Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Bệnh viêm dạ dày - ruột truyền nhiễm ở lợn docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.02 KB, 9 trang )


Bệnh viêm dạ dày - ruột truyền
nhiễm ở lợn




Nguyên nhân
Bệnh viêm dạ dày ruột truyền nhiễm hay còn gọi là bệnh TGE
(Transmissible Gastro Enteritis) do vi rút Coronavirus gây ra có đặc tính lây
lan rất nhanh, tiêu chảy nước dữ dội, gây ói mữa, gây viêm dạ dày ruột điển
hình trên lợn con dưới 1 tuần tuổi. Là một trong những nguyên nhân gây
chết lợn con sơ sinh từ dưới 2 tuần tuổi.
Bệnh lây lan chủ yếu do tiếp xúc trực tiếp, đường xâm nhập chủ yếu
là miệng, bệnh có thể lây truyền qua thức ăn, nước uống, qua người chăm
sóc nuôi dưỡng (tay chân, giày dép) hoặc do chó mèo, chuột, chim mang
mầm bệnh từ nơi này sang nơi khác. Tử số tùy thuộc lứa tuổi, tuổi càng nhỏ
tử số càng cao. Lợn từ: 0 - 7 ngày tuổi tử số 100%; lợn từ 8 - 14 ngày tuổi tử
số 50%; lợn từ: 15 - 21 ngày tuổi : Tử số 20%; tử số thấp đối với lợn con lớn
hơn 3 tuần tuổi.
Triệu chứng
Biểu biện đầu tiên trên lợn con là nôn mửa, lợn con sau khi tiếp xúc
với virút 18 -30 giờ thì có biểu hiện tiêu chảy, triệu chứng thấy dễ dàng
trong ổ dịch hoặc khi lợn mẹ bị bệnh, lúc đầu tiêu chảy ít nhưng toàn là
nước, lúc tiêu chảy nhiều thì phân có màu vàng xám trông giống như bùn
trên sàn chuồng. Lợn con thiếu nước trầm trọng, rất khát. Khi bị cầm giữ lợn
kêu lên một cách yếu ớt. Tiêu chảy kéo dài làm cho lợn con mất nước, yếu
ớt, chết trong vòng từ 2 - 5 ngày.
Ở thể cấp tính, tỷ lệ chết có thể lên đến 100% đối với lợn dưới 7 ngày
tuổi. Ở các lợn đang tlợn mẹ lớn hơn thì tỉ lệ chết thấp, tuy nhiên khi điều
kiện nuôi dưỡng không đảm bảo, môi trường ẩm ướt, lạnh kéo dài lợn rất dễ


nhiễm các bệnh kế phát.
Lợn nái mắc bệnh thường có triệu chứng như bỏ ăn, mệt mỏi, lượng
sữa giảm hoặc ngừng tiết sữa, tiêu chảy phân màu xanh xám từ một ngày
đến vài ngày.
Phòng và trị bệnh
Bệnh không có thuốc đặc trị, chỉ hỗ trợ cho lợn con bằng cách tăng
sức đề kháng, giữ vệ sinh chuồng trại, giữ ấm cho lợn con, tạo môi trường
khô ráo ấm áp nhằm giảm các bệnh kế phát.
Biện pháp phòng ngừa tốt nhất là tiêm vaccine phòng bệnh TGE cho
lợn nái 2 lần ở 6 tuần và 2 tuần trước khi nái sinh. Hoặc lấy ruột non của lợn
con mắc bệnh chết xay nhuyễn sau đó cho lợn nái ăn để tạo kháng thể trên
lợn nái. Định kỳ sát trùng tẩy uế chuồng trại. Cần thực hiện tốt biện pháp an
toàn sinh học trong chăn nuôi.
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả chăn nuôi

