Tải bản đầy đủ (.) (17 trang)

VAN MIEU DIEN KHANH potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.42 MB, 17 trang )


NHÓM: DIÊN KHÁNH + KHÁNH VĨNH
Tháng 6 năm 2010

I. Mục tiêu :
1. Về kiến thức : Cung cấp cho HS biết :
+Địa điểm và hoàn cảnh ra đời của Văn Miếu Diên Khánh.
+ Cấu trúc của Văn Miếu Diên Khánh.
+Thời gian Văn Miếu Diên Khánh được công nhận di tích lịch
sử cấp quốc gia.
2. Về giáo dục :
+ Lòng ngưỡng mộ, biết ơn và kính trọng những Nho sĩ ngày
xưa.
+ Lòng yêu nước và truyền thống hiếu học của học sinh.
3. Về phát triển kỹ năng:
+ Hình thành cho HS có kĩ năng quan sát và nhận biết di tích
lịch sử Văn Miếu Diên Khánh.

II. Chuẩn bị của GV
-
Địa điểm : Văn Miếu Diên Khánh.
-
Một số tranh ảnh, tài liệu, câu chuyện liên quan đến
Văn Miếu Diên Khánh.
-
Liên hệ người quản lí Văn Miếu Diên Khánh
“Ông Trần Thuyết ”.
- Phiếu bài tập cho tất cả học sinh

III. Tiến trình buổi dạy :
1. Tập trung HS : Tại cổng Văn Miếu Diên Khánh - điểm


danh.
2. GV giới thiệu nội dung bài : Huyện Diên Khánh có nhiều
di tích lịch sử : Thành Cổ Diên Khánh , Miếu Trịnh Phong,
… Hôm nay cô ( thầy ) cùng tham quan và tìm hiểu di tích
lịch sử văn hoá cấp Quốc gia đó là Văn Miếu Diên Khánh.
3. Hướng dẫn tham quan :

Hoạt động 1 : Vị trí và hoàn cảnh ra đời
của Văn Miếu Diên Khánh
a. Địa điểm Văn Miếu Diên Khánh :
-Thuộc tổ dân phố 15 – Thị trấn Diên Khánh
b. Hoàn cảnh ra đời :
- Vào đời vua Thiệu Trị thứ 6 ( hay còn có tư liệu viết là năm
Tự Đức thứ 11, tức năm 1858), Văn Miếu Diên Khánh còn được
gọi là Văn Thánh, đã được dựng lên để thờ Đức Khổng Tử, vốn
được mệnh danh là “ Vạn thế sư biểu”, “Ông tổ” của nho giáo,
được vua tôi thời bấy giờ tôn sùng. Theo “Đại Nam Nhất Thống
Chí “, năm Gia Long thứ hai ( 1803) . Vua có chỉ dụ “lập văn
miếu ở xã Phú Lộc, huyện Hoa Châu thuộc trấn Bình Hoà” .Nay
thuộc tổ dân phố 15 – Thị trấn Diên Khánh. Nhưng cho đến nay,
do thời gian và những biến cố lịch sử xảy ra, ta không còn biết
được quy mô và kiến trúc thuở ban đầu. (Bây giờ chúng ta cùng
đi tham quan )

Hoạt động 2 : Cấu trúc của Văn Miếu Diên Khánh
Văn Miếu Diên Khánh sau nhiều lần tu bổ, hiện nay là
một công trình kiến trúc trông xa như một nhà thờ họ.

Hoạt động 2 : Cấu trúc của Văn Miếu Diên Khánh
Văn Miếu có cổng Tam quan hướng Nam và tường

thành bao quanh.

