Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

SỰ RA ĐỜI CỦA THÀNH THỊ VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THƯƠNG MẠI TÂY ÂU - Lịch sử lớp 10 pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (211.54 KB, 14 trang )

SỰ RA ĐỜI CỦA THÀNH THỊ VÀ SỰ PHÁT TRIỂN
CỦA THƯƠNG MẠI TÂY ÂU


I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau khi học xong bài học yêu cầu HS cần :
1. Kiến thức
- Hiểu được nguyên nhân xuất hiện, các hoạt động kinh tế và vai trò
của thành thị.
- Nắm được sự phát triển của thương mại châu Âu, vai trò của các hội
chợ và thương đoàn.
- Nắm được những nét chính những thành tựu văn hoá Tây Âu thời
trung đại.
2. Tư tưởng, tình cảm
Giáo dục cho HS ý thức trân trọng các thành quả lao động của tầng
lớp thị dân và thương nhân Tây Âu.
3. Kỹ năng
- Biết vận dụng các phương pháp logic, đối chiếu so sánh để nhận
thức những nhân tố mới trong xã hội Tây Âu.
- Kĩ năng khai thác lược đồ, tranh ảnh.
II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC
- Sư tầm các tranh ảnh về thành tựu văn hoá trung đại và các hoạt
động thương mại ở các nước Tây Âu.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi: Thế nào là lãnh địa? Các giai cấp trong xã hội phong kiến
Tây Âu và địa vị của từng giai cấp trong xã hội?
2. Giới thiệu bài mới
Cùng với sự ra đời của các quốc gia phong kiến Tây Âu là sự ra đời
và hoạt động của thành thị trung đại, và những thành tựu về văn hoá Tây Âu
trong thời kì này. Để tìm hiểu sự ra đời và hoạt động của các thành thị trung


đại Tây Âu? Sự phát triển của thương mại Tây Âu? Những thành tựu về văn
hoá Tây Âu như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học để trả lời
các câu hỏi nêu trên.

3. Tổ chức các hoạt động trên lớp

Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức cần nắm
Hoạt động 1: Hoạt động nhóm và cá
nhân
1. Sự ra đời và hoạt động kinh tế của
các thành thị trung đại ở Tây Âu
- GV chia lớp thành các nhóm, nhiệm
vụ cụ thể của các nhóm là trả lời các
câu hỏi như sau:

+ Nhóm 1: Tìm hiểu những biến đổi
của lực lượng sản xuất trong nông
nghiệp.

+ Nhóm 2: Tìm hiểu những biến đổi
của lực lượng sản xuất trong thủ công
nghiệp.

- HS làm việc theo nhóm đọc SGK trao
đổi thảo luận và cử đại diện trình bày
kết quả của mình.

- GV nhận xét và chốt ý: - Nguyên nhân:
+ Đối với nhóm 1: Từ thế kỷ X sản
xuất nông nghiệp Tây Âu có 3 biến

đổi: công cụ sản xuất được cải tiến, kĩ
thuật canh tác tiến bộ, khai hoang được
đẩy mạnh với việc diện tích tăng, dẫn
đến sản phẩm xã hội tăng nhanh.
Sự phát triển của lực lượng sản xuất:
Nông nghiệp có 3 biến đổi: công cụ
sản xuất được cải tiến, kĩ thuật canh
tác tiến bộ, khai hoang được đẩy mạnh
với việc diện tích tăng, dẫn đến sản
phẩm xã hội tăng nhanh.
+ Đối với nhóm 2: Trong thủ công + Thủ công nghiệp diễn ra quá trình
nghiệp diễn ra quá tr
ình chuyên môn
hóa mạnh mẽ, nhiều người bỏ ruộng
đất làm nghề thủ công.
chuyên môn hóa mạnh mẽ, nhiều
người bỏ ruộng đất làm nghề thủ công.
- GV nêu câu hỏi: Sự phát triển của
nông nghiệp và nghề thủ công tác động
như thế nào đến xã hội?

