Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Thiết kế quy trình công nghệ chế tạo nắp hầm hàng tàu vỏ thép, chương 3 potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (330.05 KB, 9 trang )

Chương 3: CÁC YÊU CẦU KINH
TẾ.
2.1.1. Thời gian thi công ngắn nhất nhưng vẫn đảm bảo các
yêu cầu kỹ thuật quy định.
Để đảm bảo yêu cầu này đòi hỏi công tác chuẩn bị công nghệ
phải rất chu đáo. Việc bố trí mặt bằng nhà máy phải hợp lý, công
tác quản lý lao động phải có hiệu quả. Công tác chuẩn bị công
nghệ cho quá trình sản xuất là việc xác định đúng đắn các mối liên
h
ệ tương quan và việc sử dụng giờ công, nguyên vật liệu chính và
ph
ụ, các máy móc, trang thiết bị công nghệ và năng lượng ở mọi
dạng nhằm mục đích tạo được sản phẩm có giá thành rẻ, chất
lượng cao.
2.1.2. Chi phí sản xuất.
Quy trình công nghệ đặt ra phải tận dụng triệt để khả năng
của nhà máy cho quá trình chế tạo, giảm tối thiểu các chi phí sản
xuất bao gồm: chi phí để mua nguyên vật liệu, năng lượng, giá
nhân công, các chi phí vận chuyển…
Quy trình công nghệ đặt ra cần đảm bảo tính hợp lý trong
việc sử dụng nguyên vật liệu, nguồn nhân công, hợp lý trong việc
sử dụng trang thiết bị phục vụ quá trình chế tạo, vận chuyển… sao
cho tiết kiệm nhất.
2.1.3. Năng suất lao động cao.
Để đảm bảo yêu cầu này quy trình công nghệ đặt ra cần phải
có bước chuẩn bị hết sức chu đáo, hợp lý. Ngo
ài việc đảm bảo các
yêu cầu về thời gian thi công, chi phí sản xuất muốn đảm bảo năng
suất lao động cao đòi hỏi người lao động và quản lý phải có ý thức
tổ chức kỷ luật cao, phải có kinh nghiệm, trình độ…
Trong quá trình sản xuất đòi hỏi người quản lý phải có:


 Kỹ năng tổ chức nhằm điều phối nhân công, trang thiết bị lao
động hợp lý, đạt hiệu quả cao nhất.
 Kỹ năng nghiệp vụ: phải hiểu biết và có kinh nghiệm về
nghiệp vụ chuyên môn của hệ thống.
 Kỹ năng tư duy: đảm bảo khả năng xử lý tình huống, các vấn
đề phát sinh trong quá tr
ình sản xuất là nhanh nhất và đạt hiệu quả
cao nhất.
2.1.4. Giá thành sản phẩm thấp nhất.
Vấn đề giá thành sản phẩm liên hệ chặt chẽ với các yêu cầu
trên, để có giá th
ành sản phẩm hạ, tất nhiên là vốn đầu tư phải
thấp, năng suất lao động phải cao, các chi phí phải giảm đến mức
tối thiểu…
2.2. CÁC YÊU CẦU KỸ THUẬT.
2.2.1. Tính khả thi.
Quy trình công nghệ đặt ra phải có tính khả thi, phù hợp với
điều kiện, tr
ình độ, năng lực hiện có của nhà máy. Trong quá trình
s
ản xuất cần đảm bảo làm sao trang thiết bị hiện có của nhà máy có
th
ể thực hiện được, trình độ nhân công phải đảm bảo sản phẩm
đ
úng yêu cầu công nghệ đặt ra… tất cả các khâu trong quy trình
c
ần phải đảm bảo vận hành một cách thuận tiện và đạt hiệu quả cao
nhất.
2.2.2. Tính chính xác.
Kích thước các chi tiết, vị trí tương đối giữa các chi tiết kết

cấu trong quá trình thi công lắp ráp cần đảm bảo độ chính xác, phù
h
ợp yêu cầu đặt ra.
Nắp hầm hầng tàu vỏ thép đòi hỏi tính chính xác rất cao do
đó quy tr
ình công nghệ đặt ra cần phải đảm bảo tính khả thi trong
việc chế tạo chính xác về kích thước của các chi tiết cũng như
chính xác giữa vị trí tương đối giữa các chi tiết trong quá trình lắp
ráp.
2.2.3. Tính biến dạng.
Quy trình công nghệ chế tạo nắp hầm hàng tàu vỏ thép phải
tuân thủ các yêu cầu khắc khe về biến dạng của chi tiết kết cấu của
nắp hầm. Do đó, biện pháp hạn chế cũng như xử lý biến dạng trong
quá trình chế tạo cần được đề ra một cách hợp lý và thuận tiện
nhất.
Các yêu cầu về tính biến dạng của nắp hầm hàng tàu vỏ thép
cần được giải quyết sao cho phù hợp với công nghệ của nhà máy,

