Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Lịch sử 10 - CẢI CÁCH TÔN GIÁO VÀ CHIẾN TRANH NÔNG DÂN pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.17 KB, 9 trang )

CẢI CÁCH TÔN GIÁO VÀ CHIẾN TRANH NÔNG DÂN


I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau khi học xong bài học yêu cầu HS cần:
1. Kiến thức
- Nắm được nguyên nhân vì sao giai cấp tư sản muốn cải cách tôn
giáo? Nội dung của cải cách tôn giáo.
- Nắm được nguyên nhân, diễn biến, ý nghĩa của cuộc chiến tranh
nông dân Đức.
2. Kĩ năng
Rèn luyện HS phương pháp phân tích cơ cấu, phân tích tình hình xã
hội để thấy rõ nguyên nhân của cải cách tôn giáo và chiến tranh nông dân.
3. Tư tưởng
Giáo dục thế giới quan khoa học thông qua việc trình bày sự hủ bại
của Giáo hội và thấy rõ vai trò của quần chúng nhân dân đối với chiến tranh
nông dân.
II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC
- Sưu tầm tranh ảnh về các nhà cải cách tôn giáo, một số nhà thờ.
- Bản đồ thế giới để trình bày về sự phát triển của tôn giáo.
- Bản đồ nước Đức.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi 1: Hoàn cảnh nào dẫn đến phong trào Văn hoá Phục hưng?
Những thành tựu chính?
Câu hỏi 2: Ý nghĩa của phong trào Văn hoá Phục hưng?
2. Dẫn dắt vào bài mới
Tiếp theo phong trào Văn hoá Phục hưng, cuộc đấu tranh chống
phong kiến của giai cấp tư sản các nước Tây Âu diễn ra dưới hình thức cải
cách tôn giáo và chiến tranh nông dân, để tìm hiểu nguyên nhân, diễn biến
của cuộc cải cách tôn giáo và chiến tranh nông dân ở Đức diễn ra như thế


nào? Ý nghĩa của các cuộc đấu tranh đó ra sao? Bài học hôm nay sẽ trả lời
các câu hỏi nêu trên.
3. Tổ chức các hoạt động trên lớp

Hoạt động của thầy và trò Kiến thức cơ bản HS cần nắm vững
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp và cá
nhân
1. Cải cách tôn giáo
- Trước hết GV trình bày và phân tích:
Thời trung đại, vương quyền phong

kiến gắn chặt với thần quyền, Giáo hội
là chỗ dựa vững chắc của chế độ phong
kiến, giáo lí của nó là hệ tư tưởng của
giai cấp phong kiến. Giáo hội vừa
thống trị về mặt tinh thần vừa bóc lột
nông nô về kinh tế như là một lãnh
chúa.
- Tổ chức cho HS đọc đoạn chữ nhỏ
trong SGK để thấy được điều này.

- GV nêu câu hỏi: Nguyên nhân dẫn
đến cải cách tôn giáo?

- HS dựa vào SGK trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét bổ sung và chốt ý:
Chính sự phản động, ngăn cản hoạt
động của Giáo hội đối với giai cấp tư
sản đã dẫn đến sự bùng nổ của phong
trào cải cách tôn giáo.

- Nguyên nhân: Sự phản động, ngăn
cản hoạt động của Giáo hội đối với giai
cấp tư sản đã dẫn đến sự bùng nổ của
phong trào cải cách tôn giáo.
- GV trình bày và phân tích kết hợp với
việc chỉ trên bản đồ châu Âu về địa
điểm các nước diễn ra phong trào cải
- Nét chính về phong trào: Diễn ra
khắp các nước Tây Âu. Đi đầu là Đức,
Thụy Sĩ sau đó Bỉ, Hà Lan, Anh. Nổi
cách tôn giáo: Phong trào cải cách tôn
giáo diễn ra khắp các nước Tây Âu. Đi
đầu là Đức, Thụy Sĩ sau đó Bỉ, Hà
Lan, Anh. Nổi tiếng nhất là cuộc cải
cách của Lu-thơ (1483 - 1546) ở Đức
và của Can-vanh (1509 - 1564) người
Pháp tại Thụy Sĩ.
tiếng nhất là cuộc cải cách của Lu-thơ
ở Đức và của Can-vanh tại Thụy Sĩ.
- GV kết hợp với việc giới thiệu tranh
ảnh về hai nhà cải cách tôn giáo Lu-thơ
và Can-vanh.

- GV nêu câu hỏi: Nội dung của cải
cách tôn giáo?
- Nội dung :
- HS đọc SGK trả lời câu hỏi. HS khác
bổ sung cho bạn.
- GV nhận xét và chốt ý:
+ Không muốn thủ tiêu tôn giáo, dùng

những biện pháp ôn hòa để quay về
giáo lí Ki-tô nguyên thủy.
+ Không muốn thủ tiêu tôn giáo, dùng
những biện pháp ôn hòa để quay về
giáo lí Ki-tô nguyên thủy.
+ Đòi thủ tiêu vai trò của Giáo hội,
Giáo hoàng, đòi bãi bỏ các thủ tục và
nghi lễ phiền toái.
+ Đòi thủ tiêu vai trò của Giáo hội,
Giáo hoàng, đòi bãi bỏ các thủ tục và

nghi lễ phiền toái.
GV nhấn mạnh, cải cách được nhân
dân ủng hộ, nhưng Giáo hội lại phản
ứng mạnh mẽ, dẫn đến sự phân hóa
trong xã hội Tây Âu thành hai phe:
Tân giáo và Cựu giáo (Ki-tô giáo)

Hoạt động 2: Làm việc cá nhân

- GV nêu câu hỏi: Ý nghĩa của cải cách
tôn giáo và Văn hoá Phục hưng?

