Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Phân tích quy trình chế tạo chân vịt, chương 5 doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (337.77 KB, 5 trang )

Chương 5: Vật liệu chế tạo chân vịt
hiện nay
Trên thực tế hiện nay ở các cơ sở hầu như vật liệu chế tạo chân
vịt là đồng phế liệu. Khi mua đồng phế liệu về là nấu chứ không
qua kiểm nghiệm.
Hình 2.3: Đồng phế liệu trước khi nấu
2.1.3.3 Phương pháp chế tạo
Tùy từng loại vật liệu được sử dụng mà ta có phương pháp chế
tạo khác nhau.
Đối với đồng thau v
à gang xám, chủ yếu là dùng phương pháp
đúc.
Đối với thép cac
-bon thường dùng phương pháp hàn.
Tuy nhiên đại đa số chân vịt hiện nay đều được chế tạo theo
phương pháp đúc do các tính năng ưu việt của chân vịt đúc v
à
đồng thời do ngành đúc thủ công của chúng ta phát triển từ lâu,
thêm vào đó là việc áp những th
ành tựu khoa học kĩ thuật do công
nghệ đúc ngày càng hoàn thiện.
2.2 TẠO MẪU ĐÚC CHÂN VỊT.
2.2.1 Lập bản vẽ mẫu.
Bản vẽ thiết kế chân vịt được các trung tâm thiết kế thực hiện
hoặc các công ty đóng tàu thiết kế. Các cơ sở đúc hiện nay do điều
kiện không cho phép nên chỉ thực hiện quá trình đúc chứ không
thực hiện quá trình thiết kế.
Trên bản vẽ thiết kế, chân vịt được biểu diễn ở ba mặt chiếu:
hình chiếu cạnh, hình chiếu bằng, hình chiếu thẳng (xem hình 2.4)
B
ản vẽ mẫu chân vịt được dựa trên cơ sở là bản vẽ thiết kế cộng


thêm một lượng dư gia công trên cạnh và trên bề mặt cánh.
Hình chiếu thẳng và hình chiếu bên của chân vịt mẫu được xây
dựng theo trình tự như lập bản vẽ thiết kế. Tuy nhiên trên thực tế
khi làm mẫu chân vịt không cần thiết lập hình chiếu thẳng và hình
chi
ếu bên của chân vịt mẫu.
So sánh với bản vẽ gia công ta thấy bản vẽ gia công đơn giản
hơn. Bản vẽ gia công gồm hai h
ình chiếu: hình chiếu bằng, hình
chi
ếu cạnh. Trên bản vẽ gia công nhìn vào bảng thông số chính
chúng ta có thể biết được các thông số chính của chân vịt như:
đường kính chân vịt D, tỷ số bước H/D, bước H, tỷ số đĩa

, số
cánh Z, chiều quay, trọng lượng…
Khi gia công chủ yếu người công nhân dựa vào bảng tọa độ
mép cánh. Nhìn vào bảng tọa độ ta có thể biết được các đại lượng:
r/R, r và chiều dài L, chiều dày e của cánh tương ứng với từng tọa
độ bán kính r.
Ngoài ra dựa vào bản vẽ gia công ta còn biết được các thông số
của củ chân vịt như: chiều dài củ chân vịt, đường kính củ chân vịt,
đường kính lỗ trục…
g
Hình 2.4: Hình chiếu cánh chân vịt

×