Cập nhật : 03/11/2008 09:39

Từ lâu sản xuất nông sản nói chung, chăn nuôi nói riêng đã mang tính
chất sản xuất hàng hóa. Đã là sản xuất hàng hóa thì phải sản xuất ra những
sản phẩm gì mà thị trường cần, với số lượng khá lớn, giá cả phù hợp, chất
lượng cao, cuối cùng là phải thu được một khoản lợi nhuận hợp lý.
Song từ đầu năm 2008 đến nay, giá thức ăn chăn nuôi tăng liên tục, có
tháng tăng giá 3 lần, bình quân giá thức ăn hỗn hợp các loại tăng gấp 2 lần,
trong khi giá thu mua các sản phẩm chăn nuôi lại giảm khoảng 40%, do
nhập quá nhiều sản phẩm thịt heo và thịt gà(nhất là chân gà, cánh gà, lòng,
mề gà - là những sản phẩm nước ngoài chỉ dùng chế biến thức ăn chăn nuôi),
cho nên giá rất rẻ. Tuy nhiên qua việc khủng hoảng ngành chăn nuôi hiện
nay cũng thể hiện sự cạnh tranh yếu kém của các sản phẩm chăn nuôi của
nước ta cần phải sớm có giải pháp khắc phục.
Để nâng cao hiệu quả chăn nuôi, phải thực hiện đồng bộ các giải pháp

như: chọn đối tượng vật nuôi thích hợp, với qui mô đàn hợp lý, chọn giống
có chất lượng cao, xây dựng chuồng trại và các dụng cụ chăn nuôi đúng yêu
cầu kỹ thuật; đầu tư thức ăn đủ số lượng, chất lượng cao và cho ăn, uống
đúng qui định; chăm sóc chu đáo; phòng trị bệnh nghiệm ngặt; tiêu thụ sản
phẩm kịp thời; ghi chép theo dõi các khoản thu, chi và điều chỉnh các khoản
chi mua vật tư khi thị trường biến động lớn theo hướng có lợi; quay vòng
vốn nhanh và giảm các khoản vốn vay vv…
Trước hết là khâu chọn giống, giống tốt thì nuôi mau lớn, trọng lượng
xuất chuồng cao, chi phí thức ăn thấp, ít bị bệnh, chất lượng sản phẩm cao,
nên bán được giá cao hơn các giống chất lượng thấp, cuối cùng sẽ được lời
nhiều. Chọn giống cao sản, do các cơ sở nhân giống có đăng ký sản xuất
giống; được chọn lọc nghiêm ngặt đúng theo qui trình sản xuất giống. Được
kiểm dịch và phòng ngừa đủ các hệnh nguy hiểm trong quá trình sản xuất
giống.
Tùy vào điều kiện tiền vốn, lao động, kỹ thuật và kinh nghiệm, thị
trường tiêu thụ sản phẩm của địa phương mà quyết định qui mô đàn cho phù
hợp. Nếu nuôi gia súc, gia cầm thương phẩm, bán thịt, thì nên bố trí nuôi
một số gia súc, gia cầm bố, mẹ để tự lực về giống, vừa giảm chi phí về con
giống, vừa chủ động trong sản xuất, lại hạn chế dịch bệnh do quá trình mua
con giống từ nơi khác và do quá trình vận chuyển làm dịch bệnh lây lan. Bố
trí nuôi gối đầu, bán bầy này lấy tiền nuôi bầy kia; hay nuôi gia súc, gia cầm
sinh sản bán con giống hay bán trứng lấy tiền mua thức ăn đầu tư trở lại cho
chăn nuôi.
Về chuồng trại phải xây dựng ở nơi cao dáo, thoáng mát, xa nhà ở,
làm chuồng theo hướng Đông – Nam, để ánh nắng buổi sáng chiếu vào
khoảng 1/3 nền chuồng và tránh hướng gió chính. Nền chuồng dốc để nước
không ứ đọng làm tăng độ ẩm làm cho gia súc, gia cầm dễ bị bệnh. Xây
dựng rãnh thoát nuớc, dễ vệ sinh gắn liền với hệ thống xử lý chất thải như
túi ủ hay hầm ủ Biogas, vừa giảm ô nhiễm môi trường, vừa có gas để sử
dụng làm chất đốt, vừa tận dụng chất thải từ hầm ủ hay túi ủ để nuôi cá hay

