Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Yếu tố quyết định thành công thương vụ M&A pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.82 KB, 6 trang )

Yếu tố quyết định thành công
thương vụ M&A

Quản trị và tái cấu trúc được xem là những yếu tố then chốt,
quyết định thành công của một thương vụ mua bán, sáp nhập
doanh nghiệp (M&A).

Thống kê trên thế giới cho thấy, 85% các thương vụ mua bán,
sáp nhập doanh nghiệp (M&A) là không thành công, nếu xét về
dài hạn. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của một
thương vụ M&A như thông tin, định giá, đàm phán… Tuy nhiên,
xét về dài hạn, yếu tố quan trọng nhất quyết định thương vụ M&A
có thành công hay không chính là yếu tố quản trị (bao gồm quản
trị công ty, xây dựng kế hoạch tái cấu trúc và chuẩn bị nguồn lực
nhân sự cho giai đoạn hậu M&A).

Thông thường, sau thời gian tìm hiểu và đàm phán, bên mua và
bên bán thống nhất thực hiện thương vụ và kết quả nhìn thấy
được là sự công bố đối tác chiến lược mới, hoặc công bố sáp
nhập. Tuy nhiên, đây mới là sự khởi đầu. Bản chất của M&A
chính là đầu tư và nhà đầu tư sẽ còn phải chờ các nỗ lực của
mình trong thời kỳ hậu M&A xem doanh nghiệp mình mua có đem
lại giá trị hay không.

Các khó khăn mà doanh nghiệp thường gặp phải là yếu về đội
ngũ nhân sự, quản trị công ty có vấn đề, hoặc không xác định
được chiến lược tái cấu trúc hợp lý. Tại Việt Nam, có nhiều
thương vụ rất được chú ý khi công bố thông tin mua lại được
hoàn tất, như Công ty A mua lại được một nhà máy, Công ty B
trở thành đối tác chiến lược… Tuy nhiên, dễ thấy sau 1 - 2 năm,
tình hình kinh doanh lại không được như kế hoạch và dự định


ban đầu.

Đến thời điểm này, giới phân tích vẫn đánh giá thương vụ của
Dai-ichi Life mua lại Bảo Minh CMG là một thương vụ tốt. Đối với
Dai-ichi Life, sau 2 năm mua lại Bảo Minh CMG, họ đã có những
kết quả nhất định. Công ty này duy trì tốc độ tăng trưởng khoảng
28% về doanh thu khai thác mới, duy trì số lượng 52 văn phòng
trên toàn quốc và đã tăng được số đại lý từ 5.000 lên 7.000. Thị
phần khi mua lại Bảo Minh CMG là 4,8%, sau 2 năm con số đó là
6%. Để đạt được những con số này, theo ông Takashi Fujii, Tổng
giám đốc Dai-ichi Life Việt Nam, phải nỗ lực rất nhiều trong công
tác quản trị và tái cấu trúc Công ty.

“Mua lại một công ty cũng giống như mình mua lại một căn nhà
cũ và mình phải sửa lại. Nhưng khi sửa cũng phải cân nhắc, cẩn
trọng cái gì nên sửa và sửa vào lúc nào. Sau 2 năm, chúng tôi đã
tái cấu trúc lại hơn một nửa số văn phòng sao cho xứng đáng,
đúng tầm với thương hiệu Dai-ichi Life Việt Nam. Nếu trước đấy,
hệ thống tin học không đáp ứng được các yêu cầu kinh doanh, thì
đến đầu năm 2008, chúng tôi đã đầu tư thay đổi toàn bộ hệ
thống, kèm theo đó là những thay đổi về nhân sự. Để hướng tới
những chuẩn mực trong quản trị, Công ty cần những người có
thể đáp ứng được yêu cầu đó”, ông Takashi Fujii cho biết.

Từ kinh nghiệm của các thương vụ thất bại và thành công, các
doanh nghiệp Việt Nam cần xác định M&A là một hoạt động đầu
tư và để đạt được giá trị, cần phải chuẩn bị nghiêm túc cho hoạt
động này:

Thứ nhất, doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch tái cấu trúc công

ty ngay từ khi nghiên cứu cơ hội mua lại, hoặc lựa chọn đối tác
chiến lược. Cần hình dung các công việc và giải pháp để đổi mới
doanh nghiệp trong giai đoạn hậu M&A.

Thứ hai, xây dựng đội ngũ đủ mạnh để có thể thực thi. Nhiều
doanh nghiệp có kế hoạch tốt, nhưng lại thiếu đội ngũ nhân sự có
chất lượng để thực thi các kế hoạch. Vì vậy, trước mỗi thương vụ
M&A, cần chuẩn bị và hình dung nguồn lực nhân sự.

Thứ ba, quản trị công ty phải thực sự tốt để công ty phát triển bài
bản và chuyên nghiệp hóa.

×