Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Ăn Ốc Nói Mò ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.6 KB, 6 trang )

Ăn Ốc Nói Mò
Các cụ nhà mình vẫn bảo rằng:„Miếng trầu là đầu
câu chuyện“. Đúng thế! Muốn tán em, cứ mời em đi
thưởng thức bún riêu ốc, cua nướng hay hủ tiếu Mỹ
Tho ở Bamboo Grill. Còn muốn ngồi cà cưa, đưa
nhau ra Hè Phố. Nếu em là gái „Bắc kì di cư“, dẫn
em đi ăn Phờ 54 cho được việc. Cuối tháng, hầu
bao có xẹp, ít nhất cùng em ghé Bánh mì Chợ Cũ,
kiếm cái gặm đỡ. Trước khi dzìa, dìu em qua bên
Thạch Cali nữa, là chắc ăn một trăm phần dầu!


Không phải chỉ có dân An Nam mình coi trọng miếng
ăn đâu nhé; dân Đức, mắt xanh tóc vàng mũi lõ,
cũng kháo nhau: „Liebe geht durch den Magen!“,
nghĩa là „Tình yêu đến qua bao tử!“. Ấy! Cái miếng
trầu quan trọng là thế, nên trong ca dao, tục ngữ
của mình „ăn“ chiếm một vị trí rất đáng kể:


Ăn tiêu, nhớ tỏi bùi ngùi
Ngồi bên đám hẹ, nhớ mùi rau răm
Hỡi người quân từ trăm năm,
quay tơ có nhớ mối tằm hay không?

Tuy thế, có ăn, cũng ăn có chừng, có mực, chớ cái
kiểu:


Ăn rồi nằm ngửa nằm nghiêng
Có ai (muốn) lấy tớ thì khiêng tớ về



dám có ngày bội thực, nằm đưa cái bụng ễng ương
lên trời, hóa ra … hỏng chuyện!


Người mình còn bảo: “Nhà sạch thì mát, bát sạch
ngon cơm”, nghĩa là ăn thường đi đôi với ở.

Chỉ ăn thôi, chưa đủ! Rủng rỉnh tí tiền bạc, sau khi
chắc dạ rồi, phải mặc cái “sơ mi” màu cà chua mới
chín, hay mẫu chim cò xanh xanh, trắng trắng, gọi là
… cho đời biết tay!


Tột đỉnh của ăn là … nhậu, nhưng nhậu vào, lời ra,
nói vung vít …


Ăn no, thường buồn ngủ, buồn ngủ phải lăn kềnh ra
nằm…


Nhiều thành ngữ đã được cấu tạo bằng cách tách đôi
các động từ kép này ra (ăn ở, ăn mặc, ăn nói, ăn
nằm…), cũng như một trạng từ kép nào đó, rồi ghép
lại với nhau:


Ăn gian, nói dối (trạng từ: gian dối)
Ăn dơ, ở bẩn (dơ bẩn)

Ăn dầm, nằm dề (dầm dề)
Ăn sung, mặc sướng (sung sướng)

Có khi hai trạng từ khác nhau được ghép vào hai
phần của động từ kép đã được tách ra:


Ăn no, nằm khèo (no, khèo)
Ăn quịt, nói điêu (quịt, điêu)

Các trạng từ này có thể cùng nghĩa như:

Ăn chắc, mặc bền (chắc, bền)
Ăn to, nói lớn (to, lớn)

Cũng có trường hợp các trạng từ phản nghĩa với
nhau, càng làm câu thành ngữ thêm rõ nghĩa:


Ăn xuôi, nói ngược (xuôi, ngược)
Ăn thừa, nói thiếu (thừa, thiếu)

Dĩ nhiên nhìều động từ khác (với các động từ kép kể
trên), cũng như cả danh từ cũng được sử dụng (làm
túc từ cho động từ):


Ăn tươi, nuốt sống (động từ: ăn, nuốt)
Ăn lông, ở lỗ (danh từ: lông, lỗ)


Trong câu:

Ăn đợi, nằm chờ

đợi, chờ đều là động từ, nhưng trong trường hợp này
đã được dùng như trạng từ, phụ nghĩa cho hai động
từ ăn và nằm.