- HS trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét và kết luận:
+ Xuất hiện nhiều sản phẩm, nảy sinh
nhu cầu mua bán.

- GV trình bày: Những người thợ thủ
công có nhu cầu tập trung ở những nơi
thuận tiện để sản xuất và mua bán ở
bên ngoài lãnh địa, thành thị đã ra đời.

Những người thợ thủ công có nhu cầu
tập trung ở những nơi thuận tiện để sản
xuất và mua bán ở bên ngoài lãnh địa,
thành thị đã ra đời.
Hoạt động 2: Cá nhân

- GV nêu câu hỏi: Hãy cho biết hoạt
động thủ công và thương mại của
thành thị.

- HS đọc SGK trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét và trình bày phân tích:
Hoạt động của thủ công chủ yếu là
hoạt động của các phường hội.
- Hoạt động của thủ công chủ yếu là
hoạt động của các phường hội.
+ Phường hội là một tổ chức của
những người lao động thủ công cùng
làm một nghề trong các thành thị trung
đại.
+ Phường hội là một tổ chức của
những người lao động thủ công cùng
làm một nghề.
+ Mục đích của phường hội là giữ độc
quyền sản xuất, tiêu thụ sản phẩm,
chống sự áp bức sách nhiễu của các
lãnh chúa.
+ Mục đích nhằm giữ độc quyền sản
xuất, tiêu thụ sản phẩm, chống sự áp
bức sách nhiễu của các lãnh chúa.

+ Phường hội có vai trò phát triển sản
xuất và bảo vệ quyền lợi của thợ thủ
công.
+ Phường hội có vai trò phát triển sản
xuất và bảo vệ quyền lợi của thợ thủ
công.
- GV trình bày rõ: Do sản phẩm tăng
nhanh, xuất hiện tầng lớp thương nhân
thu mua hàng hóa của nơi sản xuất,
bán cho người tiêu thụ, và để bảo vệ
quyền lợi họ lập các thương hội và tổ
chức các hội chợ để thúc đẩy thương
- Thương mại : xuất hiện tầng lớp
thương nhân thu mua hàng hóa của nơi
sản xuất, bán cho người tiêu thụ, và để
bảo vệ quyền lợi họ lập các thương hội
và tổ chức các hội chợ để thúc đẩy
thương mại.
mại.
- GV kết hợp giới thiệu bức tranh “Hội
chợ ở Đức” trong SGK.

- GV nêu câu hỏi: Thành thị trung đại
có vai trò như thế nào?

- HS trả lời câu hỏi.

- GV nhận xét và kết luận: - Vai trò của thành thị:
+ Phá vỡ nền kinh tế tự cấp tự túc,
thúc đẩy sản xuất phát triển, hình thành

thị trường thống nhất.
+ Phá vỡ nền kinh tế tự cấp tự túc,
thúc đẩy sản xuất phát triển, hình thành
thị trường thống nhất.
+ Tạo ra không khí dân chủ tự do trong
các thành thị.
+ Tạo ra không khí dân chủ tự do trong
các thành thị.
Hoạt động 1: Cả lớp và cá nhân 2. Sự phát triển của thương mại Tây
Âu
- Trước hết GV trình bày: Sự phát triển
của thành thị đã thúc đẩy thương mại
châu Âu phát triển, thương mại quốc tế
trở lên cấp thiết, hội chợ xuất hiện từ
sơ kì trung đại nay có điều kiện phát
triển. Trong đó hội chợ Săm-pa-nhơ là
lớn nhất và có ý nghĩa toàn châu Âu.
a) Hội chợ
- Nguyên nhân ra đời: Do sự phát triển
của thành thị đã thúc đẩy thương mại
châu Âu phát triển, hội chợ xuất hiện
từ sơ kì trung đại nay có điều kiện phát
triển.
- HS đọc đoạn chữ nhỏ trong SGK để
thấy được những hoạt động của hội
chợ Săm-pa-nhơ qua đó để HS có biểu
tượng sinh động về hội chợ.

