Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

Giáo án lớp 1 (cả năm)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (288.03 KB, 34 trang )

GIÁO ÁN MÔN HÁT NHẠC. LỚP: 1.
TIẾT THỨ: 01. TUẦN: 1.
BÀI DẠY: HỌC HÁT BÀI: QUÊ HƯƠNG TƯƠI ĐẸP.
Dân ca: Nùng. Đặt lời: Anh Hoàng.
Ngày dạy: 25 - 8 - 2009.
Người dạy: Phạm Văn Khôi.
I/ Mục tiêu: - Biết hát theo giai điệu và lời ca. - Biết vỗ tay theo bài hát.
II/ Chuẩn bị : Đàn Organ, hát chuẩn bài hát Quê hương tươi đẹp.
Tranh ảnh về dân tộc ít người thuộc vùng núi phía Bắc ( dân tộc Nùng).
III/ Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1/. Hoạt động1: Dạy hát.
- GV giới thiệu bài hát, tác giả, nội dung bài hát.
(sgk) Đây là 1 trong những bài dân ca của dân tộc Nùng,
Họ sinh sống ở những vùng thấp của rừng núi phía Bắc.
Với giai điệu mượt mà êm ả, bài hát ngợi ca tình yêu quê
hương đất nước và con người.
GV đệm đàn và hát mẫu cho HS nghe.
- H/Dẫn HS tập đọc lời ca theo câu ngắn (5 câu). Có thể
đọc theo tiết tấu lời ca để HS dễ thuộc.
- Tập hát câu, mỗi câu 2-3 lần.
* Chú ý những tiếng cuối câu hát ứng với trường độ nốt
để nhắc HS ngân đúng phách. (Tiếng đẹp, cây, đón là 1
phách; tiếng về 1 phách rưỡi; tiếng hương 2 phách).
- Sau khi tập xong bài hát, cho HS hát nhiều lần để thuộc
giai điệu và lời ca.
- GV sửa sai cho HS nếu có và nhận xét.
2/.Hoạt động 2: Hát kết hợp vận động phụ họa.
- Hướng dẫn HS hát và vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách.

Quê hương em biết bao tươi đẹp


x x x x
3/ Củng cố - Dặn dò
- GV nhận xét chung (khen những em hát thuộc lời, gõ
phách đúng, biết vận động phụ họa nhịp nhàng, những
em hát chưa tốt, chưa tập trung trong tiết học cần cố gắng
hơn ở tiết học sau).
- Về nhà ôn tập bài hát đã học để tiết sau ôn tập.
- Ngồi ngay ngắn, chú ý nghe.
- Nghe GV hát mẫu.
-HS tập đọc theo h/dẫn của GV.
- Tập hát câu theo h/dẫn của GV.
- Chú ý ngồi hát ngay ngắn, ngân
đúng phách theo h/dẫn của GV.
- Hát nhiều lần, chú ý phát âm rõ
lời,tròn tiếng. * Hát đồng thanh.
* Hát theo dãy, nhóm. * Cá nhân.
- Hát và vỗ tay hoặc gõ đệm theo
phách, sử dụng các nhạc cụ gõ:
song loan, thanh phách, trống nhỏ
theo hướng dẫn của GV.
- HS hát theo dãy, theo nhóm và
theo cá nhân.
- Ôn tập bài hát theo hướng dẫn của
GV.
+ Quê hương tươi đẹp.
+ Dân ca Nùng.
- Chú ý nghe GV nhận xét, ghi nhớ
những điều đã dặn dò.
TIẾT THỨ: 2. TUẦN: 1.
Luyện hát: BÀI: QUÊ HƯƠNG TƯƠI ĐẸP.

Dân ca: Nùng. Đặt lời: Anh Hoàng.
Ngày dạy: 27 - 8 - 2009. Người soạn: Phạm Văn Khôi.
I/ Mục tiêu: - Biết hát theo giai điệu và lời ca. - Biết vỗ tay theo bài hát. Biết biểu diễn khi hát
II/ Chuẩn bị : Đàn Organ Tranh ảnh về dân tộc ít người thuộc vùng núi phía Bắc ( dân tộc Nùng).
III/ Các hoạt động dạy học :
GV đệm đàn và hát mẫu cho HS nghe.
- Cho HS ôn lại bài hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách .
- Vừa rồi ta được học hát bài gì? Dân ca của dân tộc nào?
- Luyện hát theo nhịp. - Tổ chức thi hát giữa các dãy.
- Hướng dẫn HS hát kết hợp biễu diễn, nhún vai, nhịp chân theo nhịp.
GV: Phạm Văn Khôi Trường TH Nam TRân
GIÁO MÔN HÁT NHẠC. LỚP 1.
TIẾT THỨ 3. TUẦN 2.
BÀI DẠY: ÔN TẬP BÀI HÁT QUÊ HƯƠNG TƯƠI ĐẸP.
Ngày dạy 01 - 9 - 2009. Người soạn: Phạm Văn Khôi.
I/ MỤC TIÊU: - Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca.
- Biết hát kết hợp vỗ tay theo bài hát.
II/ CHUẨN BỊ : Đàn Organ, thanh phách, song loan.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
1/ Kiểm tra: Kết hợp kiểm tra trong quá trình ôn hát.
2/ Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA gV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1/ Hoạt động 1: Ôn tập bài hát Quê hương tươi đẹp.
- GV đàn cho HS nghe lại giai điệu của bài hát.
- Tên bài hát vừa được nghe giai điệu, đó là dân ca của
dân tộc nào?
- H/dẫn HS ôn lại bài hát bằng nhiều hình thức:
+ GV bắt giọng cho HS hát (giữ nhịp bằng tay).
+ Đệm đàn và bắt nhịp cho HS.
+ Cho HS hát và vỗ tay đệm theo phách (nhạc cụ gõ).

+ H/dẫn HS đứng hát kết hợp nhún chân nhịp nhàng
(tiếng quê bước sang trái nhún chụm 2 chân, tiếng bao
bước sang phải) theo nhịp 2.
- Mời HS lên biểu diễn trước lớp, GV nhận xét.
2/ Hoạt động 2: Hát kết hợp vỗ tay theo tiết tấu lời ca.
- GV làm mẫu hát và vỗ tay theo tiết tấu lời ca.

Quê hương em biết bao tươi đẹp
x x x x x x x
- H/dẫn HS hát và vỗ tay theo tiết tấu lời ca (hát tiếng
nào vỗ tiếng đó).
- Cho HS nhận xét xong.
- GV nhận xét chung.
3/ Hoạt động 3: Củng cố dặn dò.
- GV đệm đàn cùng hát với HS bài hát đã học.
+ Nhận xét (khen cá nhân và những nhóm biểu diễn tốt,
nhắc nhở những nhóm chưa đạt cần cố gắng hơn).
- Dặn HS về nhà ôn lại bài hát Quê hương tươi đẹp, tập
vỗ tay theo phách, theo tiết tấu lời ca cho đúng.
- Ngồi ngay ngắn, chú ý nghe giai
điệu.
- Bài Quê hương tươi đẹp. Dân ca
của dân tộc Nùng.
- Hát theo h/dẫn của GV.
+ Hát không có nhạc.
+ Hát theo nhạc đệm.
+ Hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm.
+ HS hát kết hợp vận động phụ
họa theo h/dẫn của GV.
- HS biểu diễn trước lớp từng

nhóm hoặc cá nhân.
-Chú ý nghe và xem GV làm mẫu.
- HS thực hiện hát và vỗ tay hoặc
gõ đệm theo tiết tấu lời ca: Cả lớp.
- Từng dãy, nhóm, cá nhân.
- Nhận xét xem bạn nào, nhóm nào
thực hiện đúng, hay nhất, nhóm
nào chưa đều.
- HS thực hiện theo h/dẫn.
- HS lắng nghe.
- HS ghi nhớ.
TIẾT THỨ 4. TUẦN 2.
Ôn luyện:: ÔN TẬP BÀI HÁT QUÊ HƯƠNG TƯƠI ĐẸP.
Ngày dạy 03 - 9 - 2009. Người soạn: Phạm Văn Khôi.
Nội dung: - Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca. - Biết hát kết hợp vỗ tay theo bài hát.
- H/dẫn HS hát và vỗ tay theo tiết tấu lời ca (hát tiếng nào vỗ tiếng đó).
- GV đệm đàn cùng hát với HS bài hát đã học.
- Cho HS hát theo tổ, nhóm kết hợp vỗ tay theo nhịp
+ Nhận xét (khen cá nhân và những nhóm biểu diễn tốt, nhắc nhở những nhóm chưa đạt cần cố gắng
hơn).
- Dặn HS về nhà ôn lại bài hát Quê hương tươi đẹp, tập vỗ tay theo phách, theo tiết tấu lời ca cho
đúng.
GV: Phạm Văn Khôi Trường TH Nam TRân
GIÁO ÁN MÔN HÁT NHẠC. LỚP 1.
TIẾT THỨ 5. TUẦN 3.
BÀI DẠY: HỌC HÁT BÀI MỜI BẠN VUI MÚA CA.
Nhạc và lời: Phạm Tuyên.
Ngày dạy: 8 - 9 - 2009. Người soạn: Phạm Văn Khôi.
I/ MỤC TIÊU: - Biết hát theo giai điệu và lời ca.
- Biết vỗ tay theo bài hát.

II/ CHUẨN BỊ : Đàn Organ, thanh phách, song loan.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1/ Hoạt động 1: Dạy hát.
- GV giới thiệu bài hát, tác giả, nội dung bài hát.
-Giới thiệu cho HS biết: Bài hát này được trích từ nhạc
cảnh Mèo đi câu cá của nhạc sĩ Phạm Tuyên.
+ GV đệm đàn và hát mẫu cho HS nghe.
- Hướng dẫn HS đọc lời ca theo từng câu ngắn. (5 câu).
- Dạy cho HS hát từng câu, mỗi câu hát 2-3 lần để thuộc
lời và giai điệu bài hát.
* Chú ý những chỗ lấy hơi (sau nốt trắng) để hướng dẫn
HS lấy hơi và ngân đúng phách.
- Sau khi tập xong, cho HS hát lại nhiều lần để thuộc lời
và giai điệu bài hát. Chú ý hát rõ lời, tròn tiếng.
* GV sửa sai cho HS ( nếu có ).
2/ Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm.
- Hướng dẫn HS hát và vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách
theo tiết tấu lời ca. GV phát nhạc cụ cho HS.
+ Chim ca líu lo. Hoa như đón chào.
x x xx x x x x
x x x x x x x x
3/ Hoạt động 3: Củng cố dặn dò.
- Cho HS đứng lên ôn lại bài hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ
đệm theo phách hoặc theo tiết tấu lời ca.
- Vừa rồi các em được học hát bài gì?
- Tác giả bài hát này là ai ?
+ GV nhận xét chung:Tuyên dương những em hát thuộc
lời, gõ phách đúng yêu cầu; nhắc nhở những em chưa tập
trung trong tiết học cần cố gắng hơn.

- Về nhà hát ôn bài hát vừa tập cho thuộc.
- Ngồi ngay ngắn, chú ý nghe.
- HS lắng nghe GV hát.
- HS đọc lời ca theo tiết tấu.
- Tập hát từng câu theo hướng
dẫn của GV.
- Chú ý lấy hơi và ngân đúng
phách theo h/dẫn của GV.
+ Hát đồng thanh, dãy, nhóm.
+ Hát cá nhân.
- HS hát và vỗ tay hoặc gõ đệm
bằng nhạc cụ theo h/dẫn của GV.
- Theo phách
- Theo tiết tấu lời ca.
- HS hát ôn theo h/dẫn của GV.
- Bài Mời bạn vui múa ca.
- Nhạc sĩ Phạm Tuyên.
- Chú ý nghe GV nhận xét và ghi
nhớ.

