Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Lịch sử lớp 6 - Kiểm tra học kì I ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (215.53 KB, 7 trang )

Kiểm tra học kì i
I – Mục tiêu
HS cần đạt:
1. Có được những kiến thức tổng hợp về lịch sử thế giới cổ đại và lịch
sử dân tộc từ khi có con người đến thời đại Văn Lang - Âu Lạc.
2. Có thái độ tích cực, trung thực trong kiểm tra, đánh giá; có sự hào
hứng, say mê với bộ môn Lịch sử.
3. Đánh giá các kĩ năng thực hành và làm bài tập lịch sử.
II – đề bài
(Đã in và lưu)
III – Hướng dẫn chấm
(Đã in và lưu)
Ngày tháng năm 2009
Chương III
Thời kì bắc thuộc
và đấu tranh giành độc lập
Tiết 19. Bài 17
Cuộc khởi nghĩa hai bà trưng (năm 40)
I – Mục tiêu
HS cần đạt:
1. Nắm được hoàn cảnh đất nước ta sau thất bại của An Dương Vương
và nguyên nhân bùng nổ cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng; nguyên nhân thắng
lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa.
2. Biết tìm hiểu nguyên nhân và ý nghĩa của sự kiện lịch sử; bước đầu
biết sử dụng và có kĩ năng cơ bản về vẽ và đọc bản đồ.
3. Có ý thức căm thù quân xâm lược, tình cảm tự hào, tự tôn dân tộc;
biết ơn Hai Bà Trưng và tự hào về truyền thống phụ nữ Việt Nam.

II – phương tiện
- Lược đồ Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng và cuộc kháng chiến chống
quân xâm lược Hán;


- Tranh ảnh, chuyện kể, ca dao về cuộc khởi nghĩa Hai bà Trưng;

III – Tổ chức các hoạt động
* Kiểm tra bài cũ
- ND: Trình bày nguyên nhân thất bại của An Dương Vương trong
cuộc kháng chiến chống quan xâm lược Triệu Đà.
- HT: Kiểm tra miệng.
- Y/c: (x.Bài 15).
* Giới thiệu bài
- Chính sách cai trị tàn bạo của nhà Hán đã đẩy nhân dân ta đến trước
những thử thách nghiêm trọng.
- Nhân dân ta quyết không chịu làm nô lệ, đã nổi dậy đấu tranh, mở
đầu là cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
* Hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy và trò kiến thức cần đạt
Hoạt động 1
* Giảng (theo SGK)
* HD nghiên cứu SGK và quan
sát lược đồ:
- Tình hình nước ta sau thất bại
của An Dương Vương (179.TCN)
có gì thay đổi?
- Giới thiệu về sự ra đời nhà
Hán và âm mưu của chúng.
- Nhà Hán đã thi hành những
chính sách gì đối với nước ta?
Những việc làm của chúng nhằm
mục đích gì?
1. Nước Âu Lạc từ thế kỉ II.TCN đến
thế kỉ I có gì thay đổi?



- Triệu Đà sát nhập Âu Lạc vào Nam
Việt
- Nhà Hán chia lại đơn vị hành chính
và sắp đặt lại bộ máy cai trị:
+ Chia Âu Lạc thành ba quận, gộp với
sáu quận của Trung Quốc tành Châu
Giao (âm mưu chiếm đóng lâu dài và
xoá tên nước ta, biến nước ta thành bộ
phận lãnh thổ Trung Quốc).







* Kể chuyện thái thú Tô Định:
- Những việc làm của thái thú
Tô Định nói lên điều gì?
- Em có nhận xét gì về đời sống
của nhân dân ta và thái độ của họ
đối với nhà Hán?

Hoạt động 2
* Giảng (theo SGK)
* HD nghiên cứu SGK:
- Nêu những nguyên nhân bùng
nổ cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.

- Đọc lời thề của Trưng Trắc;
+ Từ quận trở lên do quan lại người
Hán cai trị (nắm giữ những chức vụ
quan trọng); dưới quận để cho người
Việt cai quản (phân biệt đối xử; dùng
người Việt trị người Việt).
+ Chính sách bóc lột nặng nề (vơ vét
của cải)
+ Đưa người Hán sang ở lẫn với người
Việt; bắt nhân dân ta phải theo phong
tục của người Hán (âm mưu đồng hoá)

- Quan lại người Hán tham lam, tàn
bạo

=> Nhân dân bị đối xử tàn tệ, cuộc
sống khốn khổ, lầm than, ; tất cả các
tầng lớp nhân dân đều căm phẫn chính
quyền đô hộ

2. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng
- Qua bốn câu thơ, em hãy cho
biết mục tiêu của cuộc khởi nghĩa


* HD quan sát lược đồ và nghiên
cứu SGK:
- (GV) tường thuật, kết hợp chỉ
bản đồ;
- Nêu những diễn biến chính

của cuộc khởi nghĩa.
* HD thảo luận:
- Nêu nguyên nhân thắng lợi
của cuộc khởi nghĩa.
- Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa
có ý nghĩa như thế nào?
bùng nổ

* Nguyên nhân:
- ách đô hộ, thống trị tàn bạo của nhà
Hán;
- Để trả nợ nước, thù nhà.
* Mục tiêu:
- Giành độc lập cho Tổ quốc;
- Nối lại sự nghiệp của các vua Hùng;
- Trả thù nhà;
- Lập công danh
* Diễn biến:
- Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở
Hát Môn;
- Nghĩa quân làm chủ Mê Linh, tiến
đánh Cổ Loa và Luy Lâu;
- Khởi nghĩa thắng lợi.
* Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa
lịch sử:
- Được toàn thể nhân dân ủng hộ,
hưởng ứng;

- Báo hiệu thế lực phong kiến phương
Bắc không thể cai trị vĩnh viễn nước ta.


* Củng cố và hướng dẫn học ở nhà
1. Tổng kết
- Điểm lại các sự kiện chính toàn bài;
- Đọc lời nhận xét của Lê Văn Hưu.

2. Câu hỏi, bài tập
- Câu hỏi ôn bài (SGK).
- Bài tập (Vở bài tập. NXBGD)
- Vẽ lược đồ Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
3. Chuẩn bị bài sau
- Đọc SGK, quan sát lược đồ; tranh ảnh, để trả lời các câu hỏi trong
mỗi mục của bài học.
- Vẽ lược đồ, tranh minh hoạ.
- Sưu tầm tư liệu.
* Đánh giá, rút kinh nghiệm giờ dạy

















×