Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Tham luận báo cáo điển hình tiên tiến 5 năm 2005 - 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.44 KB, 5 trang )

Phòng GD&ĐT Tuyên Hoá Cộng hoà x hội chủ nghĩa Việt Namã
Trờng THCS Mai Hoá Độc lập Tự do Hạnh phúc

Bản tham luận về Sử dụng thiết bị thí nghiệm trong dạy
học môn Vật lí bậc THCS Tại hội nghị điển hình tiên tiến
giai đoạn 2005 - 2010

Kính tha quý vị đại biểu, tha toàn thể hội nghị!
Trớc hết tôi xin gửi tới quý vị đại biểu và toàn thể hội nghị lời chào trân trọng và lời
chúc tốt đẹp nhất, kính chúc quý vị đại biểu và các đồng chí tham dự hội nghị sức
khỏe hạnh phúc và thành đạt. Chúc hội nghị thành công tốt đẹp.
Kính tha quý vị đại biểu và toàn thể hội nghị!
Trong 5 năm qua, cùng với việc đổi mới nội dung, hình thức thi đua. Bản thân tôi
đã hoàn thành tốt các lĩnh vực công tác, các chỉ tiêu đợc giao. Nâng cao chất lợng
giáo dục toàn diện, đổi mới phơng pháp giảng dạy, tạo đợc sự chuyển biến tích cực
trong việc nâng cao chất lợng bộ môn cũng nh giáo dục toàn diện cho học sinh.
Về công tác đổi mới phơng pháp giảng dạy bộ môn: Đây là nhiệm vụ chính trị
trọng tâm của bản thân, vì vậy bản thân tôi đã không ngừng nổ lực phấn đấu để hoàn
thành nhiệm vụ này. Để nâng cao chất lợng của bộ môn và các giờ dạy đạt kết quả
tốt đòi hỏi mỗi giáo viên không những phải nắm vững kiến thức, nghiên cứu kĩ bài
giảng mà còn phải biết sáng tạo, không ngừng đổi mới phơng pháp dạy học để phù
hợp với đặc trng từng bộ môn và điều kiện đặc điểm của học sinh các lớp. Đặc biệt
phải biết khai thác triệt để và vận dụng một cách tối đa thiết bị dạy học, các phơng
tiện hiện đại hỗ trợ cho quá trình lên lớp. Bộ môn Vật lí là bộ môn thực nghiệm, t t-
ởng chủ đạo của các SGK Vật lí phổ thông là nội dung kiến thức đợc hình thành
phần lớn thông qua các thí nghiệm và thực hành. Điều đó không chỉ tích cực hoá việc
học tập của học sinh mà còn rèn luyện kĩ năng sử dụng thiết bị, đồ dùng trong cuộc
sống, rèn luyện thái độ, đức tính kiên trì, tác phong làm việc của ngời làm khoa học
trong thời đại công nghệ. Hiện nay các trờng đã đợc trang bị nhiều phơng tiện, thiết
bị dạy học đáp ứng đủ nhu cầu dạy và học theo chơng trình nội dung SGK mới. Tuy
nhiên làm thế nào để sử dụng thiết bị thí nghiệm một cách có hiệu quả trong các giờ