- HS dựa vào vốn hiểu biết của mình
qua nội dung đã học và SGK trả lời.

- GV nhận xét, bổ sung và chốt ý: - Ý nghĩa:
+ Là cuộc đấu tranh công khai đầu tiên
trên lĩnh vực văn hoá tư tưởng của giai
cấp tư sản chống lại chế độ phong

kiến.
+ Là cuộc đấu tranh công khai đầu tiên
trên lĩnh vực văn hoá tư tưởng của giai
cấp tư sản chống lại chế độ phong
kiến.
+ Cổ vũ và mở đường cho nền văn hoá
châu Âu phát triển cao hơn.
+ Cổ vũ và mở đường cho nền văn hoá
châu Âu phát triển cao hơn.
Hoạt động 1: Làm việc cá nhân và cả
lớp
2. Chiến tranh nông dân Đức
- GV nêu câu hỏi: Tại sao lại diễn ra
cuộc chiến tranh nông dân Đức?

- HS dựa vào SGK trả lời câu hỏi.
- GV trình bày và phân tích: Sau cải
cách tôn giáo nền kinh tế Đức thấp
kém, chậm phát triển trong cả nông
nghiệp, công nghiệp và thương nghiệp,
chế độ phong kiến bảo thủ cản trở sự
vươn lên của giai cấp tư sản.




- Nguyên nhân:
Nông dân bị áp bức bóc lột nặng nề, do
tiếp thu tư tưởng cải cách tôn giáo.
+ Chế độ phong kiến bảo thủ cản trở

sự vuơn lên của giai cấp tư sản.
- GV nhấn mạnh: Nước Đức vào các
thế kỉ V - XVI có nhiều hình ảnh khác
nhau: Ở các thành thị lớn nền kinh tế
hàng hoá rất phát triển. Trong khi đó ở
nông thôn, nông dân sống đau khổ
dưới chế độ phong kiến phân quyền
thối nát của Giáo hoàng Thiên chúa.
+ Nông dân bị áp bức bóc lột nặng nề,
do tiếp thu tư tưởng cải cách tôn giáo.
- Tiếp theo GV trình bày và phân tích,
kết hợp với chỉ diễn biến cuộc chiến

- Diễn biến:
tranh trên lược đồ.
+ Từ mùa xuân năm 1524 cuộc đấu
tranh đã có tính chất quyết liệt, mở đầu
cho cuộc chiến tranh nông dân thực sự.
Lãnh tụ kiệt xuất của phong trào là Tô-
mát Muyn-xơ.
+ Từ mùa xuân năm 1524 cuộc đấu
tranh đã có tính chất quyết liệt, mở đầu
cho cuộc chiến tranh nông dân thực sự.
Lãnh tụ kiệt xuất của phong trào là Tô-
mát Muyn-xơ.
- GV khai thác ảnh Tô-mát Muyn-xơ
kết hợp với việc giới thiệu về tiểu sử
và những đóng góp của ông.
+ Phong trào nông dân đã giành thắng
lợi bước đầu, đã đi đến đòi thủ tiêu chế

độ phong kiến.
Phong trào nông dân đã giành thắng lợi
bước đầu, đã đi đến đòi thủ tiêu chế độ
phong kiến. Trước sự phát triển của
phong trào, giới quí tộc phong kiến và
tăng lữ Đức đã dùng mọi thủ đoạn, dốc
mọi lực lượng đàn áp. Phong trào nông
dân bị thất bại.

Hoạt động 2: Cá nhân

- GV nêu câu hỏi: Nêu nguyên nhân
chiến tranh thất bại.

- HS trả lời câu hỏi. - Nguyên nhân thất bại:
- GV chốt ý: Thiếu sự lãnh đạo thống
nhất trên toàn quốc, thiếu sự đoàn kết
các giai cấp trong xã hội.
+ Thiếu sự lãnh đạo thống nhất trên
toàn quốc.

- Tiếp theo GV nêu câu hỏi: Ý nghĩa
của chiến tranh nông dân Đức?
+ Thiếu sự đoàn kết các giai cấp trong
xã hội.
- HS đọc SGK tự trả lời câu hỏi. - Ý nghĩa:
- GV nhận xét, bổ sung và chốt ý: Là
một sự kiện lịch sử lớn lao, nó biểu
hiện tinh thần đấu tranh quyết liệt và
phí phách anh hùng của nông dân Đức

đấu tranh chống lại giáo hội phong
kiến. Nó cũng báo hiệu sự khủng
hoảng suy vong của chế độ phong
kiến.

+ Là một sự kiện lịch sử lớn lao, nó
biểu hiện tinh thần đấu tranh quyết liệt
và phí phách anh hùng của nông dân
Đức đấu tranh chống lại giáo hội
phong kiến.
+ Báo hiệu sự khủng hoảng suy vong
của chế độ phong kiến.

4. Sơ kết bài học
GV tổ chức cho HS trả lời các câu hỏi: Nguyên nhân, nội dung của
cuộc cải cách tôn giáo? Nguyên nhân và diễn biến chiến tranh nông dân ở
Đức diễn ra như thế nào? Ý nghĩa của các cuộc đấu tranh đó ra sao?
5. Dặn dò, bài tập về nhà
- Bài tập:
Lập bảng thống kê về phong trào Văn hoá Phục hưng, cải cách tôn
giáo và chiến tranh nông dân Đức theo nội dung sau:

×