TIẾT THỨ 6. TUẦN 3.
Ôn luyện: BÀI MỜI BẠN VUI MÚA CA.
Nhạc và lời: Phạm Tuyên.
Ngày dạy: 10 - 9 - 2009. Người soạn: Phạm Văn Khôi.
I/ MỤC TIÊU: - Biết hát theo giai điệu và lời ca. - Biết vỗ tay theo bài hát.
II/ CHUẨN BỊ : Đàn Organ, thanh phách, song loan.
III/ Các hoạt động dạy học :
GV đệm đàn và hát mẫu cho HS nghe.
- Cho HS ôn lại bài hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách .
- Vừa rồi ta được học hát bài gì? Do nhạc sĩ nào sáng tác?

- Luyện hát theo nhịp. - Tổ chức thi hát giữa các dãy.
- Hướng dẫn HS hát kết hợp biễu diễn, nhún vai, nhịp chân theo nhịp.
Tuyên dương những em hát thuộc lời, gõ phách đúng yêu cầu
GV: Phạm Văn Khôi Trường TH Nam TRân
GIÁO ÁN MÔN HÁT NHẠC. LỚP 1.
TIẾT THỨ: 7. TUẦN : 4.
BÀI DẠY: ÔN TẬP BÀI HÁT MỜI BẠN VUI MÚA CA.
TRÒ CHƠI: THEO BÀI ĐỒNG DAO NGỰA ÔNG ĐÃ VỀ.
Ngày dạy : 15/9/2009 Người soạn: Phạm Văn Khôi.
I/ MỤC TIÊU: - Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca.
- Biết hát kết hợp vận động phụ họa đơn giản.
- Tham gia trò chơi.
Đọc bài đồng dao Ngựa ông đã về để luyện tập về 1 âm hình tiết tấu.
II/ CHUẨN BỊ : Đàn Organ, thanh phách, song loan.
Một vài thanh que để giả làm ngựa và roi ngựa. Nắm vững trò chơi.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1/ Hoạt động 1: Ôn tập bài hát Mời bạn vui múa ca.
- Cho HS nghe giai điệu bài hát, hỏi HS tên bài hát vừa nghe?
- Do nhạc sĩ nào sáng tác?
+ Hướng dẫn HS ôn tập bài hát bằng nhiều hình thức.
- Bắt giọng cho HS hát (GV giữ nhịp bằng tay).
- Đệm đàn và bắt nhịp cho HS hát.
- Cho HS hát và vỗ tay đệm theo phách, theo tiết tấu lời ca.
- GV làm mẫu, HDẫn HS hát kết hợp vận động phụ họa (vỗ tay
theo nhịp và chân nhún sang trái, phải nhịp nhàng).
Sau khi làm thành thạo cho HS biểu diễn trước lớp.
* GV nhận xét.
2/ Hoạt động 2: Trò chơi theo bài đồng dao Ngựa ông đã về.
+ GV h/dẫn HS đọc câu đồng dao theo âm hình tiết tấu.

Nhong nhong nhong ngựa ông đã về .
x x x x x x x
Cắt cỏ bồ đề cho ngựa ông ăn.
x x x x x x x x
- Sau khi đã học thuộc bài đồng dao đúng tiết tấu, GV hướng
dẫn HS trò chơi “ cưỡi ngựa” như sau.
+ HS nam: miệng đọc câu đồng dao, 2 chân kẹp que giả làm
ngựa vào đầu gối và nhảy theo phách, ai để rơi que là thua
cuộc.
+ HS nữ: một tay cầm roi ngựa, chân nhảy theo phách, ai nhảy
không đúng phách là thua.
3/ Hoạt động 3: Củng cố dặn dò.
+ GV đệm đàn cùng hát với HS bài hát Mời bạn vui múa ca. HS
kết hợp vận động theo nhạc.
- GV nhận xét: Khen cá nhân và những nhóm biểu diễn tốt,
nhắc nhở những nhóm chưa đạt cần cố gắng hơn.
- HS trả lời.Mời bạn vui
múa ca. Tác giả Phạm
Tuyên.
+ HS hát theo HD của GV.
- Hát không có nhạc.
- Hát theo nhạc đệm.
- Hát và vỗ tay đệm.
- Hát kết hợp với vận động
phụ họa theo hướng dẫn.
- HS biểu diễn trước lớp.
+ Chú ý nghe GV đọc mẫu.
- HS đọc câu đồng dao và
vỗ tay đệm theo tiết tấu.
Cả lớp, dãy, nhóm, cá nhân.

- HS nghe hướng dẫn.
- HS tham gia trò chơi, mỗi
đội chia thành 2 nhóm (nam,
nữ). Nam thi trước. Các bạn
còn lại đọc bài đồng dao
vừa vỗ tay theo phách.
- HS hát ôn theo h/dẫn.
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
TIẾT THỨ: 8. TUẦN : 4.
Ôn luyện: ÔN TẬP BÀI HÁT MỜI BẠN VUI MÚA CA.
TRÒ CHƠI: THEO BÀI ĐỒNG DAO NGỰA ÔNG ĐÃ VỀ.
Ngày dạy : 17/9/2009 Người soạn: Phạm Văn Khôi.
Nội dung: - Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca Biết hát kết hợp vận động phụ họa đơn giản.
- Đệm đàn và bắt nhịp cho HS hát. Cho HS hát và vỗ tay đệm theo phách, theo tiết tấu lời ca.
- GV làm mẫu, HDẫn HS hát kết hợp vận động phụ họa (vỗ tay theo nhịp và chân nhún sang trái, phải
nhịp nhàng). Sau khi làm thành thạo cho HS biểu diễn trước lớp.
- Tổ chức trò chơi: Đọc bài đồng dao Ngựa ông đã về để luyện tập về 1 âm hình tiết tấu.
+ GV đệm đàn cùng hát với HS bài hát Mời bạn vui múa ca. HS kết hợp vận động theo nhạc.
- Khen cá nhân và những nhóm biểu diễn tốt, nhắc nhở những nhóm chưa đạt cần cố gắng hơn.
GV: Phạm Văn Khôi Trường TH Nam TRân
GIÁO ÁN MÔN : HÁT NHẠC LỚP: 1.
TIẾT THỨ: 9. TUẦN: 5.
BÀI DẠY: ÔN TẬP 2 BÀI HÁT: QUÊ HƯƠNG TƯƠI ĐẸP,
MỜI BẠN VUI MÚA CA .
Ngày dạy: 22 - 9 - 2009. Người soạn: Phạm Văn Khôi.
I/ MỤC TIÊU: - Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca của 2 bài hát
- Biết hát kết hợp vỗ tay theo bài hát- Biết hát kết hợp một vài động tác phụ họa đơn giản
II/ CHUẨN BỊ : Đàn , thanh phách, song loan.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1/ Hoạt động 1: Ô tập bài hát Quê hương tươi đẹp.
- GV đệm đàn cho cả lớp hát lại bài Quê hương tươi đẹp.
Cả lớp cùng hát kết hợp vỗ tay (hoặc gõ đệm) theo phách hoặc
theo tiết tấu lời ca.GV giữ nhịp bằng tay.
- Hướng dẫn HS hát kết hợp vận động phụ hoa.(vỗ tay, chân
nhún nhịp nhàng).
- GV cho HS lên biểu diễn trước lớp (hát kết hợp vận động phụ
họa). GV nhận xét.
2/ Hoạt động 2:Ôn tập bài hát Mời bạn vui múa ca.
- GV treo tranh minh họa kết hợp cho HS nghe giai điệu bài
hát, để HS đoán tên bài hát, tác giả sáng tác.
- GV đệm đàn cho cả lớp hát lại bài hát Mời bạn vui múa ca, cả
lớp cùng hát kết hợp vỗ tay hoặc (gõ đệm) theo phách và theo
tiết tấu lời ca. GV giữ nhịp bằng tay.
- Hướng dẫn HS hát kết hợp vận động phụ họa.
- Cho HS lên biểu diễn trước lớp (kết hợp vận động phụ họa).
GV nhận xét.
3/ Hoạt động 3: Trò chơi theo bài đồng dao Ngựa ông đã về.
- GV hướng dẫn lại cách chơi, ôn đọc lại bài đồng dao Ngựa
ông đã về.
- GV chia lớp thành 2 hoặc 3 đội chơi,mỗi đội gồm 2 nhóm
nam và nữ riêng, tiến hành chơi như tiết trước đã hướng dẫn.
4/ Củng cố, dặn dò:
- Cho HS hát lại 1 trong 2 bài hát đã ôn.
- GV nhận xét tiết học (khen cá nhân và những nhóm biểu diễn
tốt, nhắc nhở những em, nhóm chưa đạt cần cố gắng hơn).
Về nhà ôn lại 2 bài hát đã ôn. Xem trước tiết học sau bài Tìm
bạn thân.
- HS hát theo h/dẫn của GV.
- HS hát kết hợp động tác

vận động phụ họa.
- HS thực hiện trước lớp
từng nhóm, cá nhân.
- HS xem tranh, nghe giai
điệu và trả lời.
- HS hát ôn theo h/dẫn.Cả
lớp
dãy, nhóm, cá nhân.
- HS thực hiện.
- HS biểu diễn trước lớp.
- HS thực hiện đọc câu đồng
dao, HS vỗ tay theo tiết tấu.
- HS tham gia trò chơi.
- HS thực hiện.
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
TIẾT THỨ: 10. TUẦN: 5.
Ôn luyện: ÔN TẬP 2 BÀI HÁT: QUÊ HƯƠNG TƯƠI ĐẸP,
MỜI BẠN VUI MÚA CA .
Ngày dạy: 24 - 9 - 2009. Người soạn: Phạm Văn Khôi.
I/ MỤC TIÊU: - Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca của 2 bài hát
- Biết hát kết hợp vỗ tay theo bài hát- Biết hát kết hợp một vài động tác phụ họa đơn giản
- Cho HS lên biểu diễn trước lớp (kết hợp vận động phụ họa).
- Cho HS hát lại 1 trong 2 bài hát đã ôn.
- GV nhận xét tiết học (khen cá nhân và những nhóm biểu diễn tốt, nhắc nhở những em, nhóm chưa
đạt cần cố gắng hơn).
Về nhà ôn lại 2 bài hát đã ôn. Xem trước tiết học sau bài Tìm bạn thân.
GV: Phạm Văn Khôi Trường TH Nam TRân
GIÁO ÁN MÔN : HÁT NHẠC. LỚP: 1.
TIẾT THỨ: 11. TUẦN: 6.
BÀI DẠY: HỌC HÁT BÀI : TÌM BẠN THÂN.

