Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Một số sai lầm của các nhà đầu tư chứng khoán Việt Nam docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.68 KB, 8 trang )

Một số sai lầm của các nhà đầu tư
chứng khoán Việt Nam

Trong không khí nóng bỏng của TTCK Việt Nam, tôi xin mạn
phép trình bày một số sai lầm của các nhà đầu tư chứng khoán.
Cái này đúc kết từ kinh nghiệm và quan sát. Tôi viết bài này với
tất cả sự kính trọng các nhà đầu tư vì dám mạo hiểm đầu tư vào
một loại sản phẩm cao cấp, trên một thị trường có tính đặc thù
cao. Nhưng sự thật là sự thật, vì một thị trường lành mạnh và bền
vững, tôi sẽ rất trung thực.

1. Nghe hơi nồi chõ. Thông tin rất quan trọng trên thị trường,
nhưng vì thiếu hiểu biết, nhiều nhà đầu tư có xu hướng nghe


ngóng. Tin thì đủ loại, trên trời, dưới biển, vận hành, tài chính, tổ
chức Có điều chẳng mấy ai có khả năng kiểm định. Vì vậy, cái
sự nghe trở nên láng máng, truyền tai nhau hết sức nguy hiểm.

Thông thường, họ tìm một số nhân vật có khả năng "hót hay như
khướu" hoặc tìm một vài cán bộ môi giới-tư vấn của chính các
công ty chứng khoán. Cái này có mấy điểm hại sau:

* Không khách quan vì bản chất là xung đột lợi ích.
* Không đảm bảo chính xác vì có khi người nói cũng không biết
mình đang nói gì.
* Không có bộ lọc vì thế không thể biết cái vừa nhận được là

vàng hay thực tế là rác.
* Luôn luôn muộn, vì khi nghe được thì cũng rất nhiều người khác
đã nghe được.

2. Không có kỳ vọng đầu tư riêng. Nói giản dị là không biết mình
muốn gì, ngoài một nguyện vọng ngất trời cao là Lợi Nhuận.

Các nhà đầu tư nước ngoài chẳng hạn, họ biết rất chính xác điều
họ muốn, và vì phần lớn là các quỹ dạng Mutual Fund, nên các
chính sách của họ tương đối nhất quán, ổn định. Họ không nhảy
ra nhảy vào thị trường liên hồi, gây ra các chi phí giao dịch lớn
trong khi hiệu quả chưa đo đếm được.


Việc không đặt kỳ vọng đầu tư cho mình cũng có nghĩa là để ước
muốn trôi theo diễn biến thị trường. Ví dụ, lãi 20% trong vòng 3
tháng đã là tốt, nhưng vì ước muốn 40% trong vòng 4 tháng nên
kết cục có khi chỉ là không bán được cả "hàng" và chết tắc với số
tiền đầu tư.

Không có kỳ vọng còn liên quan tới một hiện tượng nữa là kỳ
vọng bị bóp méo hoặc chèn ép.

3. Tâm lý bầy đàn. Tôi đã cùng GS. André Farber chứng minh
bằng số liệu và mô hình thống kê toán rằng Hiệu ứng bầy đàn rất

mạnh ở Việt Nam, và theo số liệu của chúng tôi là mạnh nhất thế
giới. Hiệu ứng này đặc biệt mạnh khi giá thị trường tăng trong
một khoảng thời gian liên tiếp khá dài.

Hệ quả trực tiếp là người đầu tư từ bỏ cả kỳ vọng cá nhân, để
theo đuổi mức kỳ vọng của đám đông trên thị trường, khiến cho
khoảng cách chiến lược đầu tư tiến dần tới epsilon bé tí. Trong
khi đó, tính thanh khoản tạo ra do các Delta >> epsilon, và con
người có các xu hướng giao dịch trái chiều.

Hệ quả thứ hai, cũng trực tiếp, là tính thanh khoản giảm dần. Mà
tính thanh khoản chính là giá trị lớn nhất, duy nhất của TTCK

(chứ không phải theo quan niệm sai lầm chung là tính năng huy
động vốn đâu!) Khi tính thanh khoản trở nên "hàng hiếm" thị
trường biến thành Casino. Thực sự là Casino vì mọi người cho
rằng nó là cỗ máy kiếm tiền, xay ra tiền, nhào ra tiền, và đâu cũng
là tiền Chúng ta bằng sự nhìn nhận bình thường sẽ hiểu rằng
điều này quá sai lầm và hoàn toàn tự huyễn hoặc.

4. Quan tâm tới lợi nhuận nhưng không quan tâm tới bổ sung
kiến thức. Phần lớn nhà đầu tư chỉ quan tâm tới lợi nhuận, và
thuộc một bài vỡ lòng rằng đào bới được thông tin mật "rò rỉ" đâu
đó chính là cách làm giàu kiến thức. Điều này sai. Kiến thức khác
thông tin. Kiến thức là một bộ lọc thông tin có phương hướng, có

chủ đích và có phương pháp. Tôi dám cam đoan rằng việc chỉ
chăm chắm đào bới các thông tin vốn nhiều như rác không làm
các nhà đầu tư khôn ngoan hơn, có khi là tình tiết tăng nặng của
các vấn đề tồn tại ở trên.

Chính vì không bổ sung kiến thức, nên thị trường hỗn loạn trong
các dòng chảy thông tin. Mệt mỏi với thông tin càng khiến cho
người ta dễ từ bỏ các kỳ vọng cá nhân, để hào hứng đi theo sự
vẫy gọi của "hiệu ứng bầy đàn."

5. Tin rằng "mình khôn ngoan nhất". Họ cho rằng chỉ có họ mới là
khôn ngoan nhất, đó là biểu hiện của thiếu kiến thức. Chính vì

thiếu kiến thức, nhà đầu tư cũng không mấy khi quan tâm thực
sự tới các cách thức tính toán, quản trị và phân tán rủi ro của rổ
tài sản.

Ôi cái sự đời mới trớ trêu làm sao. Tôi sẽ xin lược trích một số ý
kiến sau này của GS. Farber một trong những chuyên gia tài
chính hàng đầu thế giới về hiện trạng mà 5 năm qua hầu như
chưa thay đổi gì.

Chúng tôi cũng đầu tư, cũng hoạt động, cũng cung cấp dịch vụ tài
chính với cả một đội ngũ cộng sự dày công chăm chỉ rèn
luyện chứ không ầm ờ, bát nháo đâu. Và vì thế, chúng tôi hiểu

thị trường nó không như phần lớn các nhà đầu tư nghĩ.

Nhiều người có thể không đồng tình, nhưng tôi đã nói từ trước là
sẽ rất trung thực, vì thế, sẵn sàng chấp nhận phản hồi khắc
nghiệt nhất của độc giả.

×