Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

Hình tượng hoa sen trong nghệ thuật kiến trúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (52.8 KB, 1 trang )

Hình tượng hoa sen trong nghệ thuật kiến trúc

Hoa sen mọc từ đầm nước, từ một cõi trần ô trọc đã vươn lên trở thành một bông hoa thanh cao,
bông hoa của vũ trụ. Bông hoa này đã đi vào tâm thức của mọi người, trở thành hình tượng trong
nghệ thuật, trong kiến trúc và điêu khắc. Đặc biệt hoa sen trở thành biểu tượng trong nghệ thuật
Phật giáo của Phương Đông. Nó tượng trưng cho vẻ đẹp thần bí, huyền ảo, tư tưởng sâu kín. Trong
nghệ thuật Việt Nam, hình tượng hoa sen dày đặc từ các phù điêu, đá tảng kê chân cột, bệ tượng
Phật đến các dáng gốm và họa tiết trang trí. Song cô đọng và sáng tạo hơn cả là hình tượng hoa sen
trong kiến trúc Phật giáo Việt Nam.
Từ xa xưa, người Việt ta đã có câu ca dao:
"Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn".
Mặc dù sinh ra trong bùn lầy nhưng hoa sen không bị ô nhiễm mà lại có khả năng làm thay đổi
hoàn cảnh sống, vì hoa sen hễ mọc ở nơi nào thì sẽ làm cho nước đục nơi đó lắng trong. Sen có
cả hương lẫn sắc, nhưng hương sen không quá nồng mà dịu, gợi một tinh thần cao thượng. Sắc
sen kín đáo, đằm thắm, cánh trắng phớt hồng, nhụy vàng. Từ khi nở đến khi tàn không hề bị ong
bướm bén mảng tới. Qua bao ràng buộc bởi đất, nước đến được chỗ khoáng đạt hư không, sen
tiếp tục vươn lên dưới ánh mặt trời, kết lấy hoa khai nở, khoe sắc và xông hương tràn ngập
không gian.
Sự hình thành của sen diễn ra theo qui luật nhân quả luân hồi. Sen có cả nụ - hoa - hạt. Hoa nở
tượng trưng cho quá khứ, đài sen tượng trưng cho hiện tại và hạt sen tượng trưng cho tương lai,
sự nối tiếp liên tục.
Trong Phật giáo, hoa sen biểu trưng cho những giá trị đạo đức, sự thuần khiết và thánh thiện, sự
duy trì và phát triển Phật pháp, trí tuệ dẫn đến niết bàn. Trên thế giới ít có loài hoa nào có nhiều
phẩm chất cao quý như hoa sen. Bởi vậy mà nhà Phật ví nó như những đức tính của người tu
hành.
Trên một số quả chuông như chuông chùa Liên Phái, Hà Nội, hay ở kiến trúc chùa và nhất là
trong lời cúng của các sư tǎng thường có cụm từ "Mún ma ni bát mê hồng" có nghĩa là cầu được
lên tòa sen ngọc báu. Bát mê (padma) có nghĩa là hoa sen.


Trong kiến trúc Phật giáo, hình tượng hoa sen được lồng vào cấu trúc nhà, một

×