lên lớp. Qua sử dụng thiết bị dạy học môn Vật lí trong những năm qua của bản thân
và bạn bè đồng nghiệp tôi đã đúc rút ra đợc một số kinh nghiệm về Sử dụng thiết bị
thí nghiệm trong dạy học môn Vật lí bậc THCS. Qua hội nghị này tôi xin đợc trao
đổi những giải pháp tốt nhất nhằm mục đích nâng cao chất lợng các tiết dạy Vật lí ở
trờng THCS.
1. Tầm quan trọng của thí nghiệm vật lí: Các thiết bị thí nghiệm vật lí là điều
kiện, phơng tiện và nguồn tri thức không thể thiếu trong quá trình học tập của học
sinh. Thông qua hoạt động với các thiết bị thí nghiệm Vật lý, học sinh tiếp cận đợc
với hình ảnh mô phỏng thực tế, rèn luyện các kĩ năng thực tế, rèn luyện các kĩ năng
quan sát, thu thập và xử lí thông tin, hớng tới việc hình thành những năng lực cần
thiết của ngời lao động mới.
Theo quan điểm lí luận dạy học thì thí nghiệm vật lí đóng vai trò cực kì quan trọng
trong tiến trình đổi mới phơng pháp dạy học phát huy tích cực, chủ động sáng tạo
của học sinh.
- Thí nghiệm có thể sử dụng trong tất cả các giai đoạn khác nhau của tiến trình dạy
học: đề xuất nghiên cứu, giải quyết vấn đề (hình thành kiến thức, kỹ năng mới )
củng cố kiến thức và kiểm tra đánh giá kiến thức kỹ năng, kỹ xảo của học sinh.
- Thí nghiệm góp phần vào việc phát triển toàn diện cho học sinh: Nhờ thí nghiệm
học sinh có thể hiểu sâu hơn bản chất Vật lí của hiện tợng, định luật, quá trình đ ợc
nghiên cứu và do đó khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn sẽ linh hoạt và hiệu
quả hơn.
- Thí nghiệm là phơng tiện giáo dục tổng hợp cho học sinh: qua thí nghiệm học
sinh có cơ hội rèn luyện kỹ năng kỹ xảo thực hành, rèn luyện những phẩm chất của
ngời lao động mới nh đức tính cẩn thận, kiên trì, trung thực.
- Thí nghiệm là phơng tiện kích thích hứng thú học tập của học sinh, nhờ đó làm
cho các em tích cực sáng tạo hơn trong quá trình nhận thức, hỗ trợ tích cực giáo viên
thực hiện đổi mới phơng pháp dạy học.
- Thí nghiệm là phơng tiện tổ chức các hình thức hoạt động của học sinh. Qua thí
nghiệm đòi hỏi học sinh phải làm việc tự lực hoặc phối hợp tập thể, nhờ đó có thể
phát huy vai trò cá nhân hoặc tính cộng đồng trách nhiệm trong công việc của các

em.
- Thí nghiệm vật lý góp phần đơn giản hoá các hiện tợng và quá trình Vật lý, tạo
trực quan sinh động, hỗ trợ cho t duy trìu tợng của học sinh. Các hiện tợng xẩy ra
trong tự nhiên cực kì phức tạp, có mối liên hệ chằng chịt với nhau, nhng nhờ thí
nghiệm Vật lý đã làm đơn giản hoá các hiện tợng, làm nổi bật những khía cạnh cần
nghiên cứu của từng hiện tợng và quá trình, giúp học sinh dễ quan sát, dẽ theo dõi và
tiếp thu bài.
Trên cơ sở đó, có thể nói rằng thí nghiệm Vật lý là một trong những phơng pháp dạy
học Vật lý ở trờng phổ thông. Đó là cách thức hoạt động của thầy và trò giúp cho trò
tự chiếm lĩnh kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, đặc biệt là kỹ năng kỹ xảo thực hành.
2. Thực trạng việc sử dụng thiết bị thí nghiệm vật lí của giáo viên và học sinh
hiện nay.
Đổi mới phơng pháp dạy học trong những năm gần đây đã trở thành một yêu cầu
bức thiết, là nội dung hành động chính của ngành Giáo dục- Đào tạo. Những năm
qua nhà trờng đã tích cực chỉ đạo thực hiện đổi mới phơng pháp dạy học, đặc biệt là
công tác sử dụng đồ dùng và thiết bị dạy học. Hầu hết giáo viên đã tích cực hởng ứng
và đã có nhiều cố gắng trong việc đổi mới phơng pháp dạy học, cũng nh thực hiện sử
dụng thiết bị một cách tối đa trong các giờ dạy nhằm nâng cao chất lợng bộ môn và
các tiết học. Nhiều giáo viên có năng lực, tâm huyết với nghề, có khả năng chủ động
sáng tạo, đầu t thời gian, công sức trí tụê để có nhiều giờ dạy tốt, hiệu quả cao.Tuy
nhiên việc sử dụng thiết bị thí nghiệm Vật lý trong dạy học hiện nay của giáo viên
vẫn còn những tồn tại sau đây: Thực tế dạy học trong nhiều năm qua, các giáo viên
Vật lý ngại sử dụng thiết bị thí nghiệm. Đó cũng là do nhiều nguyên nhân nh quá
trình đào tạo, cơ sở vật chất, chất lợng thiết bị, thời gian thí nghiệm, thói quen. Trong
xu thế đổi mới phơng pháp giảng dạy, với cách trình bày mới của SGK, rất nhiều
giáo viên lúng túng với cách sử dụng các thí nghiệm đi kèm. Học sinh cũng không
quen với các thí nghiệm thực, bỡ ngỡ với các thiết bị, vì thế các nội quy trong giờ
thực hành vẫn còn thiếu hiệu lực.
Trên đây là những tồn tại của giáo viên và học sinh khi sử dụng thiết bị thí nghiêm
Vật lý. Muốn giải quyết các khó khăn, tồn tại này chúng ta phải tiến hành đồng bộ,

