cho mỗi trường hợp sau:
- F2 có 2 KH

- F2 có 3 KH
Bài 21: Ở người, tính trạng tầm vóc thấp trội hoàn toàn so với tầm vóc cao. Gen nằm trên NST thường
quy định.
a. Trong 1 gia đình, mẹ có tầm vóc cao sinh được đứa con gái có tầm vóc thấp. Hãy giải thích và viết
SĐL.
b. Trong 1 gia đình khác, mẹ có tầm vóc thấp sinh được đứa con trai có tầm vóc cao. Hãy giải thích và
viết SĐL.
Bài 22: Ở cà chua, người ta chú ý đến 2 tính trạng quả tròn và quả dài. Có 3 nhóm HS tiến hành thí
nghiệm trên cùng một giống cà chua
1. Nhóm thứ nhất, Cho 2 cây cà chua thụ phấn với nhau thu được F
1
đồng loạt giống nhau. Tiếp tục cho F
1
thự thụ phấn thu được F
2
có 452 cây có quả tròn và 151 cây có quả dài.
2. Nhóm thứ hai, cho các cây cà chua dạng quả tròn lai với nhau thu được các cây F
1
.
3. Ở nhóm thứ 3, do sơ suất trong lúc thống kê, người ta chỉ còn nhớ KG của cây bố là dị hợp tử và KH
của các cây con đều có dạng quả tròn. Biện luận và lập lại SĐL cho 3 nhóm TN trên.
Bài 23: Ở người, thuận tay phải là tính trạng trội so với thuận tay trái.
a. Hãy xác định KG và KH các con của những cặp vợ chồng thuận tay phải.
b. Người đàn ông thuận tay trái muốn chắc chắn có đứa con thuận tay phải thì phải cưới vợ có KG và KH
ntn ?
c. Bố và mẹ đều thuận tay phải mà đứa con thuận tay trái. Nếu họ thắc mắc thì phải giải thích cho họ như
thế nào?
Bài 24: Ở ruồi giấm, tính trạng lông mềm là trội so với tính trạng lông cứng. Hãy xác định KG và lập
SĐL trong các trường hợp sau:
1. P: Ruồi giấm thuần chủng lông mềm lai với ruồi giấm thuần chủng lông cứng

2. P: Ruồi giấm lông mềm lai với ruồi giấm lông mềm
3.
P: Ruồi giấm lông mềm lai với ruồi giấm lông cứng  F
1
:50%lông mềm:50%lông cứng
4. P: đều là ruồi lông mềm. F1 cho tỷ lệ 3 ruồi lông mềm: 1 ruồi lông cứng.
Bài 25: Ở người, tóc thẳng là trội hoàn toàn so với tóc quăn.
a. Người đàn ông thứ nhất tóc quăn phải chọn người vợ thế nào để đảm bảo chắc chắn con sinh ra không
có người nào tóc quăn?
b. Người đàn ông thứ 2 có tóc thẳng muốn sinh được con có tóc quăn. Hãy xác định xem trong điều kiện
nào thì người đàn ông này đạt được mong muốn.
Biện luận và lập SĐL cho các trường hợp trên.
Bài 26: Sự di truyền nhóm máu A. B. AB và O do 3 gen chi phối I
A
;I
B
;I
O
. Nhóm máu được quy định bởi
các kiểu gen tương ứng như sau:
Nhóm máu Kiểu gen
A I
A
I
A
hoặc I
A
I
O
B I

B
I
B
hoặc I
B
I
O
AB I
A
I
B
O I
o
I
O
a. Lập SĐL và xác định KG,KH của các con trong các trường hợp sau:
+ Bố nhóm máu A, mẹ nhóm máu O
+ Bố nhóm máu AB, mẹ nhóm máu B dị hợp tử.
b. Người có nhóm máu AB có thể sinh được con có nhóm máu O được không? Vì sao?
c. Bố có nhóm máu A (hoặc nhóm máu B) có thể sinh được con máu O được không ? Giải thích và nếu
được thì KG, KH của mẹ phải như thế nào?
Bài 27: Liên quan đến hệ thống nhóm máu A, B, O ở người có 4 KH: nhóm máu A, nhóm máu B, nhóm
máu AB, nhóm máu O. Biết rằng:
- Nhóm máu A do gen I
A
quy định
- Nhóm máu B do gen I
B
quy định
- Nhóm máu O tương ứng với KG I