Nhạc và lời: Việt Anh.
Ngày dạy: 29 - 9 -2009. Người soạn:Phạm Văn Khôi.
I/ MỤC TIÊU: - Biết hát theo giai điệu với lời 1 của bài hát.
- Biết hát két hợp vỗ tay theo lời 1 của bài hát
II/ CHUẨN BỊ : Đàn Organ, thanh phách, song loan.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1/ Hoạt động 1: Dạy hát.
a/ Giới thiệu: Lần đầu tiên đến trường học, ai cũng muốn kết bạn
với nhiều bạn mới ở trường, bạn nào cũng ngoan ngoãn, xinh
tươi thật là dễ mến, dễ thân. Bài hát Tìm bạn thân các em được
học hôm nay nói lên điều đó.
b/ Dạy hát: GV đánh đàn và hát mẫu cho HS nghe.
+ Nội dung: Nói về tình thân ái của tuổi nhi đồng thơ ngây.
H/dẫn HS tập đọc lời ca theo tiết tấu để khi ghép giai điệu HS dễ
thuộc hơn.
- Tập HS hát từng câu , mỗi câu hát hai, ba lần để HS thuộc lời
và giai điệu bài hát. Chú ý lấy hơi sau mỗi câu hát.
- Sau khi tập xong bài hát, cho HS hát lại nhiều lần cho thuộc lời
và giai điệu bài hát.
- Sửa cho HS (nếu các em hát chưa đúng yêu cầu), nhận xét.
2/ Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm theo phách.
- H/dẫn HS hát và vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách.GV làm mẫu.
Nào ai ngoan ai xinh ai tươi.
x x x x
( GV phát nhạc cụ và h/dẫn cách sử dụng cho HS gồm: thanh
phách, song loan, trống nhỏ).
3/ Hoạt động 3: Củng cố dặn dò.
- Cho HS đứng lên ôn lại bài hát kết hợpvỗ tay hoặc gõ đệm theo
phách 1 lần trước khi kết thúc tiết học.

- Cho HS nhắc lại tên bài hát, tác giả bài hát.
- Nhận xét chung ( khen những em hát thuộc lời, đúng giai điệu,
tiết tấu, biết hát kết hợp gõ đệm theo phách đúng yêu cầu, nhắc
nhở những em chưa tập trung trong tiết học cần cố gắng thêm.
- Dặn HS về nhà ôn tập bài hát vừa tâp.
- HS ngồi ngay ngắn, chú ý
nghe.
- HS nghe GV hát mẫu.
- Tập đọc lời ca theo
hướng dẫn của GV.
- Tập hát từng câu theo
h/dẫn của GV.
- Hát nhiều lần theo h/dẫn
của GV, chú ý phát âm rõ
lời tròn tiếng.
+ Hát đồng thanh.
+ Hát theo dãy, nhóm.
+ Hát cá nhân.
- HS xem GV hát và gõ
đệm theo phách.
-Hát và vỗ tay hoặc gõ
đệm theo phách, sử dụng
nhạc cụ theo h/dẫn của
GV.
- HS thực hiện theo yêu
cầu của GV.
-HS trả lời:
+ Bài hát:Tìm bạn thân.
+ Tác giả: Việt Anh.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.

TIẾT THỨ: 12. TUẦN: 6.
Ôn luyện BÀI HÁT : TÌM BẠN THÂN. Nhạc và lời: Việt Anh.
Ngày dạy: 29 - 9 -2009. Người soạn:Phạm Văn Khôi.
Nội dung: HS hát đúng giai điệu và lời ca của bài hát. HS biết bài hát Tìm bạn thân là sáng tác của
Việt Anh (tên khai sinh Đặng Trí Dũng). HS biết vỗ tay, gõ đệm theo phách.
- H/dẫn HS hát và vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách.GV làm mẫu ( GV phát nhạc cụ và h/dẫn cách sử
dụng cho HS gồm: thanh phách, song loan, trống nhỏ). – HS hát và vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách, sử
dụng nhạc cụ theo h/dẫn của GV.
- Dặn HS về nhà ôn tập bài hát vừa tâp.

GV: Phạm Văn Khôi Trường TH Nam TRân
GIÁO ÁN MÔN: HÁT NHẠC LỚP: 1 .
TIẾT THỨ: 13 TUẦN: 7.
BÀI DẠY: HỌC HÁT BÀI : TÌM BẠN THÂN ( TT ).
Ngày dạy: 13/10/2009 Người soạn: Phạm Văn Khôi.
I/ MỤC TIÊU: HS hát đúng giai điệu và thuộc cả lời 1, lời 2.
HS thực hiện được 1 vài động tác phụ hoạ.
II/ CHUẨN BỊ: Hát chuẩn xác 2 lời ca, chú ý hát âm luyến “múa vui” và ngân đủ 2 phách ở âm kết.
Chuẩn bị được1 vài động tác phụ hoạ.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HOC.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1/ Hoạt độn g 1: Dạy hát lời 2.
- GV đệm đàn và hát mẫu cho HS nghe.
- Cho HS đọc đồng thanh lời 2 theo tiết tấu lời ca.
- Dạy cho HS hát từng câu của lời 2 và nối các câu hát như lời1.
- Cho HS hát luân phiên theo nhóm cho đến khi thuộc lời 2.
- Cho cả lớp cùng hát lại cả bài ca gồm 2 lời. GV chú ý sửa sai .
- H/dẫn HS hát 2 lời kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách.
- GV nhận xét, sửa sai cho những em hát chưa đúng hoặc gõ
đệm chưa đều.

2/ Hoạt động 2: Hát kết hợp vận động phụ hoạ.
- Hướng dẫn HS vài động tác vận động phụ hoạ:
+ Nhún chân theo phách, nhún chân trái- phải ứng với mỗi
phách. Thực hiện động tác nhún chân nhịp nhàng suốt bài hát.
+ Câu 1, 2: Kết hợp nhún chân, tay giơ lên về phía trước như
vẫy gọi bạn, vẫy bàn tay theo phách. Câu 1 tay trái, câu 2 tay
phải.
+ Câu 3: Giơ 2 tay lên cao tạo thành vòng tròn, nghiêng mình
sang trái, phải theo chân nhún.
+ Câu 4: Tiếp tục vòng tay ở trên cao, phối hợp với động tác
chân quay tròn tại chỗ. Động tác quay tròn được thực hiện với
câu hát “ Múa vui nào”.
- Bốn động tác trên cũng thực hiện tương tự cho lời 2.
- Cho HS thực hiện nhiều lần cho thuần thục.
- Cho HS lên hát kết hợp biểu diễn trước lớp.
3/ Hoạt động 3: Củng cố dặn dò.
- Trước khi kết thúc tiết học, GV cho HS hát kết hợp vận động
phụ hoạ cả bài hát. GV đệm đàn cho các em hát.
+ GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà ôn bài hát vừa tập.
- HS chú ý lắng nghe.
- HS đọc lời ca.
- HS hát theo h/d của GV.
- HS hát đồng thanh theo
nhóm, dãy, cá nhân.
- HS hát, gõ đệm theo
phách.
- HS xem GV làm mẫu.
- HS thực hiện động tác
theo h/dẫn của GV. Chú ý
thực hiện đều, đẹp.

- Sau khi tập xong, HS hát
kết hợp vận động phụ hoạ
thật nhịp nhàng theo dãy,
nhóm…
- HS biểu diễn trước lớp.
- HS hát và vận động phụ
hoạ theo nhạc.
- HS Chú ý nghe và ghi
nhớ.
TIẾT THỨ: 14 TUẦN: 7.
BÀI DẠY: HỌC HÁT BÀI : TÌM BẠN THÂN ( TT ).
Ngày dạy: 15/10/2009 Người soạn: Phạm Văn Khôi.
Nội dung: HS hát đúng giai điệu và thuộc cả lời 1, lời 2. HS thực hiện được 1 vài động tác phụ hoạ.
- Cho HS đọc đồng thanh lời 2 theo tiết tấu lời ca.
- Hướng dẫn HS vài động tác vận động phụ hoạ:
- Cho HS thực hiện nhiều lần cho thuần thục.
- Cho HS lên hát kết hợp biểu diễn trước lớp.
GV cho HS hát kết hợp vận động phụ hoạ cả bài hát. GV đệm đàn cho các em hát.
+ GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà ôn bài hát vừa tập.

GV: Phạm Văn Khôi Trường TH Nam TRân
GIÁO ÁN MÔN : HÁT NHẠC. LỚP 1.
TIẾT THỨ: 15. TUẦN: 8.
BÀI DẠY: HỌC HÁT BÀI: LÍ CÂY XANH. Dân ca Nam Bộ.
Ngày dạy: 20 - 10 - 2009 Người soạn: Phạm Văn Khôi.
I/ MỤC TIÊU: HS biết bài “ Lí cây xanh” là 1 bài dân ca Nam Bộ. Hát đúng giai điệu và lời ca. Hát
đồng đều, rõ lời. Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
II/ CHUẨN BỊ: Đàn Organ, thanh phách. Một số tranh ảnh về phong cảnh Nam Bộ.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1/ Hoạt động 1:
a/ Giới thiệu: Lí là những làn điệu hát dân gian rất phổ biến ở các
vùng nông thôn Nam Bộ. Có rất nhiều điệu lí như: Lí cây bông, Lí
con quạ, Lí chiều chiều là những bài lí được nhân dân sáng tác
& lưu truyền qua nhiều thế hệ. Bài lí cây xanh có giai điệu mộc
mạc, giản dị, lời ca được hình thành từ câu thơ lục bát.
Cây xanh thì lá cũng xanh. Chim đậu trên cành chim hót líu
lo.
Tiết tấu của bài hát phù hợp với cách đọc thơ 4 chữ.
b/ Dạy hát: GV đàn và hát mẫu cho HS nghe.
- Cho HS đọc lời ca theo tiết tấu, từng câu ngắn.
- Dạy cho HS hát từng câu ngắn theo lối móc xích.
* Lưu ý cho HS những tiếng có luyến 2 nốt “ đâu, trên, líu” và nhắc
HS phát âm rõ ràng, gọn tiếng.
- GV cho HS hát nhiều lần để thuộc lời ca.
2/ Hoạt động 2: Hát kết hợp vận động phụ họa.
+ GV hát và làm mẫu với cách gõ đệm theo tiết tấu lời ca.

x x x x x x x x
- GV cho các en vừa hát kết hợp gõ đệm theo phách, phải thật đều
đặn, nhịp nhàng, không nhanh, không chậm.
- Cho các em đứng hát, kết hợp vận động theo nhạc.
Hai tay chống hông vừa hát vừa nhún chân, phách mạnh nhún vào
chân trái, phách nhẹ nhún vào chân phải.
* Nội dung: Qua bài Lí cây xanh dân ca Nam Bộ cho ta thấy đất
nước Việt Nam ta rất đẹp qua nhiều hình ảnh: cánh cò, dòng sông,
chim chóc, con đò tạo nhiều vẻ đẹp cho quê hương đất nước.
Là HS chúng em hôm nay cần học tập thật tốt, làm theo 5 điều Bác
dạy sau này lớn lên xây dựng đất nước ngày càng tươi đẹp hơn.
3/ Hoạt động 3: Củng cố dặn dò.

- Tiết vừa rồi em được học bài gì?
- Dưới làn điệu dân ca của vùng, miền nào?
- GV cho HS đọc lại câu thơ lục bát của bài hát.
- GV đệm đàn HS hát kết hợp gõ đệm theo nhịp.
- HS lắng nghe.
- HS nghe hát mẫu.
- HS thực hiện.
- HS thực hiện.
- HS thực hiện.
- HS thực hiện.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS thực hiện.
- HS thực hiện.
TIẾT THỨ: 16. TUẦN: 8.
Ôn luyện bài hát: LÍ CÂY XANH. Dân ca Nam Bộ.
Ngày dạy: 22 - 10 - 2009 Người soạn: Phạm Văn Khôi.
Nội dung : HS biết bài “ Lí cây xanh” là 1 bài dân ca Nam Bộ. Hát đúng giai điệu và lời ca. Hát đồng
đều, rõ lời. Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
- GV cho HS hát nhiều lần. - GV cho các en vừa hát kết hợp gõ đệm theo phách, phải thật đều đặn,
nhịp nhàng, không nhanh, không chậm.
- Cho các em đứng hát, kết hợp vận động theo nhạc.
+ GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà ôn bài hát vừa tập.
GV: Phạm Văn Khôi Trường TH Nam TRân
GIÁO ÁN MÔN : HÁT NHẠC. LỚP 1.
TIẾT THỨ: 17 TUẦN: 9.
BÀI DẠY: ÔN TẬP BÀI HÁT: LÍ CÂY XANH. Dân ca Nam Bộ.
Ngày dạy: 27 - 10 - 2009 Người soạn: Phạm Văn Khôi.
I/ MỤC TIÊU: Các em thuộc lời ca, hát đúng giai điệu. Tập trình diễn bài hát kết hợp vận động phụ
họa. Tập nói thơ theo âm hình tiết tấu bài hát Lí cây xanh.