- GV nêu câu hỏi.
- GV nhận xét và chốt ý:

+ Hội chợ là nơi giới thiệu hàng hoá,
mua bán, trao đổi, đặt hàng.
+ Hoạt động: Hội chợ là nơi giới thiệu
hàng hoá, mua bán, trao đổi, đặt hàng.
+ Kích thích thương mại và qua đó
thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

- GV nhấn mạnh thêm: Bên cạnh hoạt
động chính là buôn bán hội chợ còn là
nơi sinh hoạt văn hoá của người lúc đó,
tại đây người ta còn tổ chức những
buổi lễ hội biểu diễn trò nhào lộn, kịch
câm, điều khiển thú
+ Ý nghĩa: Kích thích thương mại và
qua đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Hoạt động 2: Cá nhân
b) Thương đoàn
- GV nêu câu hỏi: Thương đoàn ra đời
trong hoàn cảnh nào?

- HS đọc SGK trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét và chốt ý:
+ Thế kỉ XIII, thương mại trong các
thành thị phát triển mạnh.
+ Việc buôn bán đi xa gặp khó khăn:
nạn cướp biển, chèn ép, không an toàn
trong đi biển Để giúp nhau, các
thương nhân đã lập các thương đoàn.
- Nguyên nhân ra đời: Thương mại
trong các thành thị phát triển mạnh,

song việc buôn bán đi xa gặp khó
khăn: nạn cướp biển, chèn ép, không
an toàn trong đi biển Để giúp nhau,
các thương nhân đã lập các thương
đoàn.
- GV nhấn mạnh: Khái niệm thế nào là
thương đoàn: Là tổ chức nghề nghiệp
của thương nhân, mục đích là giúp đỡ
nhau vận chuyển hàng hoá, bảo vệ dọc
đường
Thương đoàn: Là tổ chức nghề nghiệp
của- thương nhân, mục đích là giúp đỡ
nhau vận chuyển hàng hoá, bảo vệ dọc
đường
đi. Thương đoàn là liên minh chính trị
của các thành thị. Mỗi thương nhân
buôn bán độc lập bằng vốn của mình.

- HS đọc đoạn chữ nhỏ trong SGK để
thấy được địa vị của các thương đoàn
trong việc buôn bán ở các nước Bắc
Âu.

Hoạt động 2: Nhóm

- HS làm việc theo nhóm và trả lời câu
hỏi: Nêu hoạt động của thương đoàn?

- GV nhận xét và kết luận: - Hoạt động:
+ Các thương đoàn lập các thương

điếm ở các thành thị để buôn bán.
+ Các thương đoàn lập các thương
điếm ở các thành thị để buôn bán.
+ Các thương nhân có cửa hàng cửa
hiệu, kho tàng để buôn bán.
+ Các thương nhân có cửa hàng cửa
hiệu, kho tàng để buôn bán.
+ Hoạt động của thương đoàn đã thúc
đẩy sự phát triển của thương mại 
xuất hiện những trung tâm thương mại
lớn.

- GV trình bày rõ thêm: Ở châu Âu
xuất hiện những trung tâm thương mại
lớn gắn liền với các thương đoàn như ở
Luân Đôn (Anh), Bruy-gơ (Nê-đéc-
lan) đặc biệt là Bruy-gơ được gọi là
thành phố của thế giới.

- GV nêu câu hỏi: Hãy cho biết vai trò
của thương đoàn?