tích cực, quyết tâm nhằm giúp giáo viên, học sinh có kĩ năng sử dụng thiết bị dạy
học, đa chất lợng giờ dạy ngày một cao hơn.
3. Một số phơng pháp sử dụng thí nghiệm dạy học vật lý:
3.1. Những yêu cầu chung về việc sử dụng thí nghiệm:
* Với giáo viên: - Trớc hết giáo viên phải nghiên cứ kỹ mục tiêu của bài học từ đó
có kế hoạch xây dựng các hoạt động học tập trong tiết học, đặc biệt là các hoạt động
thí nghiệm. Muốn vậy giáo viên phải nghiên cứu kỹ nội dung các thí nghiệm, bài
thực hành trong sách giáo khoa, sách giáo viên và sách hớng dẫn từ đó xác định đợc
thí nghiệm đó thuộc loại thí nghiệm nào?(Đó là thí nghiệm sẽ do giáo viên thực hiện
hay các nhóm học sinh tiến hành).
- Trong mọi trờng hợp, giáo viên cần phải tự mình tiến hành các thí nghiệm
này để lờng trớc các trục trặc và khó khăn mà học sinh có thể gặp phải từ đó có biện
pháp giúp học sinh khắc phục trong quá trình thực hiện ở trên lớp.
- Với cách biên soạn sách giáo khoa theo phơng pháp đổi mới, có nhiều bài
trong một tiết học nhiều thí nghiệm và đợc quy định trong chơng trình là thí nghiệm
do học sinh tự làm. Nhng nếu giáo viên xét thấy không có đủ điều kiện( thiếu dụng
cụ, bàn ghế cha đảm bảo .) và thấy những thí nghiệm này không yêu cầu cao về kỹ
năng thực hành, không làm ảnh hởng đến quá trình nhận thức của học sinh thì có thể
chuyển thành thí nghiệm biểu diễn của giáo viên.( Ví dụ: Thí nghiệm về tác dụng
hoá học của dòng điện SGK Vật lí 7).
Khi phát huy tính tích cực của HS cáng cao thì càng có thể xảy ra nhiều tình
huống khác với dự kiến của giáo viên. Do đó GV cần cân nhắc , xác định hoạt động
trọng tâm, phân bổ thời gian hợp lí để dành thời gian cho các hoạt động sau: Giới
thiệu dụng cụ thí nghiệm, cách tiến hành thí nghiệm; Định hớng học sinh quan sát
thí nghiệm; Hớng dẫn học sinh thu thập xử lí thông tin, thảo luận nhóm và rút ra kết
luận cần thiết.
- Với những thí nghiệm do học sinh thực hiện giáo viên cũng cần lu ý hớng dẫn
học sinh rèn một số kỹ năng sau:
+ Bớc đầu định hớng cho học sinh nghiên cứu, nắm rõ mục đích của thí nghiệm
hoặc của bài thực hành. Từ đó học sinh biết quan sát một cách có mục đích, có kế