O
I
O
- Nhóm máu AB tương ứng với KG I
A
I
B
Gen I
A
và gen I
B
là trội hoàn toàn so với I
O

a. Trong một quần thể người có bao nhiêu KG quy định về nhóm máu.
b. Trong một gia đình, chồng có nhóm máu AB, mẹ có nhóm máu O thì con có nhóm máu như thế
nào?
c. Trong một gia đình đông con có đủ 4 KH nhóm máu A,B,O,AB thì bố mẹ phải có KG, KH như thế
nào
d. Có bao nhiêu KG đồng hợp, dị hợp về cả 3 tính trạng trên.
e. Có 2 anh em đồng sinh cùng trứng kết hôn với 2 chị em đồng sinh cùng trứng thì con của họ sinh ra
có hoàn toàn giống nhau không? Vì sao?
Bài 28: Ở đậu, hạt nâu (B) là trội hoàn toàn so với hạt trắng (b).
a. Xác định KG của P và F
1
trong các trường hợp sau:
+ Hạt nâu x hạt trắng  F1 300 hạt nâu
+ Hạt nâu x hạt nâu  F1 400 hạt nâu
b. Hạt nâu x hạt nâu  F1: 601 hạt nâu; 199 hạt trắng
c. Hạt nâu x hạt trắng  F1:452 hạt nâu; 453 hạt trắng

Bài 29: Đem lai hai giống hoa thuần chủng của cùng một loài thu được F1 100% cá thể có màu hoa hồng.
Tiếp tục cho F1 giao phối với nhau thu được F2 với tỉ lệ: 148 cây hoa màu đỏ: 300 cây hoa hồng : 152 cây
hoa trắng.
a. Nếu biết màu sắc cánh hoa do 1 cặp alen quy định. Biện luận và viết SĐL.
b. Nếu ngay ở F1 đã có sự phân li theo tỷ lệ 1hoongf: 1 trắng thì KG và KH của bố mẹ phải thế nào?
Bài 30: Ở bò, tính trạng không sứng là trội hoàn toàn so với tính trạng co sừng.
a. Đem lai bò cái không sừng thuần chủng với bò đực có sừng thì KG,KH F
1
sẽ như thế nào?
b. Cho các cá thể F
1
giao phối trở lại với bò bố, mẹ thì KG,KH ở F1 sẽ như thế nào?
c. Cho bò cái không sừng l lần lượt giao phối với 3 con A,B,C:
- bò đực A có sừng  bê A1 có sừng
- Bò đực B không sừng  bê B1 có sừng
- Bò đực C có sừng  bê C1 không sừng
Xác định KG của các con bò cái không sừng, bò đực A,B,C và bê A1, B1, C1
Bài 31: Ở thỏ, tính trạng màu lông do gen nằm trên NST thường quy định và di truyền theo hiện tượng
trội hoàn toàn.
Thỏ đực (1) và thỏ cái (2) đều có lông nâu giao phối với nhau sinh được 2 thỏ con là số (3) là lông trắng
và số (4 lông nâu).
- Thỏ (3) lớn lên cho giao phối với thỏ lông nâu (5) đẻ được 1 thỏ lông nâu (6)
- Thỏ (4) lớn lên giao phối với thỏ lông trắng (7) để được một con thỏ lông trắng (8).
Hãy biện luận để xác định tính trội lặn và xác định KG của các con thỏ đã nêu.
Bài 32: Ở ruồi giấm, tính trạng đặc điểm của lông do gen nằm trên NST thường quy định. Lông mềm là
tính trạng trội hoàn toàn so với tính trạng lông cứng. Cho giao phối giữa 3 ruồi P thu được F
1
. Tiếp tục
cho F1 giao phối với nhau thấy xảy ta các trường hợp sau:
- TH1: F

1
: lông mềm x lông mềm  F
2
: 180 ruồi đều có lông mềm
- TH2: F
1
: lông mềm x lông cứng  F
2
: 190 ruồi đều có lông mềm
- TH3: F
1
: lông mềm x lông mềm  F
2
: 210 ruồi lông mềm và 72 ruồi lông cứng
a. Hãy giải thích kết quả và lập SĐl từ F1  F
2
cho mỗi TH trên.
b. Rút ra kết luận về KG, KH của P và lập SĐL minh họa.
Bài 33: Người có lông mi dài là trội so với lông mi ngắn và gen nằm trên NST thường.
a. Gia đình 1: sinh được con có đứa lông mi dài và có đứa lông mi ngắn.
b. Gia đình 2: mẹ có lông mi ngắn sinh được con có lông mi dài.
c. Gia đình 3: Mẹ có lông mi dài sinh được con có lông mi ngắn.
Bài 34: Ở đậu, hạt xám là trội so với hạt trắng. Dưới đây là KQ lai ở một số phép lai:
Kiểu hình P
Số cây F1
hạt xám hạt trắng
a. hạt xám x hạt trắng 68 70
b. hạt xám x hạt xám 345 116
c. hạt xám x hạt trắng 400 0
Hãy giải thích và lập SĐL cho mỗi phép lai trên