Hoạt động 2 : Cấu trúc của Văn Miếu Diên Khánh
Văn Miếu gồm một toà nhà chánh tích cấu trúc theo
lối cổ lầu Trên nóc toà tiền tích có cặp giao long, trên
nóc toà nhà chánh tích có cặp lưỡng long triều nguyệt

Hoạt động 2 : Cấu trúc của Văn Miếu Diên Khánh
Trong miếu có 9 án thờ với rất nhiều bài vị. Văn
Miếu hiện còn lưu giữ nhiều câu đối , bài minh, bảng
thiết tích ghi lại nhiều sự kiện thể hiện sức đóng góp của
toàn dân và danh tánh hàng trạng của một số vị khoa
bảng đỗ đạt đương thời.

Hoạt động 2 : Cấu trúc của Văn Miếu Diên Khánh
Bên ngoài chánh toà gồm một sân rộng có hai dãy
Đông Vu và Tây Vu.

Hoạt động 2 : Cấu trúc của Văn Miếu Diên Khánh
Nhà bia ( thạch bia đình ).
Tuy văn miếu Diên Khánh không còn giữ nguyên kiến trúc
ban đầu., quy mô và kết cấu đơn giản, nhưng nó mang ý
nghĩa và giá trị rất lớn lao về mặt văn hoá, nghệ thuật, lịch
sử, truyền thống học hành và truyền thống tôn sư trọng đạo
của dân tộc Việt Nam ta. Xưa kia, các sĩ tử ngày đêm dùi mài
kinh sử, bền chí vượt qua mọi khó khăn, đỗ đạt thành tài
được ghi tênvào sử sách, được khắc tên vào văn bia.

Ngày nay, các bạn HS có thành tích học tập
tốt, có hạnh kiểm và hiếu đạo đáng quý được trao

tặng phần thưởng “ học sinh hiếu hạnh “ tại chính
Văn Miếu Diên Khánh

Hoạt động 2 : Cấu trúc của Văn Miếu Diên Khánh
Trong kháng chiến chống Pháp tại mặt trận Diên Khánh –
Khánh Hoà ( 23/10/1945 – 02/02/1946 ) Văn Miếu Diên
Khánh là nơi dân quân dùng để cất giấu vũ khí, lương thực.

Hoạt động 3 : Thời gian Văn Miếu Diên Khánh được
công nhận di tích lịch sử- văn hoá cấp quốc gia.
- Năm 1998, Văn Miếu Diên Khánh chính thức được nhà
nước công nhận là Di tích lịch sử - văn hoá cấp Quốc
gia.
-Trải qua nhiều lần trùng tu đổi dời nhưng vẫn giữ được
nét cổ kính, vẫn còn đó tôn nghiêm như ngày nào mới
ra đời.

III. Củng cố ,dặn dò:
- Cho HS thực hiện trên phiếu bài tập. ( GV phát phiếu bài
tập kiểm tra HS tại thực địa. )

5. Văn miếu được công nhận di tích văn hoá quốc gia năm nào ?.
C. 9 án thờ và nhiều bài vị.
B. 1998.
B. Khổng Tử
C. 1858.
C. Thị trấn Diên Khánh.
Em hãy chọn rồi khoanh trước ý trả lời đúng nhất:
1. Địa điểm của Văn Miếu.
A. Diên Sơn.

B. Diên Toàn.
2. Văn Miếu ra đời năm nào?.
A. 1856.
B. 1857.
3. Văn Miếu là nơi thờ.
A. Đức Thành Hoàng.
B. Trần Quý Cáp
PHIẾU BÀI TẬP
4.Trong án thờ bao nhiêu án và bài vị ?
A. 7 án thờ và nhiều bài vị.
B. 8 án thờ và nhiều bài vị.
A. 1997.
C. 1999.

TỔNG KẾT THAM QUAN
-
Dặn dò về nhà viết bảng tường thuật
những điều nghe, thấy khi đi tham quan di
tích Văn Miếu Diên Khánh.
- Kể lại với gia đình, bạn bè những điều
nghe, thấy khi đi tham quan di tích Văn
Miếu Diên Khánh.
- Nhận xét tinh thần, thái độ học sinh khi đi
tham quan quan.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×