Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Đề kiểm tra Văn 8 kì II

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.98 KB, 7 trang )

Họ và tên:
Lớp:
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT
Môn:Ngữ Văn 8
Tiết:113
Điểm Lời phê của thầy cô giáo
Đề bài
I.Trắc nghiệm
Câu 1:Nối tên tác phẩm ở cột A sao cho phù hợp với tên tác giả ở cột B và điền
kết quả vào cột C.
A B C
1.Quê hương. a.Lí Công Uẩn 1
2.Nhớ rừng. b.Tế Hanh 2
3.Chiếu dời đô c.Tố Hữu 3
4.Thuế máu. d.Thế Lữ 4
e.Nguyễn Ái Quốc
Câu2:Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng trong các câu
sau:
1.Trong bài thơ Nhớ rừng tác giả xây dựng hai cảnh tượng đối lập nhau có ý
nghĩa gì?
A.Để làm nổi bật hình ảnh con hổ.
B.Để gây ấn tượng đối với người đọc.
C.Để làm nổi bật tình cảnh và tâm trạng của con hổ.
D. Để thể hiện tình cảm của tác giả đối với con hổ.
2.Hình ảnh nào xuất hiện hai lần trong bài thơ Khi con tu hú?
A.Lúa chiêm. C.Khi con tu hú.
B.Trời xanh. D.Nắng đào.
3.Bài thơ Tức cảnh Pác Bó thuộc thể thơ gì?
A.Thất ngôn bát cú. C.Song thất lục bát.
B.Thất ngôn tứ tuyệt. D.Ngũ ngôn tứ tuyệt.
4.Ý nào nói đúng nhất tâm trạng của tác giả được thể hiện ở hai câu thơ cuối bài


thơ Đi đường?
A.Thanh thản,nhẹ nhàng,ung dung vì đã lên đến đỉnh cao nhất.
B.Sảng khoái vì đã thoát khỏi những nỗi nhọc nhằn trên đường đi.
C.Kiên hãnh vì đã được đứng trên tất cả mọi người.
5.Chiếu dời đô viết theo phương thức biểu đạt chính nào?
A.Tự sự C.Thuyết minh
B.Biểu cảm D.Lập luận
6.Trần Quốc Tuấn sáng tác Hịch tướng sĩ khi nào?
A.Trước khi quân Mông –Nguyên xâm lược nước ta lần thứ nhất (1257).
B. Trước khi quân Mông –Nguyên xâm lược nước ta lần thứ hai (1285).
C. Trước khi quân Mông –Nguyên xâm lược nước ta lần thứ ba (1287).
D. Sau chiến thắng quân Mông –Nguyên lần thứ hai.
7.Mục đích của “việc nhân nghĩa”thể hiện trong Bình Ngô đại cáo?
A.Nhân nghĩa là lối sống có đạo đức và giàu tình thương.
B. Nhân nghĩa là để yên dân,làm cho dân được ấm no.
C. Nhân nghĩa là trung quân,hết lòng phục vị vua.
D. Nhân nghĩa là duy trì mọi lễ giáo phong kiến.
8.Bản án chế độ thực dân Pháp được viết bằng tiếng gì?
A.Tiếng Trung. C.Tiếng Nga
B.Tiếng Việt. D.Tiếng Pháp
II.Tự luận
Câu 1:Qua tìm hiểu bài thơ Quê hương,em cảm nhận được những điều tốt đẹp
nào của sự sống và con người ở làng chài.
Câu 2:Cảm nghĩ của em về Bác Hồ qua bài thơ “Ngắm trăng” của Bác.
Đáp án+Biểu điểm
I.Trắc nghiệm
Câu 1:1đ Mỗi ý đúng được 0,25đ
1.b 2.d 3.a 4.e
Câu 2:2đ Mỗi ý đúng được 0,25đ
1.C 5.D

2.C 6.B
3.B 7.B
4.A 8.D
II.Tự luận
Câu 1:2đ
-Bức tranh tươi sáng,khỏe khoắn trong sự sống của làng chài
-Tấm lòng yêu quê trong sáng,đằm thắm của con người.
Câu 2:5đ
-Bác là người có tình yêu thiên nhiên đến say mê (dẫn chứng)
-Phong thái ung dung của Bác ngay cả trong cảnh ngục tù cực khổ tối tăm (dẫn
chứng)

Họ và tên: Lớp:8A
Điểm:
ĐỀ KIỂM TRA 1TIẾT
Môn:Ngữ Văn 8 (Tiếng Việt)
Tiết:130

Đề bài
I.Trắc nghiệm
Khoanh tròn vào chữ (Đ) ở câu trả lời đúng,chữ (S) ở câu trả lời sai.
1.Chức năng chính của câu ngi vấn là:
a.Dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói.
Đ S
b.Dùng để hỏi
Đ S
2.Để nhận biết câu cảm thán ta dựa vào:
a.những từ ngữ cảm thán có trong câu và kết thúc câu bằng dấu chấm than khi
viết.
Đ S