Bài 35: Người ta tiến hành lai các cây đậu tương với nhau thì xảy ra một số TH sau đây:
a. Một trong hai cây đậu P có một cây hạt nhăn, các cây F1 có cây cho hạt trơn, có cây cho hạt nhăn.
b. Hai cây bố mẹ lai với nhau, F1 gồm có 71 cây cho hạt trơn và 30 cây hạt nhăn
c. Một trong hai cây đậu P có cây hạt nhăn. Các cây con đồng loạt hạt trơn.
Giải thích và biện luận cho mỗi phép lai sau
Bài 36: Ở người, 3 gen I
A
, I
B
, I
O
là 3 alen quy định các nhóm máu A, B, O, AB. Gen I
A
, I
B
tương đương
nhau và đều trội hoàn toàn so với I
O
. Ông Bảy có nhóm máu A, vợ ông có nhóm máu O. Họ có 4 người
con, trong số này có một đứa con nuôi.
- Bé Hai và bé Ba đều có nhóm máu A
- Bé Tư có nhóm máu B, bé Năm có nhóm máu O.
- Hãy xác định đứa nào là con nuôi, đứa nào là con đẻ. Xác định KG của ông bà Bảy và các con.
Bài 37: Ở người hệ thống nhóm máu ABO do 3 alen I
A
= I
B
> I
O
còn hệ thống nhóm máu MN do 2 alen L

M
và L
N
quy định.(do đó: nhóm máu M có KG L
M
L
M
, nhóm máu N có KG L
N
L
N
, nhóm máu MN có KG
L
M
L
N
)
Có hai cặp vợ chồng cùng tranh chấp một đứa con nhóm O và cho đó là con đẻ của mình. Biết cặp thứ nhất có
nhóm máu O x O; cặp thứ 2 có nhóm máu O x A. Vậy phải giải quyết như thế nào?
Nấu theo nhóm máu MN, CẶp thứ nhất có nhóm M x MN, cặp thứ 2 có nhóm N x MN, còn đứa trẻ có
nhóm N.
Bài 38: Sự di truyền cá nhóm máu A, B, O, AB do các gen I
A
, I
B
, I
O
chi phối. Có hai anh em sinh đôi cùng
trứng (cùng kiểu di truyền) vợ người anh có nhóm máu A con cái của họ có nhóm máu A và AB. Vợ
người em có nhóm máu B, con cái họ có nhóm máu A,B,AB.

1. Xác định KG cảu 2 anh em, vợ người anh và vợ người em.
2. Xác định KG của những người con có nhóm máu A
3. Những người con có nhóm máu B nếu lấy vợ hoặc chồng có nhóm máu O thì con họ có nhóm máu
gì?
Bài 39: Trong nhà bảo sinh có một cặp vợ chồng có cùng nhóm máu A và một cặp vợ chồng khác có
nhóm máu AB và O. Hai đứa trẻ của họ có đứa nhóm máu A và đứa nhóm máu O. Xác định bố mẹ và con
của tường gia đình.
Bài 40: Một người đàn ông quả quyết đứa bé thứ ba có nhóm máu B không phải là con mình. Hai đứa con
đầu của ông có nhóm máu O và AB.
Cuộc thử nhóm máu MN cho biết ông ta thuộc nhóm máu M, vợ ông ta có nhóm máu MN và đứa trẻ thứ 3
nói trên có nhóm máu N. Hãy giải thích sự phủ nhận của ông ta đúng không?
Bài 41: Một nhà chăn nuôi nhận thấy có một nòi thỏ màu trắng điểm đen (thỏ lang) rất đẹp nên chọn nuôi.
Khi ông cho 1 đôi thỏ lang lai với nhau thì lứa thứ nhất thu được 3 thỏ lang trắng và một thỏ trắng.
1. Dựa vào kết quả trên, nhà chăn này kết luận là tính trạng lông trắng điểm đen là trội hoàn toàn so với
tính trạng lông trắng. Nhận định này đúng hay sai? tại sao?
2. Với ý định gây giống thỏ lang thuần chủng nhà chăn nuôi mua thêm 20 thỏ lang đem về giao phối với
con đực. Kết quả thu được gồm 55 thỏ đen, 99 thỏ lang, 52 thỏ trắng. Như vậy, ý định nhà chăn nuôi có
thể thực hiện được không? Tại sao?
3. Đối với thỏ màu đen và màu trắng, nhà chăn nuôi có thể gây giống thuần chủng được không? Tại sao?
Bài 42: Một nhà nông mua một ít lúa giống hạt dài, đem gieo chung mong được giống lúa hạt dài thuàn
chủng. Nhưng khi thu hoạch, ông được cả giống lúa hạt dài và hạt tròn.
1. Giải thích tại sao có hiện tượng trên
2. Với ý định loại lúa hạt tròn để có giống hạt dài thuần chủng thì nhà nông này phải tiến hành lai như
thế nào?
3. Một nhà nông khác ưa lúa hạt tròn thuần chủng. Hãy cho biết ông này gây giống lúa hạt tròn là dễ
hay khó? Tại sao?
Bài 43: Ở cà chua gen D quy định màu quả đỏ trội hoàn toàn so với quả vàng, gen d
1. Xác định sự phân tính về KG, KH ở F2 khi cho lai giống 2 cây cà chua thuần chủng : quả đỏ với quả
vàng
2. Khi cho giao phấn 1 cây quả đỏ thuộc F1 với cây x chưa rõ KG,KH:

Nếu F2 phân tính 3: 1
Nếu F2 phân tính 1: 1
Nếu F2 đồng tính

×