Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Viêm da khớp dạng thấp pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108 KB, 3 trang )

Viêm da khớp dạng thấp



Bệnh viêm khớp dạng thấp gần đây
được xếp vào nhóm bệnh tự miễn, bệnh
có yếu tố cơ địa, có tính chất gia đình
thường gặp ở phụ nữ tuổi trung niên.
Viêm khớp dạng thấp là một bệnh kéo
dài thường có đợt tiến triển cấp: Sưng,
nóng, đỏ, đau các khớp, hay gặp ở các
khớp nhỏ đối xứng với nhau, buổi sáng thường bị cứng khớp 1 giờ, trước khi các
dấu hiệu khớp xuất hiện thường bệnh nhân có thể có các biểu hiện như sốt nhẹ, mệt
mỏi gầy sút, ra nhiều mồ hôi.
Vị trí các khớp bị viêm thường là khớp ngón tay, cổ tay, bàn tay, ngón tay, bàn chân, có
khi cả hông và đốt sống. Lâu ngày các khớp biến dạng, dính cứng khớp làm hạn chế vận
động.
Những khớp trên viêm có dấu hiệu như kể trên và diễn biến trong một thời gian dài thậm
chí hàng chục năm vì thế đòi hỏi bệnh phải được điều trị kiên trì, liên tục, phải được theo
dõi và quản lý bệnh lâu dài để tránh các biến chứng như teo cơ cứng khớp, tàn tật, nhiễm
khuẩn và các biến chứng về tim, thận cho người bệnh. Bạn nên tới các chuyên khoa
xương khớp để được khám, chuẩn đoán, điều trị và theo dõi liên tục như khoa Khớp.
Viêm đa khớp dạng thấp là một bệnh khá thường gặp, đặc biệt là ở giới nữ. Bệnh này
không chỉ có ở nước ta vốn được coi là nước có nhiệt độ nóng ẩm nên bệnh tê thấp nhiều
mà còn gặp khá nhiều ở các nước phương Tây. Đây là một bệnh đã xác định được nguy
ên
nhân, đó là do bệnh nhân tự sản xuất ra một chất gọi là kháng thể có tác dụng chống lại
các chất tạo ra đầu khớp của chính bản thân mình, vì thế bệnh được xếp vào loại bệnh tự
miễn dịch. Nhiều công trình nghiên cứu khoa học gần đây đã phát hiện ra các gen gây
bệnh. Điều này giới thiệu tính chất di truyền và gia đình của căn bệnh viêm đa khớp dạng
thấp.


Những bệnh nhân bị bệnh viêm đa khớp dạng thấp ở nước ta cũng có tỉ lệ khá cao và khi
bệnh mới phát ra thì đa phần thường được gọi bằng một cái tên rất chung chung và mơ h