hoạch (giáo viên có thể tổ chức cho học sinh trao đổi trong nhóm về mục đích và kế
hoạch quan sát rồi mới quan sát).
- Lu ý học sinh chú ý tới việc ghi chép các thông tin thu đợc, lập thành biểu bảng
một cách trung thực.
- Khi hớng dẫn học sinh làm thí nghiệm, làm bài thực hành giáo viên cần phải h-
ớng dẫn học sinh thực hiện đúng nội quy thực hành an toàn khi làm thí nghiệm.
* Với học sinh: - Học thuộc bài cũ, trả lời và làm đầy đủ các bài tập về nhà.
- Đọc và nghiên cứu kỹ bài mới, kể sẵn bảng, phiếu học tập hoặc mẫu báo cáo
thí nghiệm theo yêu cầu của giáo viên vào vở bài tập.
- Trên lớp chú ý lắng nghe và thực hiện các yêu cầu của giáo viên (Phân công
nhóm, thực hiện các thao tác thí nghiệm )
3.2 Yêu cầu đối với thí nghiệm biểu diễn của giáo viên: Thí nghiệm do giáo viên
thực hiện bao gồm: Thí nghiệm mở đầu, thí nghiệm nghiên cứu hiện tợng mới, thí
nghiệm củng cố. Cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- Gắn liền hữu cơ với bài giảng, xuất hiện đúng lúc trong tiến trình dạy học, kết quả
thí nghiệm phải đợc khai thác cho mục đích dạy học một cách hợp lý, lôgíc chặt chẻ
và không gợng ép. Ngắn gọn, hợp lý với thời gian một tiết dạy trên lớp.
- Đủ sức thuyết phục: Thí nghiệm phải bảo đảm thành công ngay, học sinh mới tin và có sức thuyết phục. Đảm bảo cả lớp quan sát
đợc và tập trung chú ý học sinh vào các chi tiết chính quan trọng. Nếu cần có thêm các thiết bị đèn chiếu, Tivi, máy tính để hỗ trợ.
3.3 Yêu cầu đối với thí nghiệm trực diện của học sinh: Có thể sử dụng thí nghiệm
trực diện trong thời gian ngắn 5 đến 10 phút nhằm tích cực hoá hoạt động nhận thức
của học sinh trong quá trình giáo viên giảng giải kiến thức mới. Ví dụ (nghiên cứu
hoạt động của một số dụng cụ nào đó: lực kế, biến trở, hoặc xác định gần một đại
lợng vật lý nh tiêu cự của thấu kính ) hoặc kiểm nghiệm một quy luật nào đó. Công
việc thí nghiệm cần đợc tiến hành đồng thời với cả lớp, những chỉ dẫn của giáo viên
trong tiến trình thí nghiệm là cần thiết.
3.3 Yêu cầu đối với thí nghiệm thực hành của học sinh: Thí nghiệm thực hành khi
khi học sinh đó có những kỹ năng thí nghiệm ban đầu và các thí nghiệm trực diện.
Để làm thí nghiệm thực hành học sinh đợc chia thành từng nhóm từ hai ba học sinh,
mỗi nhóm nhận một bài riêng và bản hớng dẫn thực hiện. Nội dung bản hớng dẫn

bao gồm các điểm sau. Mục đích thí nghiệm, mô tả dụng cụ thiết bị, trình tự thao tác
tiến hành thí nghiệm. Sơ đồ ghi các kết quả quan sát và phơng pháp xử lý kết quả.
Những câu hỏi phải hiểu sâu sắc thí nghiệm mới trả lời đợc và đôi khi có thể đề ra
thí nghiệm bổ sung. Chuẩn bị chu đáo nội dung cần viết báo cáo thí nghiệm.
Khi tiến hành thí nghiệm thực hành cần rèn cho học sinh các kĩ năng:
- Kỹ năng quan sát: bớc đầu định hớng cho học sinh biết quan sát một cách có mục
đích, có kế hoạch. Giáo viên tổ chức cho học sinh trao đổi kỹ trong nhóm về mục
đích và kế hoạch quan sát rồi mới tiến hành thực hiện và quan sát.
- Kỹ năng thu thập và xử lí thông tin thu đợc từ quan sát thí nghiệm: Chú trọng việc
ghi chép các thông tin thu đợc, thành lập biểu bảng một cách trung thực. Việc xử lý
thông tin, dữ liệu phải theo những phơng pháp nhất định, thực chất là những phơng
pháp suy luận từ những dữ liệu, số liệu cụ thể rút ra những kết luận chung hay là
những tính chất quy luật chung suy ra những biểu hiện cụ thể trong thực tiễn.
- Chú trọng phát triển ngôn ngữ cho học sinh: Yêu cầu học sinh sử dụng những ngôn
từ, thuật ngữ khoa học để giải thích các hiện tợng, các quá trình, rèn luyện kỹ năng
diễn đạt rõ ràng, chính xác bằng ngôn từ vật lý học thông qua việc thảo luận nhóm và
việc trình bày các kết quả quan sát nghiên cứu, tạo điều kiện cho học sinh đợc nói
nhiều hơn ở nhóm, ở lớp.
3.4 Các bài toán thí nghiệm: Trong các bài toán thí nghiệm, thí nghiệm cần đợc sử
dụng nh một trong những phơng tiện quan trọng nhằm thu thập các số liệu cần thiết
để giải và nh một phơng tiện kiểm tra tính đúng đắn của các kết quả thu đợc bằng
tính toán lý thuyết. Học sinh luyện tập việc áp dụng những kiến thức đã có và những
kĩ xảo thí nghiệm để giải quyết những vấn đề cụ thể có liên quan với thực hành.
3.5 Thí nghiệm và quan sát ở nhà: Những thí nghiệm và quan sát tự lực đợc thực
hiện theo nhiệm vụ mà giáo viên giao cho ở nhà hay ở nhóm. Những bài thí nghiệm
này thờng dùng các dụng cụ đơn giản thờng có ở nhà nh thớc dây, cân, nhiệt kế y tế,