II/ CHUẨN BỊ: Sưu tầm 1 số bài thơ 4 chữ.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1/ Hoạt động 1: Ôn tập bài hát Lí cây xanh.
- Cho HS nghe giai điệu bài hát Lí cây xanh.
+ Hướng dẫn HS ôn bài hát bằng nhiều hình thức.
- Bắt giọng cho HS hát ( GV giữ nhịp bằng tay).
- GV đệm đàn cho HS hát kết hợp gõ đệm theo nhịp.
+ Cho HS hát kết hợp với vận động phụ họa như đã h/dẫn ở tiết
trước.
- Cho HS từng tổ (nhóm) hát vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách, nhịp 2.
- Cho HS hát kết hợp nhún chân theo nhịp. Phách mạnh đầu tiên
nhún vào chân trái, phách mạnh tiếp theo vào chân phải. Tương tự
như vây cho đến hết bài.
+ Cho HS trình diễn trước lớp theo (tốp ca hoặc đơn ca).
2/ Hoạt động 2: Tập nói thơ theo tiết tấu 4 chữ.
Đơn đen đen đen - đơn đen đen đen
Cái cây xanh xanh, thì lá cũng xanh
Chim đậu trên cành, chim hót líu lo.
- GV cho HS nói tiết tấu trên bằng chính lời ca của bài Lí cây xanh.
Từ cách nói theo âm hình tiết tấu trên, GV vận dụng cho HS đọc
những câu thơ khác. VD1: Vừa đi vừa nhảy - Là anh sáo xinh
Hay nói linh tinh - Là cô liếu điếu
Hay nghịch hay tếu - Là cậu chìa vôi
Hay chao đớp mồi - Là chim chèo bẻo.
(Trích thơ Trần Đăng Khoa).
- GV giảng cho HS: Đoạn thơ trên nói về các loài chim, gồm
có:chim liếu điếu, chim sáo, chim chìa vôi, chim chèo bẻo.
- GV chỉ cho HS tập đọc 4 câu đầu “ Vừa đi liếu điếu”.
HS đồng thanh đọc đoạn thơ trên, sau đó kết hợp gõ đệm theo âm

hình tiết tấu. Cuối cùng đọc thơ và gõ đệm theo nhịp 2.
+ Từ cách đọc theo tiết tấu đã biết, cho HS đọc các câu thơ khác.
VD2: Chú bé loắt choắt - Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt - Cái đầu nghênh nghênh.
( Trích thơ Tố Hữu).
3/ Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò.
- GV cho các em hát lại bài “ Lí cây xanh” kết hợp gõ đệm theo
phách thật nhịp nhàng.
- GV nhận xét tiết học.
- HS thực hiện.
- HS hát theo h/dẫn của
GV.
- Hát kết hợp vận động.
- HS lắng nghe GV đọc
mẫu.
- HS thực hiện.
- HS thực hiện.
- HS thực hiện.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
TIẾT THỨ: 18 TUẦN: 9.
Ôn luyện ÔN TẬP BÀI HÁT: LÍ CÂY XANH. Dân ca Nam Bộ.
Ngày dạy: 29 - 10 - 2009 Người soạn: Phạm Văn Khôi.
Nội dung : Các em thuộc lời ca, hát đúng giai điệu. Tập trình diễn bài hát kết hợp vận động phụ họa.
Tập nói thơ theo âm hình tiết tấu bài hát Lí cây xanh.+ Cho HS hát kết hợp với vận động phụ họa
- Cho HS từng tổ (nhóm) hát vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách, nhịp 2.
- Từng nhóm lên hát biểu diễn. GV đệm đàn
- GV cho các em hát lại bài “ Lí cây xanh” kết hợp gõ đệm theo phách thật nhịp nhàng.
- GV nhận xét tiết học.
GV: Phạm Văn Khôi Trường TH Nam TRân
GIÁO ÁN MÔN : HÁT NHẠC. LỚP 1.

TIẾT THỨ: 19. TUẦN: 10.
BÀI DẠY: ÔN TẬP 2 BÀI HÁT: TÌM BẠN THÂN; LÍ CÂY XANH.
Ngày dạy: 03 - 11 - 2009 Người soạn: Phạm Văn Khôi.
I/ MỤC TIÊU: HS hát đúng giai điệu và thuộc lời ca.
Biết hát kết hợp vỗ tay (hoặc gõ) đệm theo phách, đệm theo tiết tấu lời ca.
Biết hát kết hợp vận động phụ họa, biết đọc thơ 4 chữ theo tiết tấu bài hát Lí câu xanh.
II/ CHUẨN BỊ: Đàn organ. Nhạc cụ gõ: song loan, thanh phách.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1/ Hoạt động 1: Ôn tập bài hát Tìm bạn thân.
- GV đệm đàn cho HS cả lớp hát ôn bài Tìm bạn thân.
- Cho HS hát kết hợp vỗ tay (hoặc gõ) đệm theo phách hoặc
theo tiết tấu lời ca.
- Cho HS tập hát kết hợp vận động theo nhịp 2.
- GV cho HS từng tổ, nhóm biểu diễn trước lớp.
2/ Hoạt động 2: Ôn tập bài hát Lí cây xanh.
- GV đệm đàn cho HS cả lớp hát ôn bài Lí cây xanh.
- Cho HS hát kết hợp vỗ tay (hoặc gõ) đệm theo phách.
- Cho HS hát kết hợp vỗ tay (hoặc gõ) đệm theo tiết tấu lời ca.
- Cho từng nhóm HS từ 4- 6 em tập biểu diễn trước lớp, kết
hợp vận động phụ họa.
+ GV nhận xét và có thể ghi điểm cho các em.
* Cho HS tập nói thơ 4 chữ theo tiết tấu của bài hát Lí cây
xanh như đã hướng dẫn ở tiết trước .
- GV nhận xét giờ học.
Về nhà tập gõ đệm trong khi hát. Xem trước và đọc thuộc lời
ca bài hát Đàn gà con.
- HS thực hiện.
- HS thực hiện.
- HS thực hiện.

- HS thực hiện.
- HS thực hiện.
- HS thực hiện.
- HS thực hiện.
- HS thực hiện.
- HS thực hiện.
- HS lắng nghe , ghi nhớ.
TIẾT THỨ: 20. TUẦN: 10.
BÀI DẠY: ÔN LUYỆN 2 BÀI HÁT: TÌM BẠN THÂN; LÍ CÂY XANH.
Ngày dạy: 05 - 11 - 2009 Người soạn: Phạm Văn Khôi.
I/ MỤC TIÊU: HS hát đúng giai điệu và thuộc lời ca.
Biết hát kết hợp vỗ tay (hoặc gõ) đệm theo phách, đệm theo tiết tấu lời ca.
Biết hát kết hợp vận động phụ họa, biết đọc thơ 4 chữ theo tiết tấu bài hát Lí câu xanh.
Ôn tập bài hát Tìm bạn thân.
- GV đệm đàn cho HS cả lớp hát ôn bài Tìm bạn thân.
Ôn tập bài hát Lí cây xanh.
- GV đệm đàn cho HS cả lớp hát ôn bài Lí cây xanh.
- Cho HS hát kết hợp vỗ tay (hoặc gõ) đệm theo phách.
- Cho từng nhóm HS từ 4- 6 em tập biểu diễn trước lớp, kết hợp vận động phụ họa.
- GV nhận xét giờ học.
Về nhà tập gõ đệm trong khi hát. Xem trước và đọc thuộc lời ca bài hát Đàn gà con.
GV: Phạm Văn Khôi Trường TH Nam TRân
GIÁO ÁN MÔN : HÁT NHẠC. LỚP 1.
TIẾT THỨ: 21. TUẦN: 11.
BÀI DẠY: HỌC HÁT BÀI: ĐÀN GÀ CON. Nhạc: Phi-líp-pen-cô.
Lời: Việt Anh.
Ngày dạy: 10 - 11 - 2009 Người soạn: Phạm Văn Khôi.
I/ MỤC TIÊU: HS hát đúng giai điệu và lời ca, hát đồng đều và rõ lời.
II/ CHUẨN BỊ: Hát chuẩn xác bài Đàn gà con.
Tập đệm đàn cho bài hát. Dụng cụ gõ thanh phách, song loan.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1/ Hoạt động 1: Dạy hát.
+ Cấu trúc bài hát là một đoạn đơn, 2 câu cân phương. Giai điệu
bài ca vui vẻ, bình ổn phù hợp với lứa tuổi HS lớp 1. Bài hát có
2 lời ca. Mỗi lời ca được ngắt thành 4 câu ngắn.
* Nội dung bài hát ca ngợi vẻ đẹp xinh tươi của những chú gà
con đi ăn bên mẹ.
+ GV hát mẫu cho HS nghe.
- Cả lớp đồng thanh đọc lời ca theo tiết tấu của bài hát.
- GV dạy cho HS hát từng câu theo lối móc xích.
- Chia lớp thành 2 dãy, hát thay phiên cho thuộc.
- Cho HS hát theo tổ hoặc theo nhóm kết hợp gõ đệm theo nhịp.
- HS hát cá nhân vỗ tay hoặc gõ đệm theo nhịp.
2/ Hoạt động 2: Vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách.
+ Vỗ tay đệm theo phách. GV làm mẫu, HS làm theo.
Trông kia đàn gà con lông vàng. Đi theo mẹ tìm ăn trong vườn.
x x x x x x x x
Cùng tìm mồi ăn ngon ngon. Đàn gà con đi lon ton.
x x x x x x x x
- Cho HS vừa hát vừa kết hợp gõ đệm theo phách nhiều lần cho
nhuần nhuyễn.
3/ Hoạt động 3: Kết thúc.
GV đệm đàn và hát 1 lần, cả lớp hát theo kết hợp gõ đệm theo
phách.
- Vừa rồi các em được học bài hát gì?
- Bài hát ca ngợi điều gì?
* Qua bài hát các em cần phải biết yêu quí các loài vật có ích.
- GV nhận xét tiết học.
Về nhà tập hát cho thuộc lời ca, tập gõ đệm theo phách hoặc

theo nhịp.
- HS chú ý lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS đọc lời ca.
- HS hát theo h/dẫn của
GV.
- HS thực hiện.
- HS thực hiện.
- HS thực hiện.
- HS chú ý và làm theo.
- HS thực hiện theo tổ,
nhóm.
- HS thực hiện.
- HS trả lời.Đàn gà con.
- Vẻ đẹp xinh tươi của
những chú gà con đi ăn bên
mẹ.
- HS lắng nghe, thực hiện.
TIẾT THỨ: 22. TUẦN: 11.
BÀI DẠY: ÔN LUYỆN BÀI HÁT: ĐÀN GÀ CON. Nhạc: Phi-líp-pen-cô.
Lời: Việt Anh.
Ngày dạy: 12 - 11 - 2009 Người soạn: Phạm Văn Khôi.
Nội dung: HS hát đúng giai điệu và lời ca, hát đồng đều và rõ lời.
GV đệm đàn và hát 1 lần, cả lớp hát theo kết hợp gõ đệm theo phách.
- Cho HS vừa hát vừa kết hợp gõ đệm theo phách nhiều lần cho nhuần nhuyễn.
- Hướng dẫn HS một số động tác phụ hoạ
- Cho từng nhóm HS từ 4- 6 em tập biểu diễn trước lớp, kết hợp vận động phụ họa.
- Vừa rồi các em được học bài hát gì?
- Bài hát ca ngợi điều gì?
* Qua bài hát các em cần phải biết yêu quí các loài vật có ích.

