Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Phần lớn vợ không có tên trong sổ đỏ pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.13 KB, 7 trang )

Phần lớn vợ không có
tên trong sổ đỏ

Tổ chức Nghiên cứu phát
triển Action Aid Việt
Nam vừa công bố kết quả
khảo sát "Quyền tiếp cận
đất đai của phụ nữ nhìn
từ thực trạng cấp giấy
chứng nhận quyền sử
dụng đất". Kết quả cho
thấy chỉ có khoảng 3-5% số hộ gia đình được cấp "sổ
đỏ" có tên cả hai vợ chồng.
Cuộc khảo sát được tiến hành tại huyện Đà Bắc (Hòa
Bình), Tam Đường (Lai Châu), Ninh Phước (Ninh Thuận),
Mang Yang (Gia Lai), Cầu Ngang (Trà Vinh), Vũng Liêm
(Vĩnh Long).


Mất nhà vì thiếu hiểu biết
Điều 43 Nghị
định 181 hướng
dẫn thi hành Luật
Đất đai năm 2003
quy định phải ghi
tên cả vợ và
chồng khi bất
động sản là tài
sản chung của hai
vợ chồng, hoặc
trường hợp nhà


nước giao đất
nông nghiệp
không thu tiền sử
dụng đất. Trừ
trường hợp một
trong hai người là
người nước
Chị Nguyễn Thị Hằng, SN 1982,
thường trú tại xã Bình Lư, huyện Tam
Đường (Lai Châu). Năm 2000, chị kết
hôn và có một con gái 7 tuổi. Trong
thời gian chung sống, vợ chồng chị
được mẹ vợ cho một mảnh đất. Sau đó,
nghe theo lời khuyên của chồng, chị
Hằng bán mảnh đất trên lấy tiền mua
mảnh đất của bố mẹ chồng để ở.
Trong giấy chứng nhận quyền sử dụng mảnh đất mới này
không ghi tên chị mà ghi tên bố chồng. Năm 2007, chồng
chị Hằng nghiện hút nặng, chị đưa đơn ly hôn. Trước tòa,
bố chồng tuyên bố mảnh đất mà chị đang ở là của ông, vì
“sổ đỏ” mang tên ông.

Toà buộc chị Hằng phải giao trả lại mảnh đất, chị đành đi
thuê nhà để ở. Nghề nghiệp không ổn định, phải nuôi con
nhỏ nên cuộc sống rất khó khăn. Nghĩ lại chị mới thấy hối
hận vì đã không biết để chuyển tên chủ sở hữu mảnh đất
khi mua.
ngoài, hoặc
người Việt Nam
định cư ở nước

ngoài. Khi bất
động sản là tài
sản chung của cả
con cái thì chủ hộ
đại diện viết tên.
Cũng giống như trường hợp của chị Hằng, nhiều người dân
tại các địa phương khảo sát ít biết đến Luật Đất đai năm
2003, không hiểu về ý nghĩa của việc đứng tên quyền sở
hữu tài sản. Nhiều người được hỏi thậm chí còn tỏ ra ngạc
nhiên khi được nghe đất ở và đất canh tác mang tên vợ và
chồng.
Chị Đinh Thị Quyết, Trưởng trạm Khuyến nông – Khuyến
lâm huyện Đà Bắc, Hòa Bình cho biết: “Tôi chưa bao giờ
nghe nói đến giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên
2 người”. Chị Huynh, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Kon Chiêng,
huyện Mang Yang, Gia Lai tham gia các hoạt động phụ nữ
rất tích cực, nhưng khi hỏi về “sổ đỏ” có tên cả vợ và
chồng thì cũng không biết gì.
Chỉ có chồng là chủ hộ?
Người dân ở 6 tỉnh khảo sát chưa hiểu hoặc hiểu rất ít về
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên 2 người và
cho rằng gia đình có chồng đại diện là đủ. Chị Đinh Thị
Nga, 35 tuổi, thôn Quyết Chiến, xã Hào Lý, huyện Đà Bắc,
Hòa Bình cho biết: “Chúng tôi cứ tưởng chỉ có chồng là
chủ hộ mới được đứng tên trong “sổ đỏ” nên cũng không
dám hỏi”.
Kết quả khảo sát cho thấy, tỷ lệ “sổ đỏ” đứng tên cả hai vợ
chồng là rất thấp. Ở 2 xã Tu Lý, Hào Lý, huyện Đà Bắc,
Hòa Bình, tỉ lệ đất ở có “sổ đỏ” 2 tên chỉ chiếm 5,7%. Tỉ lệ
này ở các xã Bình Lư, Bản Bo, huyện Tam Đường, Lai

Châu là 3%. Còn ở Trà Vinh và Vĩnh Long là 3,1%.
Đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là
quyền lợi hợp pháp của phụ nữ. Kết quả khảo sát của tổ
chức ActionAid Việt Nam cho thấy do thiếu hiểu biết,
người phụ nữ không dám hỏi chồng về quyền chủ hộ gia
đình. Có trường hợp, phụ nữ nghĩ rằng việc đứng ngang tên
với chồng trong “sổ đỏ” là điều bất bình thường.
Ông Saroj Dash, Quyền Giám đốc Quốc gia ActionAid
Việt Nam cho rằng, ngoài hạn chế trong nhận thức của
người phụ nữ thì trong một số gia đình, người chồng chưa
tạo điều kiện để người vợ được có tên trong giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất. Đó là những ông chồng gia
trưởng, muốn một mình nắm giữ tài sản để tạo quyền uy
trong các quyết định. Nó cũng là minh chứng cho tình trạng
bất bình đẳng giới vốn đã diễn ra âm thầm nhưng dai dẳng
hiện nay.
Ông Saroj Dash khẳng định: “Phụ nữ là người sản xuất
nông nghiệp chủ yếu, nuôi sống cả gia đình. Song quyền
tiếp cận và sử dụng các công cụ, tư liệu sản xuất của họ vẫn
chưa được đảm bảo, thậm chí có khi còn bị xâm phạm. Một
trong những biện pháp để đảm bảo an ninh lương thực là
đảm bảo quyền tiếp cận và sử dụng đất đai thực sự cho phụ
nữ trên cơ sở pháp lý và trong thực tế”.
Kết quả khảo sát còn cho thấy, một nguyên nhân khác
khiến phụ nữ chưa hiểu biết đến quyền lợi của mình trong
việc sở hữu tài sản, đất đai là do chính quyền địa phương
không tuyên truyền cho họ hiểu. Một số cán bộ cấp huyện
khi được hỏi cho biết, họ chưa được cơ quan có thẩm
quyền cấp tỉnh hướng dẫn triển khai cụ thể về vấn đề này
để tuyên truyền cho người dân.


“Nếu vợ chồng mua nhà, đất trong thời kỳ hôn nhân, thì đó
là tài sản chung của 2 vợ chồng, kể cả chỉ có 1 người đứng
tên. Khi thực hiện các giao dịch mua bán, chuyển nhượng,
cầm cố vẫn phải có đầy đủ chữ ký của cả 2 vợ chồng.

Tài sản chỉ thuộc về riêng một người khi tài sản đó có được
trước lúc kết hôn, hoặc một người được thừa kế; tặng, cho
riêng cá nhân, thì phải có hợp đồng tặng, cho, di chúc chỉ
có tên một người và cam kết của người đó không nhập vào
tài sản chung”. Luật sư Lê Thu Hương (Văn phòng Luật sư
Thu Hương và cộng sự, phố Đội Nhân, Hà Nội)

×