Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Làm thế nào để khách hàng chấp nhận lời đề nghị của bạn pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (207.71 KB, 5 trang )

Làm thế nào để khách hàng chấp
nhận lời đề nghị của bạn


Bạn nhấc điện thoại lên và một giọng nói quen thuộc vang lên ở đầu dây
bên kia: “Chào cậu, cậu có muốn làm cho mình hạnh phúc không? Cậu có muốn
trở thành người mà mình yêu quý nhất trên đời này không? Vậy, làm ơn hãy trả lời
“Có” với câu hỏi ngay sau đây của mình nhé! “Cậu sẽ làm chủ tọa cho buổi hội
thảo vào mùa xuân của chúng ta chứ?”. Người đồng nghiệp của bạn đã đi một
nước cờ thiếu chính xác khi đề nghị bạn chấp nhận giữ vai trò chủ trì trong buổi
hội thảo chỉ bằng cách gọi điện.
Trong cuộc sống và công việc, bạn sẽ phải rơi vào rất nhiều tình huống cần
đưa ra lời đề nghị giúp đỡ, ví dụ như đề nghị được gia nhập vào một nhóm, câu lạc
bộ hay một đoàn thể nào đó, đề nghị xin được trợ giúp
Vây, bạn sẽ đưa ra lời đề nghị đó như thế nào? Việc có nhận được hay
không câu trả lời là “Có” cho lời đề nghị của mình phụ thuộc vào cách bạn đề nghị
như thế nào.
Nếu bạn phải:
• Làm việc với ban giám đốc
• Viết đơn đề nghị lên các cấp chính quyền
• Thu hút kết nạp các thành viên khác vào nhóm làm việc của mình
• Tìm kiếm tình nguyện viên cho một dự án
Những mẹo nhỏ dưới đây sẽ giúp bạn được nghe câu nói “kì diệu”: “Vâng,
tôi rất sẵn lòng giúp bạn”
1. Lời đề nghị của bạn cần phải hướng tới lợi ích của người nghe, để họ
thấy được, nếu họ giúp bạn, họ sẽ nhận được lợi ích gì? Ví dụ, với lời đề nghị của
người đồng nghiệp trên, người đó chỉ muốn được bạn đem lại hạnh phúc chứ
không phải là bạn có thể nhận được hạnh phúc.
2. Luôn tỏ ra tích cực: Không nên tập trung vào những khía cạnh tiêu cực,
những yếu tố mà bạn nghĩ rằng người đó sẽ từ chối lời đề nghị của bạn. Hãy tập
trung vào các yếu tố tích cực như khi nhận lời đề nghị từ bạn người đó sẽ được


tích lũy thêm những kỹ năng nghề nghiệp, có cơ hội thăng tiến, có cảm giác hạnh
phúc khi giúp đỡ một ai đó



3. Tôn trọng và đánh giá cao lời đề nghị của chính mình. Khi tìm hiểu qua
hồ sơ, bạn nhận thấy họ có những kỹ năng, phẩm chất đặc biệt. Hãy nói với họ
rằng, chính bởi những điểm đặc biệt đấy đã ngưới đó mới được mời tham gia
chương trình.
4. Đưa ra các yêu cầu chính xác và rõ ràng cho lời đề nghị của bạn. Lưu ý
rằng hãy nói những điều mà họ muốn nghe hoặc nhấn mạnh những điều thú vị,
hấp dẫn của lời đề nghị.
5. Hãy lắng nghe những vấn đề, thắc mắc của đối tác. Họ lo lắng về cái gì?
Làm thế nào để họ có thể đưa ra được quyết định? Bạn hãy cổ gắng hiểu được nhu
cầu, nỗi sợ hãi cũng như những khó khăn của họ.
6. Dành một khoảng thời gian nhất định để đối tác của bạn có thể suy nghĩ
để đưa ra quyết định. Không nên tạo áp lực quá lớn để buộc họ phải đưa ra quyết
định ngay lập tức.
7. Hãy cố gắng để cả hai bên đều cùng có lợi khi đã đạt được lời đề nghị
8. Trả lời mọi thắc mắc dù đối tác từ chối lời đề nghị của bạn
9. Nếu yêu cầu của bạn bị từ chối, hãy đưa ra một lời đề nghị thứ hai. Bạn
nên đưa ra nhiều khả năng để có thể phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện cũng như
cho đối tác dễ dàng chọn lựa hơn.
10. Hãy cảm ơn họ vì đã dành thời gian để cân nhắc việc có nên hợp tác với
bạn hay không. Điều này sẽ tạo điều kiện để có cơ hội hợp tác trong tương lai.


×