3.6 Các thủ thuật cơ bản khi thực hiện thí nghiệm vật lý: Cần lu ý đặc biệt rằng, các dụng cụ thí nghiệm đa số có đọ chính xác
không giống nhau cho dù một khuôn mẫu chế tạo. Đặc biệt hơn các dụng cụ thí nghiệm đợc trang cấp chất lợng còn thấp. Một bài
thí nghiệm nhiều khi phải hợp chủng nhiều dụng cụ có nguồn xuất xứ khác nhau, do vậy nếu giáo viên không chú ý đến đặc tính kỹ

thuật, không thử nghiệm trớc thì có thể thí nghiệm sẽ không thành công. Mặt khác khi nghiên cứu một đại lợng vật lý, về mặt lí
thuyết cần xét đại lợng đó trong những điều kiện nhất định nào đó. Tuy nhiên, khi thí nghiệm thì điều kiện đó gần nh không thực
hiện đợc và sai số của phép đo là hiển nhiên. Giáo viên cần phải quan tâm tới vấn đề làm thế nào để giảm sai số đó để học sinh dễ
dàng tiếp thu hơn đại lợng hay hiện tợng vật lý.
4. Kết luận: Sử dụng các dụng cụ thí nghiệm là yêu cầu bắt buộc trong giảng dạy
và học tập bộ môn vật lý. Sử dung một cách hợp lý và hiệu quả không những
nâng cao chất lợng giảng dạy mà còn làm cho việc học tập của học sinh hứng
thú và nhẹ nhàng hơn. Trong những năm trớc kể cả giáo viên và học sinh khi
học tập vật lý không những khô khan mà còn mơ hồ khi nhìn nhận hiện tợng
vật lý trong tự nhiên cũng nh trong đời sống. Những năm gần đậy khi chơng
trình sách giáo khoa đổi mới, phơng pháp dạy học cũng dần thay đổi từ phơng
thức học tập thụ động sang tích cực thì việc đa thực nghiệm vào giảng dạy là
điều kiện thích hợp.
Đổi mới phơng pháp dạy học hiện nay ở trờng THCS là một yêu cầu bức thiết nhằm
đáp ứng đợc nhu cầu ngời học, đáp ứng yêu cầu của đất nớc trong thời kì CNH
HĐH đất nớc. Đòi hỏi giáo viên phải quyết tâm, phấn đấu mỗi tiết học bình thờng,
học sinh của chúng ta đợc hoạt động nhiều hơn, thực hành nhiều hơn, thảo luận
nhiều hơn và quan trọng là đợc suy nghĩ nhiều hơn trên con đờng chủ động chiếm
lĩnh nội dung học tập.
Nếu mỗi giáo viên thực sự thấy đợc hiệu quả thiết thực của tiết dạy có đồ dùng
thiết bị dạy học thích hợp, thì phong trào đổi mới phơng pháp dạy học nơi đó đợc
phát huy mạnh mẽ.
Nói tóm lại, nghề dạy học là một nghề khó khăn, gian khổ, lặng lẽ âm thầm
nhng cũng rất vinh quang và hạnh phúc vì đó là một nghề cao quý nhất trong tất cả
các nghề cao quý. Ngời thầy giáo muốn dạy tốt, muốn thành công trong sự nghiệp
trồng ngời phải không ngừng phấn đấu, hoàn thiện mình, dành trọn tâm huyết của
mình với thế hệ học trò tơng lai. Có lẽ từ mối liên tởng gieo mầm, ơm giống, làm nên
những chồi xanh hi vọng ấy mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy Vì lợi ích m ời năm
thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng ngời nh một chân lý vĩnh hằng
mà mỗi thầy cô giáo chúng ta luôn xác định dù khó khăn đến đâu cũng tiếp tục thi

đua dạy tốt và sẽ là tấm gơng về đạo đức, tự học và sáng tạo cho học sinh noi theo.
Xin kính chúc quý vị đại biểu, quý thầy cô giáo sức khỏe, hạnh phúc!
Xin chân thành cảm ơn!
Mai Hoá, ngày 15 tháng 4 năm 2010
Ngời báo cáo
Mai Xuân Hiểu

×