NƯỚC MĨ GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI
I. Mục tiêu bài học.
1. Về kiến thức: Làm cho học sinh nắm được sự vươn lên về kinh tế của
Mĩ từ su chiến tranh thế giới thứ nhất. Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 –
1933 tác động đến nước Mĩ và chính sách của tổng thống Rudơven.
2. Về thái độ, tình cảm, tư tưởng: Làm cho học sinh nhận thức rõ bản
chất của chủ nghĩa tư bản Mĩ, những bất công trong lòng xã hội tư bản.
3. Về kĩ năng: Rne luyện kĩ năng phân tích số liệu để hiểu bản chất sự
kiện.
II. Thiết bị, tài liệu dạy – học.
Lược đồ nước Mĩ sau chiến tranh, tranh ảnh về nứoec Mĩ
III. Tiến trình tổ chức dạy học.
1.Kiểm ra bài cũ.
Quá trình lên nắm quyền của Đảng Quốc xã diễn ra như thế nào ?
2.Dẫn dắt vào bài mới.
3.Tổ chức các hoạt động dạy và học trên lớp.
Hoạt động của Thầy – trò Kiến thức cơ bản HS cần nắm
I. NƯỚC MĨ TRONG NHỮNG
NĂM 1918-1929.
1. Tình hình kinh tế.
- Những năm 20 của thế kỷ XX Mĩ
bước vào thời kỳ phồn thịnh, là nước
giàu nhất thế giới.
- Nguyên nhân:
+ Thu nhiều lợi nhuận do buôn bán
vũ khí trong chiến tranh
+ Không bị chiến tranh tàn phá.
+ Cải tiến kĩ thuật, mở rộng sản xuất
- Biểu hiện của sự phát triển kinh tế
Mĩ:
+ Sản lượng công nghiệp chiếm 48%
của TG
+ Đứng đầu thế giới về SX ôtô, thép,
dầu mỏ…
+ Nắm 60% dự trữ vàng của thế giới.
- Hạn chế :
+ Phát triển KT chạy theo lợi nhuận,
theo CN tự do thái quá
+ Mất cân đối giữa các ngành CN,
giữa CN – NN.
2. Tình hình chính trị, xã hội.
- Chính trị
+ Chính phủ Mĩ đề cao sự phồn vinh
c+ Thi hành chính sách ngăn chặn
công nhân đấu tranh, đàn áp những
người tiến bộ.của nền kinh tế
-Xã hội
+ Người lao động luôn phải đối phó
với thất nghiệp, bất công xã hội và
phân biệt chủng tộc,
+ Phong trào đấu tranh của công
nhân diễn ra mạnh mẽ.
- Tháng 5-1921 Đảng Cộng sản Mĩ
ra đời đánh dấu bước phát triển của
phong trào công nhân
II. NƯỚC MĨ TRONG NHỮNG
NĂM 1929 – 1939
1. Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929
– 1933 ở Mĩ.
- Khủng hoảng nổ ra vào tháng
10.1929 bắt đầu trong lĩnh vực tài
chính ngân hàng.
- Khủng hoảng đã phá hủy nghiêm
trọng các ngành sản xuất công, nông
và thương nghiệp.
- Công nghiệp chỉ còn 53.8%, 40%
tổng số ngân hàng phải đóng cửa.
2. Chính sách mới của Tổng thống
Mĩ Ru-dơ-ven.
- Nội dung của chính sách kinh tế
mới.
+ Chính phủ thực hiện các biện pháp
để giải quyết thất nghiệp.hà nước
tích cực can thiệp vào đời sống kinh
tế.
+ Thông qua các đạo luật để phục
hồi kinh tế như đạo luật ngân hàng,
phục hưng công nghiệp, điều chỉnh
nông nghiệp.
- Ý nghĩa của Chính sách mới
+ Nền kinh tế được phục hồi và tiếp
tục tăng trưởng
+ Xoa dịu được mâu thuẫn giai cấp
+ Chế độ dân chủ tư sản vẫn được
duy trì.
- Chính sách đối ngoại.
+ Thi hành chính sách láng giềng
thân thiện với các nước Mĩ latinh.
+ Thông qua các đạo luật để giữ vai
trò trung lập trước sự xung đột quốc
tế.
4. Sơ kết bài học.
- Cũng cố:
+ Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 đối với nước Mĩ
?
+ Những nội dung chủ yếu của Chính sách kinh tế mới của Mĩ ?
- Dặn dò:
+ Học bài cũ, trả lời các câu hỏi sách giáo khoa. Nghiên cứu bài 14.
- Ra bài tập:
+ Em có suy nghĩ gì về chính sách đối ngoại của Mĩ ? Chính sách đó đã
ảnh hưởng như thế nào đến tình hình thế giới ?