Bún ốc riêu cua


Trong các động từ kép: ăn ở, ăn mặc, ăn nói … ăn
chỉ là trợ từ, nghĩa chính là động từ phía sau. Cho
nên, khi cô con gái than với bồ:


- Anh dụ em đem đôi bông tai đi cầm, lấy tiền cho
anh đánh bài. Bây giờ thua hết, em biết ăn nói sao
với thầy bu đây ?!


Ở đây, cô gái chỉ lo lắng, tìm cách nói dối đấng sinh
thành thôi, không hề được ăn cái giải rút gì cả!


Như thế trong các thành ngữ trên, vế sau là chính.


Khi một người bị chê trách là “ăn thật, làm dối”, vì
người đó làm việc cẩu thả, không đến nơi, đến chốn.
Còn người đó có được “ăn thật” hay không, chờ hạ
hồi phân giải!


Nói chung các câu thành ngữ nếu không có vần như:
“Ăn theo, nói leo”, ít nhầt cũng có điệu, nghe xuôi
tai. Nhất là ca dao rất có vần, có điệu, thường theo
thể thơ lục bát:


Ăn cơm sao đặng mà mời
Nước mắt lênh láng rã rời hạt cơm
Mình ơi đừng đặng cá quên nơm
Đôi ta gá nghĩa danh thơm để đời

Hay là:

Ăn thì ăn trước ngồi trên
Đến chừng đánh giặc thì rên hừ hừ

Cũng vì vậy trong nhiều câu ca dao, câu đầu chỉ là
câu gieo vần, không có ý nghĩa gì cả:


Ăn chanh, ngồi gốc cây chanh
Khuyên cội, khuyên cành, khuyên nhánh, khuyên
bông

Khuyên cho đó vợ, đây chồng
Đó bế con gái, đây bồng con trai

Hay là:

Ăn sung, ngồi gốc cây sung
Lấy anh thì lấy, nằm chung không nằm

Tương tự:

Ăn cam, nằm gốc cây cam
Lấy anh thì lấy, về Nam (Cali) không về

Trong cả ba trường hợp. sự việc “ngồi gốc cây chanh,
cây sung” hay “nằm gốc cây cam” không dính dáng
gì tới ý chính trong những câu sau.


Nếu tổng hợp về cấu trúc của thành ngữ: Tách động
từ kép ăn nói, ghép với các từ kép khác như: mò
ốc, măng mọc, cò bay. Người ta đã nói :


Ăn măng, nói mọc
Ăn cò, nói bay
Ăn ốc, nói mò

Nói mọc là bày đặt, nói thêm, nói bớt. Nói bay là nói
khoác, nói lác. Nhưng từ này có vẻ gượng gạo, ít
người dùng. Do đó có người đổi ra là : “Ăn cò, nói

leo“. Nếu xét về cấu trúc thành ngữ, câu này không
“chỉnh“, vì làm gì có “cò leo“. Họa chăng dùng “cò“
để chỉ một đấng ông chồng nào đó, mới có vụ cò …
leo thôi !!!


Như đã phân tích ở trên, vế sau của câu thành ngữ
mới là chính, ăn măng, ăn ốc, ăn cò … chỉ là gia vị,
mắm muối, cho thêm vần, thêm điệu mà thôi. Gần
giống như “ngồi gốc chanh, nằm gốc cam” vậy!


Có người dùng “thuyết nhân quả“ để giải thích “ăn
ốc, nói mò“, rằng : Ăn ốc thường uống rượu, ruợu
vào, nhời ra, ăn nói lăng nhăng, ba hoa chích chòe …
Như thế phải nói : “ăn ốc, nói nhảm “, chứ không
nói mò ! Người khác bảo : “Muốn ăn ốc phải đi mò :
Mò ốc! “. Điều này đúng, nhưng giữa chuyện “mò“ và
“nói“ cách nhau xa lắc, xa lơ, không bắt quàng được.
Cho nên cách giải thích về cấu trúc, vần điệu là đúng
hơn cả.


Tóm lại : Muốn ăn ốc, ra siêu thị, bỏ ra vài tì, xách
về cả bịch, tha hồ nhậu lai rai, chẳng phải đi mò, đi
mẫm gì sốt. Và đã ăn ốc rồi, không ắt phải nói …
mò. Cứ vững bụng thưởng thức các món : Bún ốc
riêu cua, ốc nhồi hấp lá gừng, ốc bung chuối xanh
đậu phụ … Khoái khẩu vô cùng !



Thạch Bích biên soạn

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×