- HS trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét và chốt ý: - Vai trò:
+ Góp phần làm kinh tế hàng hoá phát
triển.
+ Góp phần làm kinh tế hàng hoá phát
triển.
+ Bộ mặt thành thị châu Âu thay đổi.
Thị dân trở nên giàu có, nhiều công

trình có giá trị được xây dựng.
+ Bộ mặt thành thị châu Âu thay đổi.
Thị dân trở nên giàu có, nhiều công
trình có giá trị được xây dựng.
- GV nêu rõ: Từ giữa thế kỷ XV trở đi,
do sự kìm hãm của nhà nước phong
kiến, các thương hội hoạt động yếu
dần.

Hoạt động 1: Cả lớp và cá nhân 3. Văn hoá Tây Âu thời trung đại
- Trước hết GV trình bày và phân tích:
Văn hoá Tây Âu thế kỉ X (sơ kì) còn
nghèo nàn, ít phát triển, tuy nhiên
những hoạt động giải trí khác như ca
hát, nhảy múa, hoạt động cung kiếm lại
thịnh hành.
a) Văn hoá sơ kì
- Văn hoá sơ kì còn nghèo nàn, ít phát
triển.
- GV nêu câu hỏi: Nguyên nhân của
văn hoá sơ kì Tây Âu kém phát triển?

- HS đọc SGK trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét bổ sung và chốt ý: Do
nền kinh tế đóng kín, tự cấp tự túc,
lãnh chúa lười biếng không quan tâm
đến học vấn, nhiều người không biết
chữ.

- GV trình bày: Giai cấp phong kiến

lấy giáo lí của đạo Ki-tô là hệ tư tưởng
chính thống, nhiệm vụ giáo dục là đào
tạo giáo sĩ, vì vậy trường học gắn liền
với nhà thờ.
- Giai cấp phong kiến lấy giáo lí của
đạo Ki-tô là hệ tư tưởng chính thống.
Hoạt động 2: Cả lớp và cá nhân
- GV trình bày: Thế kỉ XI trở đi một
nền giáo dục được hình thành, là cơ sở
để hình thành các trường đại học ở thế
kỉ XI - XIII.

- GV nêu câu hỏi: Hãy cho biết tên các
trường đại học ở Tây Âu được hình
thành trong thời gian này?
b) Văn hoá trung kì trung đại
- Có bước phát triển khởi sắc.
- HS trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét và kết luận: Các trường
đại học được xây dựng như Bô-lô-nha
(I-ta-li-a), Xoóc-bon (Pháp), Cam-bơ-
rít (Anh).

GV nhấn mạnh các trường đại học
không chỉ nghiên cứu thần học mà
nhiều môn khác nhất là triết học. Ra
đời triết học kinh viện.
- Nhiều trư
ờng đại học ra đời, nội dung
học tập không chỉ nghiên cứu thần học

mà còn có cả triết học.
- GV hỏi: Nêu thành tựu về văn học
trung kì trung đại?

- HS đọc SGK trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét và kết luận: Phát triển
với hai dòng văn học chính là văn học
kị sĩ với những bản anh hùng ca như
Bài ca Rô-lăng, Bài ca Xít, Văn học
thành thị bao gồm các hình thức thơ,
kịch và truyện.
- Văn học:
+ Dòng văn học kị sĩ với những bản
anh hùng ca.

- GV nêu câu hỏi: Kiến trúc trung kì
trung đại có thành tự gì?
+ Văn học thành thị: thơ kịch, truyện
ngắn.
- HS trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét và chốt ý: Nhiều nhà
thờ được xây dựng theo phong cách
Rô-ma và Gô-tích.
- Kiến trúc: Mang đậm phong cách Rô-
ma và Gô-tích.

4. Sơ kết bài học
- GV kiểm tra hoạt động nhận thức của HS với việc yêu cầu HS giải
thích khái niệm thế nào là hội chợ và thương đoàn? Nguyên nhân sự ra đời
và vai trò, hoạt động của thành thị trung đại, thương đoàn?

5. Dặn dò, ra bài tập về nhà
- Học bài cũ, đọc trước bài mới.
- Trả lời câu hỏi trong SGK.

×