- GV nhận xét giờ học.
GV: Phạm Văn Khôi Trường TH Nam TRân
GIÁO ÁN MÔN : HÁT NHẠC. LỚP 1.
TIẾT THỨ: 23. TUẦN: 12.
BÀI DẠY: ÔN TẬP BÀI HÁT: ĐÀN GÀ CON. Nhạc: Phi-líp-pen-cô.
Lời: Việt Anh.
Ngày dạy: 17 - 11 - 2008 Người soạn: Phạm Văn Khôi.
I/ MỤC TIÊU: HS hát đúng giai điệu và thuộc 2 lời của bài hát.
HS tập biểu diễn bài hát trước lớp. HS thực hiện 1 vài động tác phụ họa.
II/ CHUẨN BỊ: Đệm đàn khi HS trình diễn bài hát.
Chuẩn bị 1 số động tác vận động phụ họa.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC .
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1/ Hoạt động 1: Ôn tập lời bài hát Đàn gà con.
- Cho HS ôn luyện bài hát đúng giai điệu và thuộc lời ca.
- Cho HS luyện tập theo tổ, nhóm, vừa hát vừa vỗ tay hoặc
gõ đệm theo phách (đã h/dẫn ở tiết trước).
- Hướng dẫn HS hát và vỗ tay theo tiết tấu lời ca.
Trông kia đàn gà con lông vàng.
x x x x x x x
2/ Hoạt động 2: Hát kết hợp vận động phụ họa.
+ GV làm mẫu động tác HS chú ý làm theo.
- Lời 1: Câu 1 và 2 một tay chống hông, tay kia đưa ngón trỏ
chỉ bên trái - phải; câu 3 và 4 hơi co lên ngang hông, chân
nhấp hơi nhanh như động tác chạy.
- Lời 2: Câu 1 diễn tả động tác vung thóc ăn; câu 2 như đang
uống nước; câu 3 và 4 động tác tay như lời 1.
Sau khi hướng dẫn và làm mẫu xong, cho HS thực hiện vài
lần cho quen động tác.
- Cho HS ôn luyện theo dãy, tổ, nhóm.

3/ Hoạt động 3: Cho HS biểu diễn trước lớp.
- GV mời HS lên biểu diễn trước lớp.
+ GV cho HS lên hát kết hợp vỗ tay theo tiết tấu lời ca.
+ Cho HS hát kết hợp vận động phụ họa.
- GV nhận xét HS biểu diễn (có thể mời HS nhận xét).
4/ Hoạt động 4: Củng cố dặn dò.
- GV đệm đàn cùng hát lại với HS bài hát đã học.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà ôn lại bài hát Đàn gà con, tập vỗ tay đúng
phách và đúng tiết tấu lời ca.
- HS hát theo h/dẫn của GV.
- Hát đồng thanh theo tổ, nhóm
kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm.
- Hát vỗ tay theo tiết tấu lời ca.
- HS thực hiện từng động tác
theo h/dẫn của GV.
- HS hát kết hợp vận động phụ
họa theo h/dẫn.
* Khuyến khích HS tự nghĩ ra
những động tác khác để minh
họa nhằm phát huy tính tích
cực, khả năng tư duy, sáng tạo.
- HS luyện tập theo tổ, nhóm
- HS biểu diễn trước lớp.
- Hát theo cá nhân.
- HS thực hiện theo nhóm.
- HS tự nhận xét, GV nhận xét.
- HS thực hiện.
- HS lắng nghe và thực hiện.
TIẾT THỨ: 24. TUẦN: 12.

BÀI DẠY: ÔN LUYỆN BÀI HÁT: ĐÀN GÀ CON. Nhạc: Phi-líp-pen-cô.
Lời: Việt Anh.
Ngày dạy: 19 - 11 - 2009 Người soạn: Phạm Văn Khôi.
Nội dung: HS hát đúng giai điệu và lời ca, hát đồng đều và rõ lời.
- Cho HS ôn luyện bài hát đúng giai điệu và thuộc lời ca.
- Cho HS luyện tập theo tổ, nhóm, vừa hát vừa vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách (đã h/dẫn ở tiết trước).
- Hướng dẫn HS hát và vỗ tay theo tiết tấu lời ca.
Cho HS biểu diễn trước lớp.
- GV mời HS lên biểu diễn trước lớp.
+ GV cho HS lên hát kết hợp vỗ tay theo tiết tấu lời ca.
+ Cho HS hát kết hợp vận động phụ họa.
- GV đệm đàn cùng hát lại với HS bài hát đã học.
- GV nhận xét tiết học.
GV: Phạm Văn Khôi Trường TH Nam TRân
GIÁO ÁN MÔN : HÁT NHẠC. LỚP 1.
TIẾT THỨ: 25. TUẦN: 13.
BÀI DẠY: HỌC HÁT BÀI: SẮP ĐẾN TẾT RỒI.
Nhạc và lời: Hoàng Vân.
Ngày dạy: 24 - 11 - 2009 Người soạn: Phạm Văn Khôi.
I/ MỤC TIÊU: HS hát đúng giai điệu và lời ca.
II/ CHUẨN BỊ: Hát chuẩn xác bài Sắp đến Tết rồi.
Đàn Organ, thanh phách, song loan.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1/ Hoạt động 1: Dạy hát bài Sắp đến Tết rồi.
- GV cung cấp cho HS: Bài hát Sắp đến Tết rồi là sáng tác của
nhạc sĩ Hoàng Vân. Nhạc sĩ có những bài hát nổi tiếng viết
cho tuổi thơ như: Em yêu trường em; Con chim vành khuyên;
Mùa hoa phượng nở; Ca ngợi Tổ quốc. Ông đã được nhà
nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

- GV đệm đàn và hát mẫu cho HS nghe.
- H/dẫn HS tập đọc lời ca theo tiết tấu của bài hát.
- GV bày cho HS hát từng câu ngắn theo lối móc xích.
+ GV chú ý những chỗ lấy hơi, lắng nghe và sửa sai nếu có.
- GV hát mẫu từng câu hát (hoặc đánh đàn) rồi bắt giọng cho
HS hát theo, xong câu này bày sang câu khác.
-GV cần lưu ý cho HS tiếng cuối của mỗi câu hát không ngân
mà nghỉ bằng dấu lặng đen (một phách). Lấy hơi sau những
tiếng “rồi, rồi”. Cuối mỗi câu nghỉ lấy hơi.
- Bốn nhịp cuối bài cho HS vỗ tay theo tiết tấu sau.
2/ Hoạt động 2: Luyện hát.
- GV cho HS vừa hát vừa vỗ tay theo phách (hoặc gõ song
loan, thanh phách, trống nhỏ) theo dãy.
- GV cho HS hát kết hợp với gõ đệm theo tiết tấu lời ca.
- GV cho HS đứng hát và nhún chân nhịp nhàng theo nhịp.
3/ Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò.
-Hôm nay các em được học bài hát gì?
- Nhạc và lời của ai?
- Nội dung bài hát nói lên điều gì?
- Cho HS hát lại bài và gõ đệm theo phách.
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà tập hát cho thuộc và đúng giai điệu bài hát.
- HS lắng nghe.
- HS nghe GV hát mẫu.
- HS đọc đồng thanh.
- HS hát theo h/dẫn của GV.
- HS lắng nghe và thực hiện.
- HS vỗ tay theo tiết tấu và
đếm 1,2,3;- 1,2,3;- 1,2,3,4,5.
- HS thực hiện theo dãy.

- HS thực hiện theo tổ.
- HS thực hiện tại lớp.
- Sắp đến Tết rồi.
- Hoàng Vân.
- Nói lên niềm vui sướng của
những em nhỏ khi Tết sắp
đến, được có quần áo mới,
biết đi thăm ông bà.
- HS thực hiện.
- HS lắng nghe và thực hiện.
TIẾT THỨ: 26. TUẦN: 13.
BÀI DẠY:ÔN LUYỆN BÀI: SẮP ĐẾN TẾT RỒI.
Nhạc và lời: Hoàng Vân.
Ngày dạy: 26 - 11 - 2009 Người soạn: Phạm Văn Khôi.
Nôp dung: HS hát đúng giai điệu và lời ca.
GV đệm đàn và hát 1 lần, cả lớp hát theo kết hợp gõ đệm theo phách.
- Cho HS vừa hát vừa kết hợp gõ đệm theo phách nhiều lần cho nhuần nhuyễn.
- Hướng dẫn HS một số động tác phụ hoạ Cho từng nhóm HS từ 4- 6 em tập biểu diễn trước lớp, kết
hợp vận động phụ họa.
- Vừa rồi các em được học bài hát gì? Bài hát do ai sáng tác?
- Cho HS hát lại bài và gõ đệm theo phách.
GV: Phạm Văn Khôi Trường TH Nam TRân
- GV nhận xét giờ học.
GIÁO ÁN MÔN : HÁT NHẠC. LỚP 1.
TIẾT THỨ: 27. TUẦN: 14.
BÀI DẠY: ÔN TẬP BÀI HÁT: SẮP ĐẾN TẾT RỒI.
Nhạc và lời: Hoàng Vân.
Ngày dạy: 01 - 12 - 2009 Người soạn: Phạm Văn Khôi.
I/ MỤC TIÊU: HS hát đúng giai điệu và thuộc lời ca.
HS tập biểu diễn bài hát, kết hợp các động tác vận động phụ họa.

II/ CHUẨN BỊ: Đàn Organ, thanh phách, song loan.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1/ Hoạt động 1: Ôn tập bài hát Sắp đến Tết rồi.
-GV treo vài bức tranh quang cảnh ngày Tết, cho HS nhận
xét nội dung bức tranh.
- Cho HS hát kết hợp vỗ tay theo phách (hoặc gõ đệm bằng
thanh phách, song loan, trống nhỏ).
-Cho HS hát theo dãy bàn.
2/ Hoạt động 2: Hát kết hợp vận động phụ họa.
-Hướng dẫn HS cách thể hiện động tác vận động phụ họa.
-Câu 1 và 2: Vỗ 2 tay vào nhau khi hát tiếng “rồi, vui”.
- Câu 3: Đưa ngón trỏ lên ngang vai (bên trái - phải theo
nhịp).
- Câu 4: Hai bàn tay xòe ra từ từ đưa lên ngang ngực.
- Cho HS tập những động tác trên nhiều lần cho thành thục.
- Cho HS luyện tập nhiều lần theo tổ, nhóm.
3/ Hoạt động 3: Tập đọc lời theo tiết tấu.
- Hướng dẫn HS tập đọc lời theo tiết tấu của câu hát trong bài
Sắp đến Tết rồi.

Em đi đến trường
Vui bước trên đường
Chim ca chào đón
Ngàn hoa ngát hương.
4/ Hoạt động 4: Củng cố dặn dò.
-GV đệm đàn cùng hát lại với HS bài hát đã học.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà ôn lại bài hát Sắp đến Tết rồi, tập vỗ tay
đúng phách và đúng tiết tấu lời ca.

