Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Bí quyết đầu tư của các tỷ phú ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.24 KB, 11 trang )

Bí quyết đầu tư của các tỷ phú

Nhìn vào danh sách những tỷ phú hàng đầu thế giới năm 2007 do
Tạp chí Forbes (Mỹ) công bố, chắn hẳn nhiều người sẽ đặt câu
hỏi: không biết họ làm thế nào để trong một ngày có thể làm ra
một số tiền mà có cả đời vất vả bạn cũng không kiếm được. Nếu
chịu khó nghiên cứu và tìm hiểu, bạn sẽ thấy câu trả lời rất đơn
giản. Chỉ có duy nhất hai cách để đạt được điều này: thứ nhất,
hãy gây dựng một công ty trở nên lớn mạnh, có giá trị hàng tỷ đô-
la hoặc thứ hai, hãy trở thành một nhà đầu tư thành công.

Quay trở lại bảng xếp hạng năm 2007, bạn có thể thấy top 5
không có sự thay đổi nhưng đang có cạnh tranh rất mạnh mẽ.
Trong 13 năm liên tiếp, tiếp tục duy trì ngôi vị là người giàu nhất
thế giới với tài sản ước tính 56 tỷ đô-la. Nhưng khoảng cách với
người ở vị trí thứ hai Warren Buffett, với tài sản trị giá 52 tỷ đô-la,
đang được thu hẹp dần. Nhà đầu tư người Mexico, Carlos Slim
đứng ở vị trí thứ ba với tài sản 49 tỷ đô-la, đã có một bước tiến
cực kỳ ấn tượng bằng việc tăng thêm 19 tỷ đô-la trong năm vừa
qua. Gia đình Kamprad (Thụy Điển), sáng lập ra chuỗi cửa hàng
nội thất IKEA đứng thứ tư với 33 tỷ đô-la. Theo sau ở vị trí thứ
năm là vua thép người Ấn Độ Lakshmi Mittal với 32 tỷ đô-la.

Trong năm người giàu nhất thế giới nói trên, hãy khoan nói về Bill
Gates và thử tìm hiểu hai người đứng ở vị trí thứ hai và thứ ba,
Warren Buffett và Carlos Slim, xem họ đã làm giàu như thế nào?

Chân dung của hai nhà tỷ phú Warren Buffett và Carlos Slim

Ngày nay, cái tên Warren Buffett đã trở nên quá nổi tiếng. Nhưng
chắc hẳn ít ai biết ông được xem là một nhà đầu tư giá trị luôn


bình thản trước mọi sự thổi phồng, cường điệu và kích động trên
thị trường. Ông không ngại ngần đầu tư vào các cổ phiếu được
xem là tẻ nhạt, xuống giá, thậm chí, đang ở trong tình thế xấu
nhất. Ngoài việc là chủ nhân của Tập đoàn Berkshire Hathaway,
hiện ông đang nắm giữ cổ phần lớn của Tạp chí Time, công ty
quảng cáo hàng đầu của Mỹ Ogilvy&Mathew, Công ty Interpublic,
Hãng nước ngọt Coca-Cola, American Express, Walt Disney và
Gillette… Đó là chưa kể tới một số công ty nho nhỏ cỡ Geico hay
General Re… Và rất có thể vào một ngày nào đó, trong một tình
huống đặc biệt, biết đâu ông còn mua cả những hãng sản xuất đồ
lót?

Những công ty và tập đoàn lớn do ông sở hữu và nắm giữ cổ
phần, đã vẽ nên bức chân dung về ông, khó có thể đếm hết.

Với Carlos Slim, cách mà ông vươn lên vị trí thứ ba trong bảng
xếp hạng này lại có phần hơi khác. Carlos Slim không chỉ đáng
chú ý vì khối lượng tài sản ước tính lên tới 49 tỷ đô-la, mà còn vì
ông là người đứng đầu danh sách 10 tỷ phú kiếm tiền nhiều nhất
trong năm. Carlos Slim là “ông trùm” trong lĩnh vực truyền thông.
Không thỏa mãn với vị trí là nhà cung cấp các dịch vụ truyền
thông lớn nhất Mexico, chủ hãng Telefonos de Mexico (Telmex)
này còn có tham vọng mở rộng chi nhánh ra nhiều nước khác
trên thế giới, mà trước hết là thị trường châu Mỹ La-tinh. Năm
2003, Carlos Slim đã mua đứt tập đoàn điện thoại di động Bell
South Sao Paulo của Brazil, đồng thời cũng đang nắm cổ phần
chi phối tập đoàn viễn thông lớn nhất của Brazil là Embratel
Participa. Tập đoàn viễn thông Mỹ MCI đã phải bán số cổ phần
mà MCI đang nắm giữ cho Telmex sau khi tập đoàn viễn thông
của Carlos Slim thắng trong một đợt đấu thầu công khai.


Có thể nói tin học, viễn thông là hai lĩnh vực mà Carlos Slim dành
nhiều công sức để đầu tư vào nhất và chúng cũng đem lại cho
ông những kết quả mỹ mãn. Nếu nhiều người gọi Warren Buffett
là người đàn ông có phép lạ với các đồng đô-la, thì Carlos Slim là
huyền thoại về người “động vào cái gì, cái đó biến thành vàng”.

Cách họ làm giàu

Hai người đàn ông này đã “giăng lưới” như thế nào mà có thể
kiếm được nhiều tiền đến vậy, ngay cả trong những lĩnh vực mà
trước họ chẳng ai nhìn thấy tiền đồ phát triển.

