Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Mẹ có đoảng không con nhỉ? – Phần 1 docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.83 KB, 6 trang )

Mẹ có đoảng không con
nhỉ? – Phần 1
Tình thương của bố mẹ dành cho con là vô bờ bến. Ấy
thế nhưng vẫn có những khi các bậc làm cha làm mẹ
cảm thấy thật có lỗi với con yêu – bạn cho con ăn sáng
bằng ngũ cốc, bạn để con thức khuya, bạn để con chơi
điện tử để có thời gian làm việc của mình… Nhưng
trước khi chìm sâu vào sự ăn năn đau khổ, bạn hãy
cùng Webtretho tham khảo ý kiến của các chuyên gia
đã nhé!
1. Con tôi vào mẫu giáo rồi mà
tôi vẫn cho cháu dùng núm vú giả.
Biện hộ của bạn: Đó là cách dễ nhất để dỗ cháu bình tĩnh
lại.
Lời khuyên của chuyên gia: Trẻ lớn dùng núm vú giả
nhiều giờ một ngày có nguy cơ mắc phải những vấn đề
răng miệng. Không những thế, việc lạm dụng núm vú giả
cũng có thể làm hạn chế khả năng nói của con, khiến bé
lười nói hoặc phát âm không rõ ràng, và, tất nhiên, như thế
bé sẽ bị các bạn trêu. Vậy nên cố vấn của Parents, Tiến sĩ
Jennifer Shu, đồng tác giả cuốn Heading Home with Your
Newborn khuyên bạn: “Nếu con bạn dùng núm vú giả như
một vật dụng để giúp cảm thấy thoải mái hơn, hãy thử thay
thế nó bằng một vật khác như một tấm chăn nhỏ hay một
con thú bông.”
Đừng để con bị lệ thuộc vào một thứ gì đó, hãy tập cho bé
“cai” núm vú giả dần dần từ bây giờ bạn nhé.
2. Tôi cho con ăn sáng bằng ngũ cốc ngọt.
Biện hộ của bạn: Vì con tôi chỉ chịu ăn thứ đó mà thôi!
Lời khuyên của chuyên gia: “Quan trọng là con bạn đã có
thứ bỏ bụng để bắt đầu một ngày mới nên nếu như cháu chỉ


chịu ăn ngũ cốc ngọt thì cứ để cháu ăn,” đó là lời khuyên
của Connie Diekman, cố vấn của tạp chí Parents. Phần lớn
các loại ngũ cốc – kể cả ngũ cốc ngọt – đều được bổ sung
các thành phần vitamin và khoáng chất; và sau khi trộn với
sữa thì bé còn thu nhận được thêm cả calcium, vitamin D
và một số protein nữa. Vậy nếu trong ngày bé được cung
cấp các loại thực phẩm dinh dưỡng thì một chút đường vào
buổi sáng cũng không phải là vấn đề khiến bạn phải lo lắng
quá nhiều.
3. Tôi chở con đi học mà không đội mũ bảo hiểm.
Biện hộ của bạn: Chỉ là đoạn đường từ nhà tới trường của
cháu thôi, mà con tôi cũng không thích đội mũ bảo hiểm.
Lời khuyên của chuyên gia: Việc đó rất nguy hiểm! Tai
nạn giao thông là một trong những nguyên nhân không nhỏ
dẫn đến thương tật và tử vong ở trẻ từ 2 đến 14 tuổi. Và đặc
biệt, theo Tiến sĩ Kristy Arbogast thuộc Trung tâm Nghiên
cứu và Phòng tránh Thương tích, bệnh viện Nhi
Philadelphia, thì: “Một trong những điều chúng tôi phát
hiện ra từ nghiên cứu của mình đó là các vụ tai nạn liên
quan đến trẻ nhỏ thường xảy ra trong phạm vi chỉ 20 phút
cách nhà.” Điều đó có nghĩa là chính trên đoạn đường từ
nhà ra cửa hàng tạp hóa hay từ nhà đến trường của con là
nơi dễ xảy ra tai nạn nhất chứ không phải trên đoạn đường
xa tít về thăm ông bà đâu. Nếu con bạn không chịu nghiêm
chỉnh chấp hành, hãy giải thích cho bé hiểu đó là luật được
đặt ra để giúp bé và mọi người an toàn khi tham gia giao
thông.
Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, đó là bạn
cũng phải đảm bảo mình đang chấp hành nghiêm chỉnh các
luật lệ – vừa đảm bảo an toàn cho chính bạn, vừa làm

gương sáng cho con. Làm sao bạn mong con mình tham gia
giao thông an toàn được nếu chính bạn không đội mũ bảo
hiểm chứ?
4. Tôi cho con nhỏ thức đến tận 9
rưỡi tối.
Biện hộ của bạn: Chồng tôi thường đi làm về muộn, mà tôi
thì muốn hai cha con có thời gian dành cho nhau. Hơn nữa,
con tôi cũng có vẻ không mệt gì cả.
Lời khuyên của chuyên gia: Trẻ ở tuổi chập chững biết đi
cần ngủ khoảng 13 tiếng mỗi ngày (gồm cả ngủ trưa). Vậy
nên nếu bé đi ngủ từ 9 rưỡi tối đến 8 rưỡi sáng hôm sau,
cộng thêm 2 tiếng ngủ trưa nữa thì bạn không có gì phải lo
lắng cả. Nhưng nếu bạn đánh thức con dậy vào buổi sáng
và cả ngày bé cứ cáu kỉnh thì hẳn là bé mệt rồi đấy.
Theo Tiến sĩ Mindell, đồng tác giả cuốn Take Charge of
Your Child’s Sleep, thì “Không được ngủ đủ giấc sẽ ảnh
hưởng rất nhiều đến cuộc sống của trẻ, trong đó có sức
khỏe, suy nghĩ, cách cư xử.” Vậy nên thay vì để con thức
muộn, chồng bạn có lẽ nên thay đổi thời khóa biểu của
mình một chút – cố về sớm hơn hoặc dành thời gian chơi
với con vào buổi sáng trước khi đi làm chẳng hạn.

×