đây là một trong những trở ngại mà công tác chế tạo nắp hầm
hàng ở Việt Nam vẫn chưa phát triển được.
2.2.4. Đảm bảo độ tin cậy, tuổi thọ và tính bền vững.
Sản phẩm đạt được của quy trình chế tạo phải đảm bảo được
độ
tin cậy, tính bền vững của kết cấu phải thỏa mãn yêu cầu và đạt
được tuổi thọ cao.
Yêu cầu này đạt được đòi hỏi quy trình đặt ra phải có tính
khoa học trong việc gia công cũng như hàn liên kết các chi tiết kết
cấu, trình độ tay nghề nhân công phải đảm bảo yêu cầu.
2.2.5. Nguồn nhân lực.
Nguồn nhân lực là yêu cầu rất quan trọng, quyết định chất

lượng sản phẩm. Các y
êu cầu đối với nguồn nhân lực bao gồm:
 Có trình độ.
 Có kĩ luật.
 Tác phong công nghiệp.
2.2.6. Tính an toàn.
Đảm bảo các quy tắc an toàn lao động và bảo vệ môi trường.
Nhất là các quy tắc an toàn khi sử dụng điện, phòng cháy chữa
cháy, đảm bảo sức khỏe cho người lao động.
2.2.7. Thi công nhanh và cơ giới hóa.
Các khâu trong quy trình cần đạt được tính hợp lý cao nhất,
đảm bảo thời gian thi công,
thuận tiện cho việc cơ giới hóa.
THIẾT KẾ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO
NẮP HẦM HÀNG TÀU VỎ THÉP.
3.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NẮP HẦM HÀNG LỰA
CHỌN.
3.1.1. Giới thiệu về tàu:
 Chiều dài lớn nhất: L
Max
= 165.34m.
 Chiều dài thiết kế: L
TK
= 156m.
 Chiều rộng: B
TK
= 25m.
 Chiều cao mạn: H = 12m.
 Mớn nước thiết kế: T = 7.5m.
 Lượng chiếm nước: 26000T.

 Sức chở: 20000T.
 Chiều cao thành miệng hầm hàng: 2100mm.
 Kích thước và loại nắp:
Nắp số Kích thước (LxB)(m)
Số 1 14.8x12.6
S
ố 2,3 15.4x12.6
S
ố 4 14.8x12.6
S
ố 5 15.4x12.6
S
ố 6 14.8x12.6
3.1.2. Giới thiệu về nắp hầm hàng lựa chọn:
1. Giới thiệu chung.
 Vị trí: Nắp số 1.
 Kích thước: 14.8x12.6 (m).
 Loại nắp kháng thời tiết, kiểu lăn, vận hành bằng hệ thống
truyền động xích nhờ hệ thống thủy lực .
Hình 3-1: Nắp kiểu lăn.
 Đặc điểm:
 Số tấm: Hai tấm cho mỗi hầm hàng.
 Khi mở hai tấm được kéo về hai bên mạn.
 Nắp hầm hàng phải đảm bảo tính kín nước giữa các nắp
hầm hàng và giữa các nắp hầm với thành miệng hầm hàng.
 Nắp hầm hàng được thiết kế cho tàu chở hàng rời.
 Kết cấu nắp hầm hàng được thiết kế dạng hỗn hợp gồm
các dầm ngang và dầm dọc liên kết với nhau .
Hình 3-2: Kết cấu nắp hầm hàng.
 Nắp hầm hàng được thiết kế theo các tiêu chuẩn của

quy phạm Lloyd’s.
2. Dữ liệu thiết kế kỹ thuật của nắp hầm hàng lựa chọn.
 Kết cấu nắp hầm hàng lựa chọn.
Xem bản vẽ số 1, 2 ở tập bản vẽ.
 Các thông số kích thước cơ bản:
 Kích thước tổng thể: 14.8x12.6 (m).
 Khoảng cách giữa các dầm dọc: 700mm.
 Khoảng cách giữa các dầm ngang: 1667mm.
 Quy cách dầm chữ T:
 Bản thành: t = 12mm.
 Bản cánh: 260x24 (mm).
 Bề dày tấm nắp: t = 12mm.

×