Họ đã làm được điều đó bằng hai nguyên tắc đơn giản sau đây:

1. Mua những công ty khi giá của nó rẻ.

2. Tập trung vào các hoạt động kinh doanh có tiềm năng phát
triển.

Buffett đã tạo ra một khối lượng của cải đáng kể khi ông mua lại
5% tổng số cổ phiếu của hãng American Express khi hãng này
đang rơi vào tình trạng nợ nần. Trong bức tranh tranh tối trang
sáng của thị trường vào năm 1964, ông đã mua cổ phiếu của
hãng này với giá rẻ bất ngờ. Ông nhận ra rằng đây vẫn là một
công ty có thương hiệu mạnh và có cơ hội làm ra tiền. Khi ông
mua, giá mỗi cổ phiếu chỉ có 35 đô-la, nhưng chỉ năm năm sau,
giá của chúng đã lên đến 189 đô-la.

Còn đối với Slim, cơ hội lớn đầu tiên đã đến với ông vào thời kỳ

khủng hoảng kinh tế diễn ra năm 1982 tại Mexico. Khi đó, các
nhà đầu tư nước ngoài tại nước này tìm cách chạy trốn khỏi đây
vì hoảng sợ. Slim đã nhận định rằng: “Giá trị thấp của rất nhiều
công ty tại thời điểm này là bất hợp lý”. Ông đã tìm cách mua
những công ty được rao bán với giá rất rẻ lúc đó và thu về không
biết bao nhiêu lợi nhuận.

Đến năm 1990, Carlos Slim cũng mới chỉ được biết đến ở Mexico
là chính. Chỉ đến khi trở thành ông chủ của Tập đoàn viễn thông
Telmex lớn nhất châu Mỹ La-tinh thì thế giới mới giật mình vì
Mexico cũng có một đại gia kinh doanh. Cơ hội đến với ông khi
Nhà nước Mexico quyết định tư nhân hóa công ty điện thoại và
viễn thông quốc gia. Chẳng phải là một chuyên gia kỹ thuật,
nhưng Carlos Slim táo bạo đến liều lĩnh, bỏ hết tiền vốn của mình
để lao vào đấu thầu. Cuối cùng, với 1,7 tỷ đô-la, ông đã mua gần
như toàn bộ cổ phiếu của tập đoàn này. Giá khi đó của một cổ
phiếu của Telmex có 0,8 cent. Còn bây giờ giá của chúng trên thị
trường chứng khoán đã tăng gấp 45-50 lần so với thời điểm đó.

Nếu nói về điểm chung của hai nhà tỷ phú Warren Buffett và
Carlos Slim, thì đó là cách tận dụng thời cơ và đi trước đón đầu.
Bill Gates, tỷ phú giầu nhất hành tinh cũng không nằm ngoài quy
luật ấy. Bạn hãy thử tìm hiểu cách làm giàu của Gates xem như
thế nào?

Sự nổi tiếng và giàu có của Bill Gates được gắn liền với sự sáng
lập ra hãng Microsoft. Nhưng nếu xem bản danh sách đầu tư
chứng khoán cá nhân của ông, bạn sẽ nhận thấy Bill Gates hiện
đang sở hữu Hãng đường sắt quốc gia Canada (Canadian
National Railway), Hãng Republic Services và Hãng Otter Tail.

Trong ba công ty nói trên, điều đáng ngạc nhiên là Canadian
National Railway kinh doanh trong lĩnh vực đường sắt, một ngành
công nghiệp nặng, khác hẳn với lĩnh vực công nghệ thông tin và
phần mềm mà ông đã theo đuổi. Hai hãng còn lại, một là nhà
chuyên thu thập rác bẩn và thứ hai là nhà cung cấp dịch vụ điện
công cộng, đồng thời sản xuất các ống nhựa. Nếu chỉ nhìn vào
ba công ty này, thì hiển nhiên Bill Gates cũng được xem là nhà
đầu tư vào các cổ phiếu mà ít người chú ý tới, vì cho đó là những
cổ phiếu quá chán và tẻ nhạt.

Tựu chung lại, thì cả ba người giàu nhất trong bản danh sách do
Tạp chí Forbes công bố, từ Bill Gates cho đến Warren Buffett hay
Carlos Slim, đều là những nhà đầu tư giá trị. Lý do chung cho sự
lựa chọn đầu tư vào cổ phiếu là bởi vì họ hiểu rằng đầu tư giá trị
là sự đầu tư khôn ngoan, đồng thời lại đơn giản hơn tất thảy các
dạng đầu tư khác.

Song không phải ai quyết định đầu tư vào giá trị cũng thành công
như họ. Ngoài yếu tố thời cơ và vận may rủi, còn một điều mà ít
người có được, đó là năng khiếu và sự nhạy cảm trong kinh
doanh, cách nhìn thấy giá trị tiềm ẩn trong những cổ phiếu tưởng
chừng như rất bình thường, đặc biệt mỗi khi có sự biến động lớn
trên thị trường. Buffett và Slim đã có những “cú” đầu tư đặc biệt
thành công bằng cách mua những công ty, cổ phiếu vào thời
điểm mà chẳng ai dám mua.

Vậy thì bạn cũng có thể làm được điều này lắm chứ, hãy không
ngừng tìm kiếm và nắm bắt cơ hội bất ngờ khi nó đến với bạn.


×