là bị bệnh tê thấp. Họ thường chỉ đến các bệnh viện chuyên khoa về xương khớp khi đã
muộn hoặc khi đã có nhiều thương tổn ở vùng khớp gây ra các hạn chế cử động. Khi
bệnh nhân mới có các biểu hiện của bệnh Viêm đa khớp dạng thấp, các bác sĩ cũng khó
chẩn đoán chính xác về phương diện lâm sàng nên thường kê đơn cho bệnh nhân các loại
thuốc giảm đau. Các thứ thuốc này thì có rất nhiều chủng loại được bày bán trên thị
trường.
Có người còn được dùng loại thuốc kháng viêm có nhân steroid thường được gọi là các
corticoid nên các triệu chứng sưng tấy, đau nhức giảm đi rất nhanh và thường ngộ nhận l
à
đã khỏi bệnh. Thực ra thì bệnh chỉ tạm thoái lui chứ không khỏi hẳn rồi lại tái phát. Các
cơn đau khớp lần sau sẽ có tần suất mau hơn và kéo dài hơn, các tổn thương ở đầu khớp
cũng sẽ biểu hiện ngày càng rõ rệt hơn. Lúc này bệnh nhân đến khám bệnh sẽ được các
bác sĩ cho chụp X. quang khớp và sẽ thấy các dấu hiệu mòn vẹt các sụn khớp, tổn thương
các bao hoạt dịch là nơi chứa dịch khớp để làm nhiệm vụ bôi trơn khớp. Khi đã có các
dấu hiệu tổn thương khớp thì vận động sẽ rất đau và bị hạn chế dần, cuối cùng dẫn đến
tình trạng cứng khớp. Họ sẽ trở thành người tàn phế.
Các biện pháp điều trị nhằm tránh hoặc hạn chế thoái hóa khớp vẫn thường được dùng là
tiêm các chất corticoid và ổ khớp cũng chỉ là các biện pháp tình thế chứ không giải quyết
được triệt để. Gần đây, nhờ vào các tiến bộ về lĩnh vực di truyền học, các nhà khoa học
đã phát minh ra một phương cách điều trị mới được gọi là niềm hy vọng cho những bệnh
nhân mắc căn bệnh bất trị này. Họ đã lấy các tế bào tủy xương của chính bệnh nhân đem
nuôi cấy vào các môi trường đặc biệt có đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết để cho
chúng sinh sôi nảy nở thành một quần thể các tế bào rồi đem tiêm vào khớp của những
bệnh nhân bị tàn phế do dính khớp.
Kết quả đem lại thật bất ngờ, những bệnh nhân mà trước đây chỉ có thể di chuyển trên
những chiếc xe đẩy thì nay đã có thể tự mình đi lại được, thậm chí có người đã đi bộ
được đến 2 km. Các phòng thí nghiệm hiện đại cũng đã có dịch vụ xét nghiệm máu cho

những người được gọi là có nguy cơ bị bệnh Viêm đa khớp dạng thấp nếu như họ có bố
hoặc mẹ hay anh chị em có mắc căn bệnh này. Và nếu như có kết quả xét nghiệm là
dương tính thì có thể dùng liệu pháp gen để ngăn ngừa căn bệnh trước khi nó xảy .
Theo Đông y, viêm khớp dạng thấp được đều trị theo các nguyên tắc sau: Theo y học cổ
truyền, Can chủ gân, Thận chủ xương và Tỳ chủ vận hóa khí huy
ết. Do đó, khi Can, Thận
hư tổn và Tỳ Vị suy yếu thì phong, hàn, thấp xâm nhiễm khiến chân tay đau nhức, co
duỗi khó khăn. Ngoài ra, cơ thể “tự miễn dịch” có liên quan đến cơ địa dị ứng và yếu tố
“phong” của y học cổ truyền.
Viêm khớp dạng thấp là một loại bệnh phong thấp thuộc phạm vi chứng Tý của y học cổ
truyền. Bệnh biểu hiện rõ khi thời tiết thay đổi hoặc khí trời ẩm ướt. Phong và thấp là hai
yếu tố gây bệnh luôn đi kèm với bệnh viêm khớp mãn tính. Tỳ Vị thuộc Thổ. Trong ngũ
hành khí, Thổ khí là loại khí đối kháng với thấp khí. Nếu Tỳ Vị sung mãn sẽ giúp tiêu trừ
thấp khí, tăng cường chuyển hóa và thúc đẩy khí huyết lưu thông. Khi “huyết hành,
phong sẽ tự diệt”, những điểm ứ trệ khí huyết gây tê, đau cũng sẽ dần dần được giải tỏa.
Do đó ngoài việc bổ Can Thận, sơ phong tán thấp thì việc kiện Tỳ, bổ khí là khâu chủ
đạo trong phép chữa bệnh thấp khớp. Tỳ Vị là cơ quan thu nạp và chuy
ển hoá thức ăn, Tỳ
lại “chủ tứ chi và cơ nhục” nên chế độ ăn uống và vận động hợp lý có liên quan mật thiết
đến thịnh suy của Tỳ. Dù có dùng thuốc hay không thì chế độ ăn uống và luyện tập thể
lực luôn là yếu tố quyết định trong việc phòng ngừa và điều trị viêm khớp. Chế độ ăn
uống ngoài việc cung cấp đủ những nhóm thức ăn thiết yếu và vi chất cần thiết còn phải
biết nhận dạng và kiêng cữ những thức ăn sinh phong, có phong để loại bỏ các tác nhân
có khả năng kích hoạt quá trình viêm nhiễm.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×