Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Phân tích quy trình chế tạo chân vịt, chương 9 ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.46 KB, 5 trang )

Chương 9: Nấu và rót vật liệu
2.3.2.1 Nấu đồng.
Đặc điểm của hợp kim đồng l
à dễ oxi hóa khi ở trạng thái lỏng.
Oxit kim loại làm giảm cơ tính của hợp kim đồng. Vì vậy cần phải
có biện pháp chống oxi hóa kim loại trong quá trình nấu bằng cách
kh
ống chế môi trường khí lò, tốt nhất là tạo khí lò trung tính có
ch
ứa rất ít oxi tự do.
Đặc điểm thứ hai l
à phải tìm biện pháp chống hút khí vào kim
lo
ại lỏng, khí có trong hợp kim đồng nhiều, nếu trong quá trình kết
tinh không thoát ra hết, sẽ làm giảm cơ tính. Khí có hại nhất là khí
hydro. Vì v
ậy biện pháp tốt nhất khi nấu là phải dùng vật liệu khô
và sạch, các loại nguyên liệu trước khi cho vào nấu đều phải nung
cho hết ẩm, dầu mỡ và sơn. Mặt khác cần nấu nhanh và khống chế
nhiệt độ của hợp kim.
Khi n
ấu dùng chất trợ dung (còn gọi là chất bảo vệ) che phủ
mặt kim loại lỏng, vừa chống được hiện tượng hút khí, vừa chống
được hiện tượng oxi hóa.
Chất trợ dung còn có tác dụng khử tạp chất có hại trong hợp kim.
Chất bảo vệ thường dùng là than củi, thủy tinh vụn, borac, natri,
cacbonat, clorua kẽm.
Chất khử khí: Khi nấu hợp kim đồng phải khử khí bằng đồng
photpho.
Trên th
ực tế tại các cơ sở chế tạo đồng mua về là cho vào nồi nấu


chứ không được nung và không cho thêm các chất trợ dung.
2.3.2.2 Rót đồng
* Nhiệt độ rót kim loại vào khuôn.
Nhi
ệt độ rót có ảnh hưởng tới chất lượng đúc.
Nhiệt độ rót cao quá và thấp quá đều không tốt. Nhiệt độ cao quá
dễ cháy cát ở bề mặt vật đúc, bề mặt khuôn dễ bị xói lở. Nếu nhiệt
độ thấp quá kim loại không điền đầy to
àn bộ khuôn, khí ở khuôn
khi nhiệt độ kim loại thấp cũng khó thoát ra ngoài nên dễ gây rỗ
khí.
Bi
ện pháp có lợi nhất là nấu ra kim loại có nhiệt độ cao, tháo ra
nồi rót chờ cho nhiệt độ giảm xuống đến mức quy định thì rót, như
vậy khí, tạp chất trong kim loại nổi lên được nhiều, đảm bảo chất
lượng vật đúc.
* Phương pháp rót, khi đ
ã lấy đủ lượng kim loại cần thiết mới đưa
đi rót.
Thứ tự thao tác khi rót như sau:
- Gạt xỉ: trước khi rót cần gạt hết xỉ, động tác, thao tác gạt xỉ
phải khẩn trương để tránh nhiệt độ kim loại bị giảm nhiều. Khi gạt
xỉ không gạt qua miệng dùng rót kim loại vào khuôn mà phải gạt ở
phía đối diện.
- Rót: khi rót nên để miệng rót gần cốc rót, không nên để cao
quá gây bắn tóe. Không được rót ngắt dòng, phải rót đều tay, lúc
đầu rót nhanh về cuối giảm tốc độ rót. Nếu rót gián đoạn, v
ì kim
lo
ại trong cốc tụt xuống thấp, sau đó lại đổ kim loại vào thì xỉ đã

ch
ảy vào khuôn. Khi đã rót đầy khuôn đợi một thời gian để mức
kim loại ở cốc rót tụt xuống lại rót bổ sung thêm từ miệng khuôn củ
chân vịt. (hình 2.20)

Hình 2.19: Rót đồng vào khuôn

Hình 2.20: Rót thêm đồng vào miệng khuôn củ chân vịt
2.3.3 Phá khuôn, làm sạch vật đúc
+ Phá khuôn: là lấy vật đúc và cát ra khỏi hòm khuôn. Đây là
công việc nặng nhọc và độc hại cần phải được cơ khí hóa và tự
độ
ng hóa. Thiết bị phá dỡ khuôn có nhiều loại, chọn kiểu nào phải
căn cứ vào điều kiện cụ thể của xưởng. Trong sản xuất h
àng loạt
nhỏ thường dùng đòn rung. Muốn phá dỡ khuôn chỉ việc móc
khuôn lên đ
òn cho khí nén vào piston, xilanh rung, làm sụt hỗn
hợp làm khuôn và vật đúc ra ngoài hòm khuôn.
+ V
ật đúc sau khi đã phá dỡ khuôn, phải kiểm tra sơ bộ bằng
mắt thường, nếu tốt mới đưa đi làm sạch. Làm sạch vật đúc gồm:
cắt bỏ hệ thống rót, ngót, tẩy sạch cát dính bám ở bề mặt.

Hình 2.21: Chân vịt đúc sau khi dỡ khuôn

×