- HS nhìn tranh và trả lời.
- HS hát vỗ tay hoặc gõ đệm
bằng dụng cụ gõ.
- HS thực hiện theo dãy bàn.
- HS thực hiện theo hướng
dẫn của GV.
- Luyện tập theo tổ, nhóm.
- HS tập đọc lời theo tiết tấu,
đồng thanh nhiều để cho
thuộc.

- HS thực hiện theo h/dẫn.
- HS lắng nghe.
- Ghi nhớ.
TIẾT THỨ: 28. TUẦN: 14.
BÀI DẠY:ÔN LUYỆN BÀI: SẮP ĐẾN TẾT RỒI.
Nhạc và lời: Hoàng Vân.
Ngày dạy: 03 - 12 - 2009 Người soạn: Phạm Văn Khôi.
Nôp dung: HS hát đúng giai điệu và lời ca.
GV đệm đàn và hát 1 lần, cả lớp hát theo kết hợp gõ đệm theo phách.
- Cho HS vừa hát vừa kết hợp gõ đệm theo phách nhiều lần cho nhuần nhuyễn.
- Hoạt động nhóm.
- Cho từng nhóm HS tập biểu diễn trước lớp, kết hợp vận động phụ họa.
- Cho HS nhận xét và tuyên dương các động tác phụ hoạ đẹp.
- Vừa rồi các em được học bài hát gì? Bài hát do ai sáng tác?
- Cho HS hát lại bài và gõ đệm theo phách.
-GV đệm đàn cùng hát lại với HS bài hát đã học.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà ôn lại bài hát Sắp đến Tết rồi, tập vỗ tay đúng phách và đúng tiết tấu lời ca.
GV: Phạm Văn Khôi Trường TH Nam TRân

GIÁO ÁN MÔN: HÁT NHẠC. LỚP: 1
TIẾT THỨ: 29 TUẦN: 15
Bài dạy: ÔN TẬP 2 BÀI HÁT: ĐÀN GÀ CON, SẮP ĐẾN TẾT RỒI.
Ngày dạy: 08 - 12 - 2009 Người soạn: Phạm Văn Khôi.
I / MỤC TIÊU: HS hát đúng giai điệu và thuộc lời ca.
Biết hát kết hợp vỗ tay ( hoặc gõ ) đệm theo phách hoặc theo tiết tấu lời ca.
II /CHUẨN BỊ: Đàn organ, nhạc cụ gõ thanh phách , song loan.
III / CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1 /Hoạt động 1: Ôn tập bài hát Đàn gà con.
- GV đệm đàn cho HS hát lại bài Đàn gà con.
- HS vừa hát kết hợp vỗ tay đệm theo phách, theo tiết tấu lời ca.
Trông kia đàn gà con lông vàng.
Theo tiết tấu. x x x x x x x
Theo phách. x x x x
HS vừa hát kết hợp 1 vài động tác vận động phụ hoạ ( như đã
hướng dẫn ở tiết trước ).
Cho HS tập trình diễn bài hát theo hình thức cá nhân hoặc theo
nhóm.
+ Hướng dẫn HS tập hát đối đáp.
- Nhóm 1: Trông kìa đàn gà con lông vàng.
- Nhóm 2: Đi theo mẹ tìm ăn trong vườn.
- Nhóm 3: Cùng tìm mồi ăn ngon ngon.
- Nhóm 4: Đàn gà con đi lon ton.
Hết 1 lần đổi lại: Nhóm 2 hát trước : Trông kìa đàn gà con
lông vàng.
+ Hướng dẫn HS hát có lĩnh xướng và đồng ca như sau:
- Một em hát: Trông kìa đàn gà con lông vàng.
- Tất cả HS hát Đi theo mẹ tìm ăn trong vườn.
Một em hát: Cùng tìm mồi ăn ngon ngon.

- Tất cả HS hát: Đàn gà con đi lon ton. Đồng thời vỗ tay
theo tiết tấu lời ca.
Sang lời 2 cũng tập hát như trên.
2 / Hoạt động 2: Ôn tập bài hát Sắp đến tết rồi.
GV đệm đàn cho HS hát lại bài “ Sắp đến tết rồi”.
HS hát kết hợp vỗ tay ( hoặc gõ) đệm theo phách hoặc theo tiết
tấu lời ca.
Sắp đến Tết rồi . Đến trường rất vui.
Theo phách: x x xx x x xx
Theo tiết tấu: x x x x x x x x
- HS hát kết hợp vỗ tay và làm động tác vận động ( như đã
hướng dẫn ở tiết trước).
HS tập biểu diễn cá nhân hoặc theo từng nhóm.
- HS thực hiện.
- HS hát kết hợp động tác
vận động phụ họa.
- HS trình diễn theo nhóm,
cá nhân.
- HS tập hát đối đáp, lĩnh
xướng và đồng ca theo
hướng dẫn của GV.
- HS hát kết hợp vỗ tay
theo phách hoặc theo tiết
tấu lời ca.
- Hát kết hợp vận động.
- HS biểu diễn theo cá
nhân, hoặc nhóm.
TIẾT THỨ: 30 TUẦN: 15
Bài dạy: ÔN LUYỆN 2 BÀI HÁT: ĐÀN GÀ CON, SẮP ĐẾN TẾT RỒI.
Ngày dạy: 10 - 12 - 2009 Người soạn: Phạm Văn Khôi.

Nội dung: HS hát đúng giai điệu và thuộc lời ca.
- GV đệm đàn cho HS hát lại bài Đàn gà con. HS vừa hát kết hợp vỗ tay đệm theo phách, theo tiết tấu
lời ca. HS vừa hát kết hợp 1 vài động tác vận động phụ hoạ. Cho HS tập trình diễn bài hát theo hình
thức cá nhân hoặc theo nhóm. Hướng dẫn HS tập hát đối đáp.
Ôn tập bài hát Sắp đến tết rồi. GV đệm đàn cho HS hát lại bài “ Sắp đến tết rồi”.
HS hát kết hợp vỗ tay ( hoặc gõ) đệm theo phách hoặc theo tiết tấu lời ca.HS tập biểu diễn cá nhân
hoặc theo từng nhóm.
Tiết sau các em nghe Quốc ca, kể chuyện âm nhạc Câu chuyện Nai Ngọc.
GV: Phạm Văn Khôi Trường TH Nam TRân
GIÁO ÁN MÔN: HÁT NHẠC LỚP 1 .
TIẾT THỨ 31 . TUẦN 16.
Bài dạy: NGHE QUỐC CA ; KỂ CHUYỆN ÂM NHẠC.
Ngày dạy: 15 - 12 - 2009 Người soạn: Phạm Văn Khôi.
I/ MỤC TIÊU: HS làm quen với bài Quốc ca. Biết khi chào cờ hát quốc ca phải đứng nghiêm trang.
Thấy được mối liên quan giữa âm nhạc với đời sống qua “Câu chuyện Nai Ngọc”.
II/ CHUẨN BỊ: Đàn, nhạc cụ gõ.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠU VÀ HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Kiểm tra bài cũ: Gọi vài em học sinh hát lại 2 bài hát đã ôn ở tiết
trước kết hợp vỗ tay theo phách hoặc tiết tấu lời ca. GV nhận xét
đánh giá.
2. Bài mới: a/ Hoạt động 1: Nghe Quốc ca.
GV giới thiêu đôi nét ngắn gọn về Quốc ca: là bài hát chung của cả
nước do nhạc sĩ Văn Cao sáng tác trước đây có tên là bài Tiến quân
ca.
Hỏi HS: Quốc ca được hát khi nào?. (Khi chào cờ)
Khi chào cờ và hát Quốc ca phải đứng như thế nào?. (Phải đứng
thẳng, nghiêm trang ,mắt hướng về Quốc kì.)
- GV hát cho học sinh nghe bài Quốc ca. (Tập cho học sinh tập đứng
chào cờ và nghe Quốc ca)

b/ Hoạt động 2: Kể chuyện Nai Ngọc.GV kể hoặc đọc chậm diễn
cảm câu chuyện Nai Ngọc cho HS nghe.
GV nêu một số câu hỏi để HS tìm hiểu nội dung câu chuyện
- Tại sao các loài vật lại quên cả việc phá hoại nương rẫy, mùa màng
? (vì mải mê nghe tiếng hát tuyệt vời của em bé.)
- Tại sao đêm đã khuya mà dân làng khong ai muốn về? ( Vì tiếng
hát của Nai Ngọc hay quá).
GV kết luận: Tiếng hát tuyệt vời của Nai Ngọc có sức mạnh giúp
dân làng xua đuổi được muông thú phá hoại mùa màng, nương rẫy.
Mọi người đều yêu Nai Ngọc và tiếng hát của em.
3/ Củng cố dặn dò.
GV nhận xét tiết học ( khen cá nhân và những nhóm, dãy học tốt,
nhắc nhở những cá nhân, nhóm chưa đạt cần cố gắng hơn.).
Dặn HS ghi nhớ tư thế và thái độ khi chào cờ hát Quốc ca.
Tiết sau tập biểu diễn các bài hát đã học.
- HS lắng nghe.
- HS trả lời.
- HS đứng ngay thẳng, lăng
nghe GV hát bài Quốc ca.
- HS lắng nghe.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe GV h/dẫn.
- HS thực hiện trò chơi.
- HS lắng nghe và thực
hiện.
TIẾT THỨ 32 . TUẦN 16.
Bài dạy: ÔN LUYỆN NGHE QUỐC CA ; KỂ CHUYỆN ÂM NHẠC.
Ngày dạy: 17 - 12 - 2009 Người soạn: Phạm Văn Khôi.
Nội dung: HS làm quen với bài Quốc ca. Biết khi chào cờ hát quốc ca phải đứng nghiêm trang.

Thấy được mối liên quan giữa âm nhạc với đời sống qua “Câu chuyện Nai Ngọc”.
- GV hát cho học sinh nghe bài Quốc ca. (Tập cho học sinh tập đứng chào cờ và nghe Quốc ca)
Kể chuyện Nai Ngọc.GV kể hoặc đọc chậm diễn cảm câu chuyện Nai Ngọc cho HS nghe.
GV nêu một số câu hỏi để HS tìm hiểu nội dung câu chuyện
GV nhận xét tiết học ( khen cá nhân và những nhóm, dãy học tốt, nhắc nhở những cá nhân, nhóm
chưa đạt cần cố gắng hơn.).
Dặn HS ghi nhớ tư thế và thái độ khi chào cờ hát Quốc ca.
Tiết sau tập biểu diễn các bài hát đã học.
GV: Phạm Văn Khôi Trường TH Nam TRân
GIÁO ÁN MÔN: HÁT NHẠC . LỚP:1.
TIẾT THỨ:33. TUẦN:17.
Bài dạy: TẬP BIỂU DIỄN CÁC BÀI HÁT ĐÃ HỌC.
TRÒ CHƠI ÂM NHẠC.
Ngày dạy: 22 - 12 - 2009 Người soạn: Phạm Văn Khôi.
I/ MỤC TIÊU: Tập cho HS mạnh dạn tham gia biểu diễn bài hát trước lớp. Qua trò chơi âm nhạc
giúp cho các em phát triển khả năng nghe & nhạy cảm với tiết tấu trong âm nhạc.
II/ CHUẨN BỊ: Nhạc cụ gõ . GV tập đệm các bài hát. Nắm vững trò chơi.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC .
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1/ Hoạt động 1 : Tập biểu diễn các bài hát đã học.
Tổ chức lớp thành từng nhóm, mỗi nhóm từ 4-5 HS lên biểu
diễn trước lớp lần lượt các bài hát. Các nhóm còn lại ngồi xem
các bạn biểu diễn, vỗ tay động viên.
- Quê hương tươi đẹp. Dân ca Nùng. Đặt lời : Anh Hoàng.
- Mời bạn vui múa ca. Nhạc và lời : Phạm Tuyên.
- Tìm bạn thân. Nhạc và lời : Việt Anh .
- Lí cây xanh. Dân ca Nam Bộ.
- Đàn gà con. Nhạc: Phi-lip- pen- cô. Lời Việt Anh.
- Sắp đến Tết rồi. Nhạc và lời : Hoàng Vân.
2/ Hoạt động 2: Trò chơi âm nhạc.

