Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Vịnh khoa thi huong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.51 KB, 3 trang )

Giáo án 11 - Cơ bản Đỗ Viết Cường
Tiết theo PPCT: 11
VỊNH KHOA THI HƯƠNG
Trần Tế Xương
Ngày soạn: 28.08.09
Ngày giảng:
Lớp giảng: 11A 11C 11E 11K
Sĩ số:
A. Mục tiêu bài học
Qua giờ giảng, nhằm giúp HS:
1. Thấy được một phần cảnh tình đất nước: sự nhốn nháo, ô hợp, áp đảo của
ngoại bang qua khung cảnh trường thi thiếu tôn nghiêm và có phần lố bịch.
2. Thấy được tâm trạng: nỗi đau, nỗi nhục mất nước, căm ghét, khinh bỉ bọn thực
dân xâm lược, muốn thức tỉnh lương tri, tinh thần dân tộc ở mỗi người.
3. Nắm được sự kết hợp hài hoà bút pháp nghệ thuật trào phúng và bút pháp trữ
tình trong thơ Đường luật của Trần Tế Xương. Cách dùng từ ngữ, hình ảnh táo bạo,
tiếng cười sắc nhọn của TTX.
B. Phương tiện thực hiện
- SGK, SGV
- Giáo án
- Thiết kế bài giảng Ngữ văn
- Các tài liệu tham khảo khác
C. Cách thức tiến hành
- Đọc hiểu
- Đàm thoại phát vấn
- Thuyết trình
D. Tiến trình dạy học
1. Ổn định
2. GTBM
3. Tiến trình dạy học
Hoạt động của Thầy và trò Yêu cầu cần đạt


GV: gọi HS đọc tác phẩm -> xác định đề
tài, thể thơ và bố cục của tác phẩm?
HS: tiến hành đọc và trả lời câu hỏi
GV: nhận xét về giọng thơ ở 2 câu đầu?
HS trả lời GV chốt lại
I. Khái quát về tác phẩm
1. Đọc
2. Đề tài: thi cử
3. Thể thơ: thất ngôn bát cú Đường luật
II. Đọc hiểu
1. Hai câu đề
- Giọng thơ: mang tính tự sự, kể lại cuộc
1
Giáo án 11 - Cơ bản Đỗ Viết Cường
GV: kì thi có gì đặc biệt? Để lại cho em ấn
tượng gì?Qua đó nhận xét về kì thi?
HS suy nghĩ trả lời GV ghi bảng
GV: ở hai câu này xuất hiện những hình
ảnh nào? Tác giả miêu tả ra sao?
HS suy nghĩ trả lời
GV: ở 2 câu thơ này tác giả đã sử dụng
nghệ thuật gì? Tác dụng của nghệ thuật
đó?
HS trả lời GV ghi bảng
GV: ở hai câu này tác giả khắc hoạ những
hình ảnh nào?Cụ thể ra sao?
HS tìm hình ảnh
GV: khi miêu tả 2 hình ảnh này tác giả đã
sử dụng nghệ thuật gì?
thi năm Đinh Dậu theo thông lệ do nhà

nước mở: 3 năm một lần
- Điểm đặc biệt: trường Nam thi lẫn với
trường Hà - từ "lẫn": sự lẫn lộn, báo hiệu
điều gì thiếu nghiêm túc, ô hợp, láo nháo
trong thi cử.
-> Giới thiệu kì thi và tổ chức trường thi.
2. Hai câu thực
- Hình ảnh:
+ Sĩ tử: lôi thôi, vai đeo lọ -> luộm thuộm,
vất vả, bế tắc.
+ Quan trường: ậm oẹ, miệng thét loa -> ra
oai, nạt nộ nhưng đó là cai oai cố tạo, giả
vờ.
- Nghệ thuật:
+ Sử dụng từ lấy tượng thanh và tượng
hình (ậm ọe, lôi thôi)
+ Đối: lôi thôi sĩ tử > < ậm oẹ quan trường
+ Đảo ngữ
-> Hình dung cụ thể hình dáng, cử chỉ, lời
nói của sĩ tử và quan trường (nhấn mạnh
và tăng sức khái quát cho hình ảnh); phép
đối: thầy trò, quan quân sĩ tử cùng một
giuộc như nhau, láo nháo -> sự huyên náo,
lộn xộn của cảnh trường thi.
3. Hai câu luận
- Hình ảnh:
+ Quan sứ: công sứ Nam Định, được đón
tiếp trọng thể.
+ Mụ đầm: vợ quan sứ, ăn mặc diêm dúa,
điệu đàng

2
Giáo án 11 - Cơ bản Đỗ Viết Cường
HS: đối
GV: nhận xét của em về giọng thơ ở 2 câu
cuối?
HS suy nghĩ và phát biểu, GV chốt lại
GV: yêu cầu HS khái quát lại những nét
chính về nghệ thuật và nội dung của bài
thơ?
- Nghệ thuật: đối - lọng >< váy-> thái độ
châm biếm mạnh mẽ
4. Hai câu kết
- Giọng thơ: giọng trữ tình. Tác dụng: lay
gọi, thức tỉnh lương tri, lương tâm, lương
năng của sĩ tử.
II. Tổng kết
1. Nghệ thuật
- Kết hợp hài hoà giữa ngòi bút trào phúng
và trữ tình -> tiếng cười sắc nhọn và mạnh
mẽ.
2. Nội dung
- một phần hiện trạng mất nước và nỗi
nhục mất nước
- tấm lòng yêu nước của tác giả, căm ghét
bọn thực dân xâm lược, đau xót trước cảnh
tình đất nước, muốn thức tỉnh lương tri và
tinh thần dân tộc
4. Củng cố và dặn dò
- Nhắc lại kiến thức cơ bản
- Chuẩn bị soạn bài: Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân

3

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×