Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tấm gương từ những lãnh đạo công tâm pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.57 KB, 6 trang )

Tấm gương từ những
lãnh đạo công tâm

Sự suy xét khách quan là rất khó đối với bất kỳ ai và càng khó hơn đối
với người lãnh đạo.

Nếu như sự kết bè kết phái trong một công ty là thói quen xấu thì sự
công tâm của một lãnh đạo lại là một đức tính đáng khen. Quyền lực
ngầm của những bè phái có thể khiến một công ty lớn sụp đổ. Còn sự
khách quan trong quản lý sẽ mãi mãi là giá trị trường tồn giúp công ty
tồn tại bền vững.


Tổng thống đầu tiên của Mỹ George Washington. Ảnh: Lib-art.

Nhưng một sự thật là để đạt được điều này là rất khó đối với bất kỳ vị
lãnh đạo nào. Vây đâu là những nguyên tắc để đạt đến nghệ thuật lãnh
đạo công tâm?

Nguyên tắc thứ nhất: Đừng đặt tất cả những quả trứng của bạn vào một
cái rổ. Là lãnh đạo, bạn nên tham gia vào một hoạt động mà không liên
quan đến công việc đang điều hành nhưng lại là niềm đam mê riêng.
Tuần trước, tôi có viết một bài viết nói về Tổng thống đầu tiên của Hoa
Kỳ George Washington và vị tướng nổi tiếng của La Mã Cincinnatus.
Cả hai con người này đều là những người tài giỏi và nổi tiếng trên toàn
thế giới. Họ được người đời biết đến như những nhà lãnh đạo tài ba
trong lĩnh vực chính trị và quân sự nhưng lại cùng có thú vui làm nông
nghiệp, và họ thực sự đam mê với việc này.

Sau cuộc chiến giành Ðộc Lập, George Washington trở lại Mount
Vernon Estate và dùng nhiều thời gian chăm sóc cho mảnh đất để theo


đuổi đam mê làm nông nghiệp của mình. Ông cho sửa sang lại ngôi nhà
và trang trại của mình ở đây. Trong khoảng thời gian từ năm 1789 đến
1797, Washington đã sống ở Mount Vernon 434 ngày. Trong thời gian
này, George Washington bắt đầu áp dụng khoa học vào nông nghiệp, bắt
đầu lưu trữ tất cả thông tin về sản phẩm cũng như lực lượng lao động.
Một trong những thành công của ông là xây dựng một nhà máy làm rượu
và trở thành một trong những nhà cung cấp rượu whiskey lớn nhất nước
Mỹ thời đó.

Tướng Cincinnatu. Ảnh: britannica

Nguyên tắc thứ hai: Với tất cả các bài học bạn học được trong quá trình
làm lãnh đạo, hãy phát triển nó và áp dụng vào chính cuộc sống của bạn.
Cincinnatus là một vị tướng đã trở thành biểu tượng cho đức hạnh và sự
chính trực của nền cộng hòa La Mã cổ đại. Năm 458 TCN, khi Roma
đứng trước nguy cơ thất bại quân sự, chủ trang trại Cincinnatus đã được
Viện nguyên lão chỉ định làm chỉ huy để đối phó với tình trạng khẩn
cấp. Theo lịch sử, ông đã phải bỏ cày trên cánh đồng để nhận nhiệm vụ
chỉ huy. Trong vòng 16 ngày, ông đã đánh bại quân thù, sau đó từ chức
chỉ huy và trở lại với cái cày. Kể từ đó, các chính trị gia luôn giả vờ tự
nhận họ rất mong mỏi từ bỏ quyền lực để trở về với ruộng đồng, như
Cincinnatus đã làm. Đây là một chủ đề rất sâu sắc trong lịch sử chính trị
nước Mỹ. Cho đến những thập kỷ gần đây, việc công khai thèm muốn
quyền lực vẫn được coi là không đứng đắn về mặt chính trị. Người ta
thường trông đợi các chính trị gia bằng lòng làm việc ngoài cánh đồng
cho đến khi được gọi đến. George Washington là một trong số ít những
nhân vật giống Cincinnatus trong lịch sử thế giới. George Washington
đã từng nói những lời nói cuối cùng trên sân khấu chính trị: "bây giờ,
khi kết thúc công việc được giao, tôi rút lui khỏi diễn đàn hành động lớn
này… ở đây tôi xin trao lại công việc của mình, và rời bỏ mọi công việc

trong đời sống công cộng".

Vài năm trước khi được Viện nguyên lão mời vào chức chỉ huy quân sự
và tạo nên tiếng tăm vang dội, Cincinatus đã bị phá sản do tiền phạt
nặng nề mà đứa con trai tù tội mang lại, bị buộc phải sống trong hoàn
cảnh thấp kém của xã hội, và làm việc trong trang trại nhỏ của mình.
Thay vì ở lại trong quân đội và giữ chức chỉ huy cao quý lâu dài, ông đã
chọn cách rút lui để trở về với đồng ruộng quê nhà. Những nhà lãnh đạo
tài giỏi, có phẩm chất tốt như Cincinatus hiểu rằng hào quang chỉ là
thoáng qua và danh dự mới là giá trị vĩnh hằng. Họ luôn tự nhắc nhở bản
thân phải giữ cho mình sự liêm chính, dù hoàn cảnh tốt hay xấu.

Nguyên tắc thứ ba càng khó khăn hơn cả. Đơn giản bởi bạn phải giữ
được sự chính trực không tì vết. Bạn phải đặt lợi ích cá nhân sang một
bên và những việc làm của bạn phải thể hiện rằng bạn làm vì tổ chức, vì
đất nước. Hành động của bạn phải có động cơ trong sáng, đem lại lợi ích
chung. Sự thực thì điều này là vô cùng khó khăn, bởi bạn phải thực sự
gắn bó bản thân với công việc một cách hoàn toàn.

Lời kết chung: Sự suy xét khách quan là rất khó đối với bất kỳ ai và
càng khó hơn đối với người lãnh đạo. Hãy duy trì một niềm đam mê nào
đó song song với vai trò lãnh đạo của bạn, giữ nó như một niềm vui
trong sáng và giúp bạn luôn luôn chính trực, vô tư.

- Bài viết của Sangeeth Varghese, là người sáng lập ra LeadCap, tổ chức
nghiên cứu khả năng lãnh đạo ở Ấn Độ. Ông cũng là tác giả của cuốn
"Decide to Lead".

Nguồn nguoilanhdao


×