a/ Trò chơi 1: Tiếng hát ở đâu, đoán tên và bao nhiêu người
hát. * Ba cách chơi gần giống nhau.
- Cho 1 em HS nhắm mắt, GV chỉ định 1 hoặc nhều em hát 1
câu (câu hát do GV qui định hoặc tự chọn).
Em nhắm mắt phải định hướng xem âm thanh phát ra từ phía
nào ( bằng cách chỉ tay về phía có tiếng hát (nói tên bạn nào)
hoặc tập phân biệt số lượng giọng hát ( nói rõ 1 hay nhiều
người cùng hát.).
b/ Trò chơi 2: Hát và gõ đối đáp.
- GV chọn bài hát các em đã thuộc, có phân chia câu hát rõ
ràng.
-Cho cả lớp hát câu thứ nhất, khi gần hết câu, GV đưa tay ra
hiệu ngừng hát, GV gõ tiết tấu lời ca câu hát thứ 2, rồi vẫy tay
cho cả lớp hát câu thứ 3, GV lại gõ tiết tấu câu 4.Hết lần 1 có
thể tiếp tục lần 2.
- Sau đó GV chia lớp thành 2 nhóm: Nhóm A hát , nhóm B gõ,
rồi đổi bên.
- Trò chơi này giúp các em biết nghe & hát đúng tiết tấu của bài
hát.
+ Nếu còn thời gian GV có thể cho HS chơi trò chơi âm nhạc
khác.
- Dặn dò HS: Tiết học sau kiểm tra học kì 1.
- Các nhóm lần lượt biểu
diễn, các nhóm còn lại ngồi
xem, vỗ tay động viên.
- HS theo dõi, lắng nghe.
- HS tham gia trò chơi theo
hướng dẫn.
- HS mạnh dạn tích cực
tham gia trò chơi.

- HS thực hiện theo hướng
dẫn của GV.
- HS thực hiện theo nhóm.
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
TIẾT THỨ:34. TUẦN:17.
Bài dạy: ÔN LUYỆN TẬP BIỂU DIỄN CÁC BÀI HÁT ĐÃ HỌC.
TRÒ CHƠI ÂM NHẠC.
Ngày dạy: 24 - 12 - 2009 Người soạn: Phạm Văn Khôi.
Nội dung: Tập cho HS mạnh dạn tham gia biểu diễn bài hát trước lớp. Qua trò chơi âm nhạc giúp
cho các em phát triển khả năng nghe & nhạy cảm với tiết tấu trong âm nhạc.
HS biểu diễn các bài hát đã học: Tổ chức lớp thành từng nhóm, mỗi nhóm từ 4-5 HS lên biểu diễn
trước lớp lần lượt các bài hát. Các nhóm còn lại ngồi xem các bạn biểu diễn, vỗ tay động viên.
- Thực hiện lại các trò chơi âm nhạc ở tiết trước.
- Dặn dò HS: Tiết học sau kiểm tra học kì 1.
GV: Phạm Văn Khôi Trường TH Nam TRân
GIÁO ÁN MÔN: HÁT NHẠC. LỚP : 1.
TIẾT THỨ : 18. TUẦN : 18.
Bài dạy: ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA HỌC KÌ I.
Ngày dạy: 23 - 11 - 2009 Người soạn: Phạm Văn Khôi.
I / MỤC TIÊU.
- Giúp HS ôn để nhớ lại các bài hát đã được học trong học kì 1.
- Hát đều giọng , đúng nhịp.
- Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát , biết vận động phụ họa theo bài hát.
- Có thái độ tích cực trong các hoạt động của tiết học.
II / CHUẨN BỊ: Nhạc cụ gõ.
III / TIẾN TRÌNH KIỂM TRA:
1 / Ổn định tổ chức , nhắc HS sửa tư thế ngồi ngay ngắn.
2/ Kiểm tra:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
a/ Hoạt động 1: Ôn tập 6 bài hát đã học.

Cho HS trả lời tên 6 bài hát đã học từ đầu năm đến nay.
GV mời từng nhóm HS lên hát kết hợp sử dụng các nhạc
cụ gõ đệm và vận động phụ họa hoặc các trò chơi theo từng
bài hát. GV có thể đệm đàn cho các em trong quá trình biểu
diễn.
- Quê hương tươi đẹp ( Dân ca Nùng).
- Mời bạn vui múa ca ( Phạm Tuyên).
- Tìm bạn thân (Việt Anh).
- Lí cây xanh (Dân ca Nam Bộ).
- Đàn gà con (Phi-líp-pen-cô).
- Sắp đến Tết rồi (Hoàng Vân).
Động viên các em tự tin, mạnh dạn khi lên biểu diễn.
Cách cho điểm: A+: Hát thuộc , đúng nhạc , hay, kết hợp gõ
đệm hoặc làm động tác phụ họa.
A: Hát thuộc ; đúng nhạc, chưa kết hợp gõ
đệm đúng nhịp hoặc điệu bộ phụ họa chưa hợp.
B : Thuộc còn ngập ngợ, hát chưa đúng
nhạc, không biết gõ đệm hoặc làm động tác phụ họa.
b/ Hoạt động 2: Nhận xét.
Cuối tiết học , GV biểu dương , khen ngợi những em tích
cực hoạt động trong giờ học. Nhắc nhở những em chưa tích
cực cần cố gắng hơn.
Tuần sau học hát bài “ Bầu trời xanh”.
- HS trả lời.
- Từng nhóm biểu diễn kết hợp
gõ đệm hoặc vận động phụ
hoạ.
- GV nhận xét và ghi điểm cho
từng nhóm hoặc các nhân.
- HS chú ý lắng nghe và ghi

nhớ.



GV: Phạm Văn Khôi Trường TH Nam TRân
GIÁO ÁN MÔN: HÁT NHẠC. LỚP 1.
TIẾT THỨ: 37. TUẦN : 19.
BÀI DẠY: HỌC HÁT BÀI: BẦU TRỜI XANH.
Nhạc và lời : Nguyễn Văn Quỳ.
Ngày dạy: 12 - 01 - 2010 Người soạn: Phạm Văn Khôi.
I/ MỤC TIÊU: Hát thuộc lời , đúng giai điệu và tiết tấu lời ca.Hát đồng đều rõ lời.
Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách và tiết tấu lời ca.
II/ CHUẨN BỊ: Hát chuẩn xác bài Bầu trời xanh. Nhạc cụ đệm, gõ…
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1/ Hoạt động 1: Cho cả lớp hát lại một trong các bài hát đã học
ở học kì 1 để khởi giọng.
2/ Hoạt động 2: Dạy hát bài “ Bầu trời xanh”.
Giới thiệu bài hát, tác giả , nội dung bài hát. ( Bài hát viết ở
giọng Đô, gồm 5 âm: Đô – Rê – Mi – Son – La.).
GV hát mẫu cho HS nghe và đệm đàn.
Hướng dẫn HS đọc lời ca theo tiết tấu bài hát.( bài hát chia
làm 4 câu).
Bày cho HS hát từng câu theo lối móc xích, mỗi câu hát từ 2-
3 lần. Nhắc HS biết lấy hơi giữa mỗi câu hát. Sau khi tập xong
cho HS hát nhiều lần để thuộc lời ca và giai điệu của bài hát.
Cho HS hát theo dãy, tổ.
Cho HS hát theo hình thức cá nhân.
GV lắng nghe và sửa sai cho các em.
3/ Hoạt động 3: Hát kết hợp gõ đệm theo phách và tiết tấu lời

ca,
GV hát và làm mẫu cho HS thấy.
- Hướng dẫn HS hát và vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách và theo
tiết tấu lời ca.
Em yêu bầu trời xanh xanh , yêu đám mây hồng hồng.
Phách. x x x x x x x x
Tiết tấu. x x x x x x x x x x x
4/ Hoạt động 4: Củng cố và dặn dò.
Cho HS đứng lên hát ôn lại bài hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ
đệm theo phách hoặc theo tiết tấu lời ca.
Vừa rồi ta học hát bài gì?
Tác giả bài hát là ai?
Tuyên dương những em hát tốt biết kết hợp gõ đệm , nhắc
nhở những em chưa tập trung trong tiết học.
Dặn HS về nhà ôn lại bài hát và tập gõ đệm cho thành thạo.
- HS hát để khởi động giọng.
- Ngồi ngay ngắn chú ý
nghe.
- Nghe GV hát mẫu.
- Đọc lời ca theo hướng dẫn
của GV.
- Hát từng câu theo h/dẫn
của GV. Hát đúng giai điệu
và tiết tấu.
- Hát theo dãy, tổ.
- Hát cá nhân.
- HS sửa sai nếu có.
- HS xem GV làm mẫu.
- Hát và vỗ tay hoặc gõ đệm
theo phách và theo tiết tấu

lời ca.
- HS thực hiện theo h/dẫn.
- HS trả lời.
- Chú ý nghe GV nhận xét,
dặn dò và ghi nhớ.
TIẾT THỨ: 37. TUẦN : 19.
BÀI DẠY: ÔN LUYỆN BÀI: BẦU TRỜI XANH.
Nhạc và lời : Nguyễn Văn Quỳ.
Ngày dạy: 14 - 01 - 2010 Người soạn: Phạm Văn Khôi.
Nội dung: Hát thuộc lời , đúng giai điệu và tiết tấu lời ca.Hát đồng đều rõ lời.
Cho HS hát theo dãy, tổ. Cho HS hát theo hình thức cá nhân.
Hát kết hợp gõ đệm theo phách và tiết tấu lời ca. GV hát và làm mẫu cho HS thấy.
- Hướng dẫn HS hát và vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách và theo tiết tấu lời ca.
Cho HS đứng lên hát ôn lại bài hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách hoặc theo tiết tấu lời ca.
Vừa rồi ta học hát bài gì? Tác giả bài hát là ai?
Tuyên dương những em hát tốt biết kết hợp gõ đệm , nhắc nhở những em chưa tập trung trong tiết
học.
Dặn HS về nhà ôn lại bài hát và tập gõ đệm cho thành thạo. Tiết sau ôn tập.

