Tải bản đầy đủ (.ppt) (64 trang)

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC KẾT HỢP SỨC MẠNH DÂN TỘC VỚI SỨC MẠNH THỜI ĐẠI doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.82 MB, 64 trang )



Tháp Mười đẹp nhất bông sen
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ.

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI
ĐOÀN KẾT DÂN TỘC
KẾT HỢP SỨC MẠNH DÂN TỘC
VỚI SỨC MẠNH THỜI ĐẠI

Chủ tịch Hồ Chí Minh là con người Việt
Nam đẹp nhất, tiêu biểu cho phẩm chất đạo
đức, khí phách của dân tộc. Trong quá trình
lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh đã
để lại cho chúng ta tư tưởng ngoại giao mẫu
mực, mãi mãi soi sáng hoạt động của Đảng ta
và cho nhà nước ta. Tư tưởng về kết hợp sức
mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại là một vấn
đề cơ bản của cách mạng Việt Nam được Hồ
Chí Minh bàn đến toàn diện và sâu sắc. Đại
đoàn kết dân tộc là nội dung xuyên suốt trong
tư tưởng Hồ Chí Minh cũng như trong hoạt
động thực tiễn của Người.


a. Tinh thần yêu nước, nhân ái, tinh thần
cố kết cộng đồng dân tộc của dân tộc
Việt Nam, đại đoàn kết dân tộc .
b. Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin.
c. Tổng kết kinh nghiệm thành công và thất
bại của các phong trào yêu nước, phong


trào cách mạng Việt Nam và thế giới.

a. Tinh thần yêu nước, nhân ái, tinh thần cố kết cộng
đồng dân tộc của dân tộc Việt Nam, đại đoàn kết dân tộc
đã hình thành và củng cố trong lịch sử dựng nước và giữ
nước của dân tộc, tạo thành truyền thống bền vững thấm
sâu vào tư tưởng, tình cảm, tâm hồn của mỗi con người
Việt Nam.
Nhiễu điều phủ lấy giá gương…
Một cây làm chẳng nên non…
TRẬN THỦY CHIẾN RẠCH GẦM – XOÀI MÚT
KHỞI NGHĨA HAI BÀ TRƯNG

Truyền thống đoàn kết, nhân ái được phản ánh trong kho
tàng văn học dân gian, được các anh hùng trong lịch sử
nâng lên thành phép đánh giặc, trị nước.
Tập hợp bốn phương manh lệ,
Trên, dưới đồng lòng, cả nước chung sức,
Tướng, sỹ một lòng phụ tử,
Chở thuyền là dân, lật thuyền cũng là dân…
Đó là tư tưởng tập hợp lực lượng dân tộc của các nhà
yêu nước trong lịch sử.
HỘI NGHỊ DIÊN HỒNG

Hồ Chí Minh đã sớm kế thừa truyền thống yêu nước-nhân nghĩa-
đoàn kết của dân tộc. Người khẳng định “từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ
quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng
vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó
nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước…”. Hồ chí Minh còn
nhấn mạnh phải phát huy truyền thống ấy trong giai đoạn cách mạng

mới “phải giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần
yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu
nước, công việc kháng chiến”. Chủ nghĩa yêu nước, truyền thống đoàn
kết, cộng đồng của dân tộc Việt Nam là cơ sở đầu tiên, sâu xa cho sự
hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc.
PHONG TRÀO XÔ VIẾT- NGHỆ TĨNH

b. Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin: coi cách mạng là sự
nghiệp của quần chúng, nhân dân là người sáng tạo ra lịch
sử, giai cấp vô sản là lực lượng lãnh đạo cách mạng phải
trở thành giai cấp dân tộc.
Mác nêu khẩu hiệu “Vô sản toàn thế giới liên hiệp lại”.
Lênin làm cách mạng vô sản thành công ở nước Nga, lực
lượng công - nông là cơ sở để xây dựng lực lượng to lớn
của cách mạng, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, đại
đoàn kết quốc tế. Khẩu hiệu của Mác được mở rộng “Vô sản
toàn thế giới và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại”.
Chủ nghĩa Mác-Lênin là cơ sở lý luận quan trọng nhất
đối với quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại
đoàn kết dân tộc. Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác-Lênin
vì Người đã tìm thấy con đường giải phóng các dân tộc bị
áp bức khỏi ách nô lệ, tìm thấy sự cần thiết và con đường
tập hợp lực lượng cách mạng trong phạm vi từng nước và
trên phạm vi toàn thế giới.


Nổi dậy cướp ngục Bastille

CUỘC CÁCH MẠNG Ở TRUNG QUỐC


CUỘC CÁCH MẠNG THÁNG 10 NGA NĂM 1917


Thắng lợi của cách mạng tháng
mười Nga, Người đã tìm hiểu thấu đáo
con đường cách mạng tháng Mười, bài
học kinh nghiệm quý báu, đặc biệt là
bài học huy động lực lượng quần
chúng công – nông giành và giữ chính
quyền xô-viết non trẻ. Người cho rằng
đây là cuộc cách mạng đến nơi, đến
chốn. Đó là cơ sở thực tiễn cho việc
hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về
đại đoàn kết dân tộc.

Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến
lược, quyết định thành công của cách mạng.
Đại đoàn kết dân tộc là mục tiêu, là nhiệm vụ
hàng đầu của cách mạng.
Đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân.
Đại đoàn kết phải biến thành sức mạnh vật chất,
thành lực lượng vật chất có tổ chức thể hiện
khối đại đoàn kết dân tộc là Mặt trận dân tộc
thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc nhất quán,
xuyên suốt toàn bộ tiến trình cách mạng Việt Nam. Đó là chiến
lược tập hợp lực lượng nhằm hình thành sức mạnh to lớn của
dân tộc chống kẻ thù của dân tộc, của giai cấp. Do đó đoàn kết
trở thành vấn đề chiến lược lâu dài của cách mạng, nhân tố bảo

đảm cho thắng lợi của cách mạng, đại đoàn kết dân tộc phải là
vấn đề sống còn của cách mạng.
Hồ Chí Minh đã nêu:“Đoàn kết là sức mạnh, đoàn kết là
thắng lợi…, đoàn kết là then chốt của thành công”.“Đoàn kết, đoàn
kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”.
Hồ Chí Minh đi đến kết luận: Muốn được giải phóng, các
dân tộc bị áp bức và nhân dân lao động phải tự mình cứu lấy
mình bằng đấu tranh cách mạng, bằng cách mạng vô sản.
Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến
lược, quyết định thành công của cách mạng.

Tư tưởng đại đoàn kết dân tộc được quán triệt trong mọi
đường lối, chính sách của Đảng là lực lượng lãnh đạo duy nhất của
cách mạng Việt Nam. Trong lời kết thúc buổi ra mắt của Đảng Lao
động Việt Nam năm 1951, Hồ Chí Minh nêu mục đích của Đảng Lao
động Việt Nam gồm 8 chữ: “đoàn kết toàn dân, phụng sự tổ quốc”.
Như vậy, đại đoàn kết không đơn thuần là phương pháp tập
hợp lực lượng cách mạng, mà đó là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của
cách mạng. Vì vấn đề cơ bản của cách mạng suy cho cùng là phải có
bộ tham mưu đưa ra đường lối tập hợp sức mạnh toàn dân đánh giặc.

Đại đoàn kết dân tộc là mục tiêu, là nhiệm
vụ hàng đầu của cách mạng.
BỘ THAM MƯU

Vấn đề đại đoàn kết dân tộc phải xuất
phát từ đòi hỏi khách quan của cách mạng
do quần chúng tiến hành. Đại đoàn kết dân
tộc là một chính sách chứ không thể là một
thủ đoạn chính trị. Đảng phải có sứ mệnh

thức tỉnh, tập hợp, hướng dẫn, chuyển
những đòi hỏi khách quan, tự phát của quần
chúng thành hiện thực có tổ chức, thành
sức mạnh vô địch của cuộc đấu tranh vì độc
lập cho dân tộc, hạnh phúc cho nhân dân.
Hồ Chí Minh cho rằng yêu nước phải thể
hiện ở thương dân, không thương dân thì
không có tinh thần yêu nước.

BÁC HỒ TỚI THĂM CÁC CHÁU TRƯỜNG MẪU GIÁO
TỈNH THANH HÓA NGÀY 10/12/1961.
BÁC HỒ THĂM HTX TỈNH THÁI NGUYÊN
GẶT MÙA (1957)
Ở VIỆT BẮC, Bác Hồ thường đến thăm
gia đình đồng bào các dân tộc.
Gần gũi , hòa đồng với nhân dân

Tư tưởng đại đoàn kết toàn dân là đoàn kết với
tất cả nhân dân không phân biệt: dân tộc thiểu số hay
đa số, tín ngưỡng, già, trẻ, gái, trai, giàu, nghèo…
Đoàn kết với mỗi người dân cụ thể, với toàn thể đông
đảo quần chúng và cả hai đối tượng trên đều là chủ thể
của khối đại đoàn kết dân tộc.
Bác Hồ nêu “Ta đoàn kết là để đấu tranh thống
nhất và độc lập Tổ quốc, ta còn phải đoàn kết là để
xây dựng nước nhà. Vậy ai có tài, có đức, có sức, có
lòng phụng sự tổ quốc và phục vụ nhân dân thì ta
đều đoàn kết với họ”. Điểm chung để quy tụ khối đại
đoàn kết dân tộc là nền độc dân tộc, là cuộc sống ấm no,
hạnh phúc của nhân dân.

Đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân.

Bác Hồ thăm hỏi chiến sĩ
thi đua Phạm Thu Bồn bị
mù cả 2 mắt nhưng có
nhiều sáng kiến cải tiến
nông cụ.
Bác Hồ thử máy cấy cải
tiến do nông dân huyện
Thanh Trì tự sản xuất.

Đại đoàn kết dân tộc là nền tảng là gốc rễ là
nguồn sức mạnh vô địch, quyết định thắng lợi
của cách mạng Việt Nam. Trong khi tập hợp khối
đại đoàn kết thì “lực lượng chủ yếu của khối đại
đoàn kết dân tộc là liên minh công-nông, cho nên
liên minh công-nông là nền tảng của mặt trận dân tộc
thống nhất”. “đại đoàn kết trước hết là đoàn kết đại
đa số nhân dân, mà đa số nhân dân ta là công nhân,
nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác”.
Về sau Hồ Chí Minh mở rộng, “liên minh công-
nông và lao động trí óc làm nền tảng của khối đại
đoàn kết toàn dân”. “Trong bầu trời không có gì
quý bằng dân, trong thế giới không có gì mạnh
bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân”.

Cách mạng tháng 8

×