Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Đau nhức do tư thế nằm ngủ pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.35 KB, 5 trang )

Đau nhức do tư thế nằm ngủ
Một giấc ngủ tốt không phụ thuộc thời gian dài hay ngắn mà phải tạo được
sự sảng khoái và hồi phục cho cơ thể khi thức dậy. Tuy nhiên không phải lúc nào
chúng ta cũng có được một giấc ngủ tốt. Nhiều người sáng dậy bỗng thấy đau
nhức mình mẩy, thường gặp là đau bả vai và cứng cổ. Có khi tê hẳn từ vai xuống
tận bàn tay, có khi lại đau bên hông sườn. Có người thì than đau lưng, có khi đau
chạy dài từ mông xuống đến gót chân
Cơn đau nhức xuất hiện sau khi ngủ dậy. Vị trí đau thường gặp là hai bả
vai, cánh tay, và cổ. Ít gặp hơn là lưng, hông sườn.

Các nghiên cứu cho thấy có sự tăng áp lực khoang trong các cơ do nằm ở
các tư thế (như hình vẽ) gây chèn ép các mạch máu, khiến sự cung cấp oxy cho
các tế bào cơ kém hẳn đi. Sự chuyển hóa từ hiếu khí chuyển sang yếm khí, làm
phóng thích acid lactic - tác nhân gây ra chứng đau nhức. Có những trường hợp
nặng như uống thuốc ngủ quá liều, bị tai nạn gây vùi lấp kẹt chặt trong đất đá
không thể xoay trở tư thế trong một thời gian quá dài. Những nạn nhân này có thể
bị hoại tử các cơ bắp chèn ép, từ đó các độc tố được phóng thích vào máu gây suy
thận có thể dẫn đến tử vong.


Tại sao có người trước đây cũng ngủ như vậy mà không sao, lần này lại bị
đau nhức? Cơ thể mỗi lúc một khác. Khi nó bị suy yếu do stress, mệt mỏi , tốc độ
hoạt động của các cơ quan bị giảm trong đó có hệ tuần hoàn khiến sự lưu thông
máu và trao đổi oxy giảm sút. Sự chèn ép do tư thế ngủ như một giọt nước làm
tràn ly đầy khiến cơ bắp lâm vào tình trạng thiếu máu quá ngưỡng không thể tự
khắc phục như trước đây.

Sự chèn ép cơ bắp có các mức độ nặng nhẹ khác nhau. Nhẹ thì như vết hằn
bầm trên da, tê vùng bị đè ép, nặng hơn là đau nhức, nghiêm trọng là hội chứng
chèn ép khoang gây hoại tử chi.


Những yếu tố nguy cơ cho thiếu máu cơ bao gồm: ngồi trước quạt, máy
lạnh; đi nắng đầu trần hoặc bị nắng chiếu vào gáy; gội đầu và tắm vào ban đêm;
làm những công việc ít vận động như ngồi bàn vi tính; ngâm tay chân nhiều trong
nước (giặt quần áo, rửa chén ); cảm cúm, viêm họng, viêm xoang, viêm phế
quản; thấp khớp, tiểu đường, cao huyết áp, bệnh tim; sản phụ bị giảm tuần hoàn
chi dưới do thai chèn ép tĩnh mạch chủ dưới; đẻ bị mất máu và mệt mỏi do chuyển
dạ kéo dài; hút thuốc lá chủ động hay thụ động.

Xoa bóp với dầu nóng, thuốc rượu, kem methyl salicylat hay thuốc dán có
chung một đặc điểm là tạo cảm giác nóng và có thể làm giảm đau nhưng chỉ tạm
thời. Có người làm các động tác vùng đau như xoay cổ, vặn vai, xoay tay Kết
quả thường là đau nhiều hơn. Cạo gió có thể gây xuất huyết trong cơ bắp tạo ra
các ổ máu tụ, khiến chứng đau nhức kéo dài hơn.

Dưới đây là một số biện pháp nên làm:
- Dùng sức nóng ẩm như xông hơi để tạo hiệu quả giãn mạch, giãn cơ, tăng
kích thích hô hấp (làm tăng nồng độ oxy trong máu).
- Thở oxy nồng độ cao.
- Dùng thuốc giảm đau để khống chế cắt cơn đau (không nên dùng kéo dài).
- Một số thuốc giãn cơ có tác dụng cho một số trường hợp co thắt nhưng có
thể gây tác dụng phụ.
- Các loại thuốc thoa chứa methyl salicylat và menthol có thể hiệu quả
trong một số trường hợp nhẹ, mới bị. Với những trường hợp mãn tính hay nặng,
chúng thường không có tác dụng.
- Chích tê tại chỗ cũng giúp cắt cơn đau tốt nhưng không nên lạm dụng vì
có thể gây phù nề tại chỗ chích.
- Nghỉ ngơi, hạn chế vận động trong vài ngày là cần thiết để cơ bắp phục
hồi.
- Xoa bóp đúng cách giúp giãn cơ và tăng cường máu đến cơ bắp nhiều hơn
có thể làm giảm đau nhiều nhưng cần lặp lại nhiều lần trong vài ngày.

- Cung cấp thêm một số khoáng chất và vitamin như calcium, kali, vitamin
C, vitamin B.
- Với chi dưới, xem xét dùng một số thuốc chữa suy tĩnh mạch.

Về phòng ngừa, cần tránh các yếu tố ảnh hưởng lên hệ thống mạch máu
trong cơ; và có tư thế ngủ thoải mái và đúng cách. Trước khi đi ngủ nên tập thể
dục nhẹ nhàng, xoa bóp hay chườm nóng.
BS. HUỲNH BÁ LĨNH


×