Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

thiết kế cần trục derrick tải trọng nặng 3 tấn lắp trên tàu thủy, chương 2 doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (518.82 KB, 8 trang )

Chương 2:
LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ
1.2.1. Tổng Quan Về Các Loại Cẩu Derrick
1.2.1.1. Các kiểu Derrick đơn
1.2.1.1.1. Derrick đơn giản
Kết cấu chỉ có tời nâng hàng có động cơ, tầm với được
thay đổi khi không có hàng theo 3 cách:
- Kéo tay rồi hãm bằng xích
- Kéo tay rồi kéo bằng hãm cáp (khi không dùng xích)
- Dùng tời nâng cần không động cơ (khi dùng để thay đổi
tầm với)
Cần trục kiểu này có năng suất thấp, sức nâng nhỏ nhưng
kết cấu đơn giản, thường dùng trên các tàu nhỏ.
Hình 1.1. Sơ đồ cần trục derrick đơn giản, loại nhẹ.
a. Có dây nâng cần và dây nâng hàng; b. Có palăng nâng cần và
palăng nâng hàng; c, có tời nâng cần; 1. cần; 2. cột; 3. mã quay
của dây nâng cần; 4,7,9,15. ma ní; 6. dây nâng cần; 8. mã bắt
cáp nâng hàng và nâng cần; 10. ròng rọc nâng hàng; 11. đối
trọng; 12. mắt xoay; 13. móc cẩu; 14. dây quay cần; 16. palăng
quay cần; 17. mã cáp nâng cần trên boong; 18. gối cần và chốt
quay đuôi cần; 20. dây nâng hàng; 21. ròng rọc dẫn hướng; 22.
đầu dây nâng hàng chạy vào tời; 23. dây hoặc palăng tay nâng
cần; 24. palăng nâng cần; 25. palăng nâng hàng; 26. tời nâng
hàng không động cơ; 27. tang con của tời hàng.
1.2.1.1.2. Derrick loại nặng có dây quay
Loại này có 4 tời: 1 tời nâng hàng, 1 tời nâng cẩu, 2 tời
quay cần. Gối đuôi cần thường đặt trên hệ đỡ cần bố trí riêng
trên boong. Tầm với thường được thay đổi khi có hàng trên móc.
Khi sức nâng dưới 15
 20T, cần không xẻ rãnh và có palăng
nâng hàng cần giống cần trục loại nhẹ. Khi sức nâng trên 15


 20T
cần được xẻ rãnh lắp ròng rọc để dẫn dây nâng hàng đi lên ròng
rọc trên đỉnh rồi xuống tời.
Trên các tàu lớn thường trang bò một vài derrick đơn có
dây quay để cẩu các mã hàng nặng.
1.2.1.1.3. Derrick đơn kiểu Halen
Đặc điểm của cẩu trục loại này là có hai palăng vừa dùng
nâng hạ cần vừa dùng quay cần mắc từ đầu cần vào hai đầu của
xà ngang đỉnh cột. Xà ngang đỉnh cột thường dài để giảm lực
quay cần do kết cấu nặng.
1.2.1.1.4. Derrick đơn kiểu Vêlê
Cần trục Vêlê có ba tời có động cơ. Hai đầu dây trên tang
tời nâng cần (1) cuốn cùng chiều, hai đầu dây trên tang tời quay
cần (7) cuốn ngược chiều nhau. Xà ngang (11) dùng để cân bằng
sức căng trong hai palăng. Vì mỗi lần nâng hoặc quay chỉ dùng
một tời nên công suất động cơ điện sẽ lớn hơn cần trục Halen,
có sức nâng tương đương, điều khiển dễ dàng, chỉ cần một người
lái.
1.2.1.1.5. Derrick đơn kiểu Mo-Xlêvinh
Cần trục Mo-Xlêvinh cũng có hai palăng vừa nâng cần vừa
quay cần, nhưng mỗi palăng chia làm hai nhánh. Tời gồm 2 tang
độc lập có thể quay đồng bộ để nâng hạ cần hoặc quay trái
chiều nhau để quay cần.
1.2.1.1.6. Derrick đơn có xe móc
Hình (1-6) trình bày một kiểu cần trục có xe con mang móc
cẩu chạy dọc dầm ngang ở trên cần. Cần (5) gồm một dầm
ngang có đường cho xe móc chạy và một hệ dàn gia cường. Cần
được lắp vào cột giữa bằng một hệ chốt như ở các cẩu Derrick
khác. Palăng (3) giữ cần nằm ngang hoặc hạ cần xuống vò trí (7)
khi tàu chạy. Khi tời (4) kéo móc chạy dọc cần. Hai tời quay cần

(10) đặt trên sàn tời kéo hai palăng quay cần (8). Tất cả các tời
đều là dùng tời thủy lực, hệ thống điều khiển có một van cho tời
nâng hàng, một van dùng chung cho tời quay cần và tời chuyển
xe móc.
Cần trục này, làm nhanh và đặt được hàng chính xác tại
mọi vò trí trong tầm với.
1.2.1.1.7. Derrick đơn kiểu Stiuken
Cần trục Stiuken có ưu điểm là làm việc tin cậy, cơ giới
hóa hoàn toàn, không cần chuẩn bò mắc dây trước lúc bắt đầu
làm việc, lật cần đơn giản, cần nặng có thể làm việc đồng thời
với các cẩu đôi nhẹ lắp trên cùng một cột. Nhược điểm lớn nhất
là kích thước lớn, chiếm nhiều chỗ trên boong.

×