tưới cho cây ăn trái, rau màu trong vườn. Sử dụng máng ăn. máng uống
đúng yêu cầu kỹ thuật và có đủ hệ thống đèn chiếu sáng để cho gia súc gia
cầm ăn thêm về ban đêm hay sưởi ấm cho gia súc và gia cầm non, nhất là
vào ban đêm hay khi trời mưa lạnh.
Trong chăn nuôi chi phí thức ăn thường chiếm từ 60 - 70% giá thành
sản phẩm. Vì vậy tìm mọi cách để giảm chi phí thức ăn mà không làm ảnh
hưởng đến tốc độ tăng trưởng của vật nuôi sẽ là giải pháp hữu hiệu nhất làm
giảm chi phí và giá thành sản phẩm chăn nuôi. Giải pháp thực thi nhất là tận
dụng triệt để các nguồn nguyên liệu, các phế phụ phẩm của nông nghiệp và
hải sản tại địa phương hay trồng các cây thức ăn gia súc như bắp vàng, khoai
lang, khoai mì, các cây họ đậu, các cây thức ăn gia súc khác như cây
Trichanthyra (cây chè khổng lồ), các loại cỏ cao sản, nuôi trùn Quế, nuôi cá
rô phi sinh sản làm các nguyên liệu chế biến thức ăn. Sử dụng các loại máy
nghiền, máy sấy, máy trộn, máy bằm cỏ làm nguyên liệu thức ăn và phối
hợp với nhau theo đúng các công thức mà các chuyên gia về chăn nuôi đã
khuyến cáo. Sử dụng rau xanh non, giá đậu, mộng mạ hay mua các loại
Premix khoáng hay Premix vitamin( hay bà con quen gọi là thức ăn tăng
trọng) để bổ sung một số loại sinh tố hay khoáng chất cho vật nuôi, nhất là
gia súc, gia cầm sinh sản. Cho vật nuôi ăn, uống đủ số lượng thức ăn, nước
uống theo độ tuổi, đúng giờ, đúng bữa, không cho ăn thức ăn ôi, mốc; vệ
sinh máng ăn, máng uống hàng ngày.
Thực hiện nghiêm ngặt qui trình ngừa bệnh cho vật nuôi bằng vacxin
hay kháng sinh. Bảo quản vacxin đúng kỹ thuật, sử dụng đúng liệu trình lặp
lại. Hàng ngày cho ăn sạch, uống sạch, ở sạch. Vệ sinh và xịt thuốc sát trùng
chuồng trại định kỳ theo qui định. Theo dõi sức khỏe vật nuôi, nếu thấy bất
thường là cách ly ngay. Phát hiện bệnh kịp thời, điều trị đúng bệnh, đúng
thuốc, đúng liều lượng, đúng liệu trình. Khi vật nuôi bị bệnh chết do bệnh
truyền nhiễm phải xử lý xác chết đúng qui định của thú y. Không bán chạy
gia súc gia cầm khi biết là bị bệnh truyền nhiễm hay quăng xác chết xuống
kênh mương làm lây lan dịch bệnh cho cộng đồng. Thực hiện phương thức

chăn nuôi” Cùng vào, cùng ra”, tức là không nuôi xen nhiều đối tượng vật
nuôi khác lứa tuổi, và sau mỗi lứa xuất chồng phải để trống chuồng 2 – 3
tuần mới nuôi lứa khác sau khi đã xử lý chuồng đúng kỹ thuật.
Hàng ngày, hay mỗi khi mua, bán vật tư hay sản phẩm chăn nuôi phải
ghi chép sổ sách các khoản thu, chi; để sau khi thu hoạch sản phẩm hạch
toán hiệu quả chăn nuôi cho chính xác. Cần tính đúng, tính đủ đầu vào và
đầu ra, nhất là sản phẩm phụ, sản phẩm dở dang, lãi suất vốn vay, chi phí lao
động. Nếu thấy khâu nào bất hợp lý so với qui định phải tìm rõ nguyên nhân
để khắc phục. Trong chăn nuôi, lợi nhuận trên một đầu vật nuôi thường
không lớn, vì vậy cần phải nuôi với qui mô vừa phải, hạn chế vay vốn khi
chưa cần thiết, nuôi nhiều lứa trong năm, lấy công làm lời, tự sản xuất chế
biến một phần thức ăn chăn nuôi, tận dụng triệt để chất thải làm nguồn thức
ăn cho cá hay xử lý phân hữu cơ bón cho cấy trồng. Trong chăn nuôi hiện
nay giá cả thị trường biến động rất lớn, lúc lời, lúc lỗ là chuyện bình thường,
nên người chăn nuôi cần phải kiên trì, có điều chỉnh hợp lý qui mô đàn,
không nên bán chạy đàn gia súc gia cầm khi chưa đủ độ tuổi xuất bán; đến
khi giá thị trường tăng lại phục hồi không kịp, thiệt hại càng lớn hơn.
Trên đây là một vài giải pháp cơ bản, bà con có thể tham khảo áp
dụng một cách linh hoạt vào điều kiện chăn nuôi của gia đình mình, có thể
sẽ giúp cho bà con chăn nuôi ngày càng đạt hiệu quả cao hơn.


×