b.những từ phủ định có trong câu như:không,chưa,chẳng,
Đ S
II.Tự luận
Câu 1:Hành động nói trong các câu sau dùng để làm gì?
a.Ôi sức trẻ!
b.Bạn đi đâu đấy?
c.Tôi sẽ giúp bạn.
d.Một hôm,tôi đi ra đồng bẫy chim.
Câu 2:Đặt một câu cầu khiến và cho biết chức năng của câu đó.
Câu 3:Thế nào là vai xã hội?Vai xã hội được xác định bằng các quan hệ xã hội
nào?
Câu 4:Hãy viết một đoạn hội thoại ngắn,trong đó dùng câu phủ định miêu tả và
câu phủ định bác bỏ
Câu 5:Chỉ rõ cách sắp xếp trật tự từ trong câu sau.Cách sắp xếp trật tự đó dùng
để?
-Dưới bóng tre của ngàn xưa,thấp thoáng mái chùa cổ kính.
(Thép Mới)
Bài làm







Đáp án +Biểu điểm
I.Trắc ngghiệm (1đ)
Mỗi ý đúng được 0,25đ
1. a – S b – Đ
2. a – Đ b – S

II.Tự luận (9đ)
Câu 1:(2đ)Mỗi ý đúng được 0.5đ
Hành động nói trong các câu dùng để:
a.Bộc lộ cảm xúc
b.Hỏi
c.Hứa hẹn
d.Trình bày
Câu 2:(1đ):Học sinh đặt được câu cầu khiến và nêu được chức năng.
Câu 3:(1đ)
*Vai xã hội là vị trí của người tham gia hội thoại đối với người khác trong
cuộc thoại.
*Vai xã hội được xác định bằng các quan hệ xã hội:
-Quan hệ trrên –dưới hay ngang hàng (theo tuổi tác thứ bậc trong gia đình
và xã hội)
-Quan hệ thân –sơ (theo mức độ quen biết,thân tình)
Câu 4:(4đ)
-HS viết đoạn hội thoại ngắn trong đó sử dụng câu phủ định miêu tả và bác
bỏ.
Câu 5:(1đ)
-Các sắp xếp trật tự trong câu: “thấp thoáng”đảo lên trước CN
- Các sắp xếp trật tự đó dùng để nhấn mạnh đặc điểm,hình ảnh của sự vật.
Họ và tên:
Lớp:
ĐỀ KIỂM TRA TỔNG HỢP –HỌC KÌ II
Môn:Ngữ Văn 8
Điểm Lời phê của thầy cô giáo
Đề bài
Câu 1:Chép chính xác phần dịch thơ bài thơ “Ngắm trăng”của Hồ Chí Minh.
Câu 2:Qua đoạn trích “Nước Đại Việt ta”,em hiểu những điều sâu sắc nào về
nước Đại Việt ta.

Câu 3:Cho hai hành động nói sau:
a.Thế là Sọ Dừa đến nhà phú ông.
b.Đêm nay,đến phiên anh canh miếu thờ,ngặt vì cất dở mẻ rượu,em chịu khó đi
thay anh ,đến sáng thì về.
Hành động nào được dùng theo cách trực tiếp,hành động nào theo cách giám
tiếp.
Câu 4:Đặt một câu trong đó có sử dụng từ tượng thanh.
Câu 5:Hãy chỉ ra trong các câu sau đâu là câu nghi vấn,câu trần thuật,câu cảm
thán,câu cầu khiến.
a.Bạn đừng buồn nữa.
b.Tờ báo này bạn đã xem chưa ?
c.Hôm qua,tớ được đi xem phim “Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn”.
d.Ô hay!Mình cứ tưởng bạn đùa.
Câu 6:Đặt một câu phủ định.
Câu7:Câu nói của M.Gorki: “Hãy yêu sách,nó là nguồn kiến thức,chỉ có kiến
thức mới là con đường sống” gợi cho em suy nghĩ gì.

Đáp án +Biểu điểm
Câu 1(0,5đ):Học sinh chép chính xác bài thơ “Ngắm trăng” của Hồ Chí Minh.
Câu 2(2đ):
+Nước ta có nề độc lập lâu đời đáng tự hào.
+Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh là cuộc kháng chiến vì
dân,chính nghĩa.
Câu3 (0,5đ):Mỗi ý đúng 0,25đ
a.Trực tiếp
b.Giám tiếp
Câu 4(0,5đ)
HS đặt câu có sử dụng từ tượng thanh.
Câu 5(1đ)Mỗi ý đúng 0,25đ
a.Câu cầu khiến.

b.Câu nghi vấn.
c.Câu trần thuật.
d.Câu cảm thán.
Câu 6 (0,5đ)
HS đặt được câu phủ định
Câu 7(5đ)
*Mở bài 1đ:Nêu khái quát được ý nghĩa của sách và trich dẫn câu nói của
M.Gorki
*Thân bài 3đ:
-Ý nghĩa câu nói của M.Gorki:
+Giá trị của sách
+Sách và kiến thức là con đường sống.
-Đánh giá tác dụng của sách (Sách tốt,sách xấu)
-Thái độ của bản thân đối với sách.
*Kết bài 1đ:
-Khẳng định tác dụng của sách từ trước tới nay.
Lưu ý:HS chỉ được điểm tối đa khi hình thức đạt yêu cầu:Bố cục,diễn
đạt,trình bày,chữ viết.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×