GV: Phạm Văn Khôi Trường TH Nam TRân

GIÁO ÁN MÔN: HÁT NHẠC . LỚP .1.
TIẾT THỨ: 39. TUẦN :20.
BÀI DẠY: ÔN TẬP BÀI HÁT: BẦU TRỜI XANH.
Ngày dạy: 19 - 01 - 2010 Người soạn: Phạm Văn Khôi.
I/ MỤC TIÊU:
HS hát thuộc lời và đúng giai điệu bài hát.
Biết hát kết hợp vận động phụ họa nhịp nhàng.
II/ CHUẨN BỊ: Đàn organ , thanh phách.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1/ Hoạt động 1: Ôn tập bài hát “ Bầu trời xanh”.
GV đàn lại giai điệu bài hát “ Bầu trời xanh” cho HS
nghe và hỏi nhạc sĩ nào sáng tác?
Cho cả lớp ôn lại bài hát “Bầu trời xanh” để giúp HS
thuộc lời ca và đúng giai điệu, bằng nhiều hình thức: hát
đồng thanh, từng dãy, nhóm ,cá nhân.
Cho HS hát và vỗ tay đệm theo phách và tiết tấu lời ca đã
hướng dẫn ở tiết trước.
2/ Hoạt động 2: Phân biệt âm thanh cao, thấp.
GV dùng đàn thể hiện 3 âm: Mi (âm thấp), Son (âm
trung), Đố (âm cao) cho HS nghe vài lần trước khi nhận
biết. GV làm mẫu trước: khi HS nhận ra âm thấp để tay
lên đùi, nhận ra âm trung để tay trước ngực, nhận ra âm
cao giơ tay lên cao.
Trước hết GV đàn cácâm theo thứ tự từ thấp đến cao rồi
từ cao xuống thấp để HS nghe và phân biệt được thành
thạo.
3/ Hoạt động 3: Hát kết hợp vận động phụ họa.
+ GV hướng dẫn HS vài động tác vận động phụ họa.
- Câu 1: Một tay chống hông, tay kia đưa ngón trỏ chỉ
lên bầu trời, tay trái ( vào tiếng xanh thứ nhất), tay phải
(vào tiếng hồng thứ 2). Chân nhún nhịp nhàng về 2 bên
theo phách mạnh.
- Câu 2: Chân nhún như ở câu 1, tay giang ngang thể
hiện như cánh chim bay.
- Câu 3: Động tác thể hiện như câu 1.
- Câu4: Chân tiếp tục nhún nhịp nhàng, vỗ tay theo nhịp
kết hợp nghiêng người qua trái phải.
Cho HS lên trước lớp biểu diễn theo hình thức tổ , nhóm,

cá nhân.
4/ Hoạt động 4: Củng cố dặn dò.
- GV đệm đàn cho cácem hát lại bài hát “ Bầu trời xanh”
và vận động theo nhạc.
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà ôn lại bài hát vừa học tập vỗ tay đúng phách và
đúng tiết tấu lời ca.
- Ngồi ngay ngắn nghe
lại giai điệu bài hát.
- HS hát ôn theo hướng
dẫn của GV bằng nhiều
hình thức.
- Hát và vỗ tay đệm theo
phách và tiết tấu lời ca.
- HS nghe GV đàn hoặc
thổi kèn thể hiện cao độ
các âm và tập nhận biết
bằng dấu hiệu như
hướng dẫn.
- HS nhận biết âm thanh
ở mức độ cao hơn.
- Hát kết hợp với vận
động phụ hoạ theo
hướng dẫn. HS tập từng
động tác trước khi phối
hợp hát và vận động.
- HS biểu diễn trước lớp
theo tổ, nhóm cá nhân.
- HS thực hiện theo
h/dẫn.

- HS lắng nghe và ghi
nhớ.
GV: Phạm Văn Khôi Trường TH Nam TRân
Xem trước bài học mới “ Tập tầm vông).
GIÁO ÁN MÔN: HÁT - NHẠC. LỚP : 1.
TIẾT THỨ :21. TUẦN : 21.
BÀI DẠY: HỌC HÁT BÀI: TẬP TẦM VÔNG.
Nhạc: Lê Hữu Lộc. Lời: Theo đồng dao.
Ngày dạy: 26 - 01 - 2010 Người soạn: Phạm Văn Khôi.
I / MỤC TIÊU.
-Hát thuộc lời hát, đúng giai điệu và tiết tấu lời ca.Hát đồng đều, rõ lời.
- HS được tham gia trò chơi theo nội dung bài hát.
II/ CHUẨN BỊ: Đàn , nhạc cụ gõ.
Hát chuẩn xác bài “ Tập tầm vông”. Một vài viên bi.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1/ Kiểm tra bài cũ. Hỏi HS tên bài hát đã được học ở tiết trước.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1/ Hoạt động 1: Dạy hát bài “ Tập tầm vông”. Giới thiệu
bài hát, tác giả, nội dung bài hát.
Tác giả Lê Hữu Lộc dựa trên câu đồng dao “Tập tầm vông
tay không tay có, tập tầm vó tay có tay không” trong dân gian
để viết thành bài hát cho các em có thể vừa hát kết hợp với
trò chơi thật vui.
GV đệm đàn và hát mẫu cho HS nghe.
Hướng dẫn HS đọc lời ca theo tiết tấu bài hát.Có thể chia
bài hát thành 4 câu, mỗi câu gồm 4 nhịp, riêng câu cuối có 6
nhịp.
GV dạy HS hát từng câu, mỗi câu hát 2-3 lần để thuộc lời
và giai điệu của bài hát. Nhắc HS biết lấy hơi giữa mỗi câu
hát.

Sau khi tập xong cho HS hát nhiều lần để thuộc lời và giai
điệu bài hát. Sửa sai nếu có.
Cho HS hát theo dãy , theo nhóm và theo từng cá nhân.
2/ Hoạt động 2: Hát kết hợp trò chơi “ Tập tầm vông”.
- GV hướng dẫn HS hát kết hợp trò chơi như sau: Cả lớp
cùng hát bài Tập tầm vông. GV hoặc 1 HS là “ người đố”
đứng quay mặt xuống lớp. Câu 1 và 2, người đố nắm bàn tay
guồng theo vòng tròn. Câu 3 và 4 đưa 2 tay ra sau lưng để
giấu đồ vật vào 1 trong 2 tay. Đến câu “có có không không”
người đố đưa tay ra trước và gọi 1 HS xung phong trả lời.
Nếu em nào đoán đúng sẽ được lên làm “ người đố” trò chơi
cứ thế tiếp tục.
GV cho HS hát kết hợp trò chơi theo từng nhóm hoặc từng
đôi bạn.
3/ Củng cố dặn dò.
Cho cả lớp hát lại bài hát 1 lần trước khi kết thúc tiết học.
Vừa rồi các em được học bài hát gì?
Nhạc của ai? Lời như thế nào?
GV nhận xét tiết học khen những em hát thuộc lời, đúng
giai điệu, tiết tấu và thể hiện trò chơi một cách sinh động;
nhắc nhở những em chưa tập trung trong tiết học cần cố gắng
hơn.
Về nhà ôn lại bài hát đã học.
- Ngồi ngay ngắn, chú ý nghe.
- Nghe GV hát mẫu.
- HS đọc lời ca theo h/dẫn của
GV.
- Tập hát từng câu theo h/dẫn
của GV. Biết lấy hơi giữa mỗi
câu hát.

- Hát nhiều lần theo h/dẫn để
thuộc lời và giai điệu.
- Hát theo nhóm, dãy, cá
nhân.
- HS nghe h/dẫn và tham gia
trò chơi. Mỗi dãy, nhóm cử
mỗi em lên đoán.
- HS hát kết hợp trò chơi theo
từng đôi theo h/dẫn.
- HS thực hiện theo h/dẫn.
- HS trả lời.
- Chú ý nghe GV nhận xét,
dặn dò và ghi nhớ.

GV: Phạm Văn Khôi Trường TH Nam TRân
GIÁO ÁN MÔN: HÁT NHẠC. LỚP: 1.
TIẾT THỨ: 22. TUẦN: 22.
BÀI DẠY: ÔN TẬP BÀI HÁT: TẦP TẦM VÔNG.
PHÂN BIỆT CHUỔI ÂM THANH ĐI LÊN, ĐI XUỐNG, ĐI NGANG.
Ngày dạy: 23 - 11 - 2009 Người soạn: Phạm Văn Khôi.
I/ MỤC TIÊU: HS hát thuộc lời ca và đúng giai điệu bài hát.
Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo nhịp, theo phách.
Biết phân biệt thế nào là chuổi âm thanh đi lên, đi xuống, đi ngang.
II/ CHUẨN BỊ: Đàn Organ, nhạc cụ gõ.
Bảng phụ minh họa chuổi âm thanh đi lên, đi xuống, đi ngang.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1/ Kiểm tra bài cũ. Gọi một vài HS hát lại bài “ Tập tầm vông”.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1/ Hoạt động 1: Ôn tập bài hát Tập tầm vông.
GV đàn lại giai điệu bài hát, hỏi HS đó là bài hát gì? Tác giả

là ai?
Cho cả lớp hát lại bài hát “ Tập tầm vông” để thuộc lời ca và
đúng giai điệu.
Hướng dẫn HS hát kết hợp gõ đệm theo nhịp, theo phách.
Tập tầm vông tay không tay có.
Nhịp. x x x x
Phách. x x x x x x x x
Cho HS hát kết hợp trò chơi Tập tầm vông ( như đã hướng
dẫn ở tiết trước).
- Ngồi ngay ngắn nghe giai
điệu bài hát.
- HS hát ôn theo h/dẫn của
GV.
- HS hát kết hợp gõ đệm
theo nhịp, phách.
- HS thực hiện hát kết hợp
trò chơi.
2/ Hoạt động 2: Nhận biết chuổi âm thanh đi lên, đi xuống, đi ngang khi nghe hát, nghe nhạc.
GV sử dụng bảng phụ mô tả 3 chuổi âm thanh đi lên, đi xuống, đi ngang qua các nốt nhạc để HS
thấy.
Sau đó GV kết hợp thể hiện bằng âm thanh ( hát hoặc đánh đàn) để giúp HS cảm nhận và phân biệt
được chuổi âm thanh đi lên, đi xuống, đi ngang.


Chuổi âm thanh đi lên chuổi âm thanh đi xuống chuổi âm thanh đi ngang

VD 1: Sắp đến Tết rồi.

Mẹ mua cho áo mới nhé


VD 2: Sắp đến Tết rồi
Biết đi thăm ông bà
VD 3: Tìm bạn thân.
Nào ai ngoan ai xinh ai tươi
3/ Hoạt động 3: Củng cố dặn dò.
Cho HS ôn lại bài hát đã học. Nêu tên tác giả bài hát.
Nhận xét tiết học. Về nhà hát thuộc, đúng giai điệu.
GV: Phạm Văn Khôi Trường TH Nam TRân
GIÁO ÁN MÔN: HÁT NHẠC. LỚP: 1.
TIẾT THỨ: 45. TUẦN: 23.
BÀI DẠY: ÔN TẬP 2 BÀI HÁT: BẦU TRỜI XANH;
TẬP TẦM VÔNG. NGHE HÁT( HOẶC NGHE NHẠC).
Ngày dạy: 23 - 02 - 2010 Người soạn: Phạm Văn Khôi.
I/ MỤC TIÊU: - Biét hát theo giai điệu và đúng lời ca 2 bài hát.
Biết hát kết hợp gõ đệm theo nhịp, phách, tiết tấu lời ca và vận động phụ họa.
Nghe hát hay nghe nhạc để bồi dưỡng khả năng cảm thụ âm nhạc.
II/ CHUẨN BỊ : Đàn Organ, nhạc cụ song loan, thanh phách.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1/ Hoạt động 1: Ôn tập 2 bài hát.
a/ Ôn tập bài hát “ Bầu trời xanh”.
+ GV đệm đàn cho HS nghe lại giai điệu bài hát, sau đó hỏi
HS tên bài hát, tác giả ?
+ Hướng dẫn học sinh ôn tập bằng hình thức theo dãy, nhóm,
cá nhân ( Kết hợp kiểm tra đánh giá).
- HS hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo nhịp, phách, tiết tấu
lời ca .
- HS trình diễn trước lớp kết hợp vận động phụ họa.
b/ Ôn tập bài hát “Tập tầm vông”
- Hỏi HS bài hát nào vừa hát vừa kết hợp trò chơi đố nhau có

tên là gì ?
- GV đệm đàn cho HS hát kết hợp gõ đệm theo nhịp và phách.
- HS hát kết hợp trò chơi Tập tầm vông .
- GV nhận xét và cho điểm HS.
2/ Hoạt động 2 : Nghe nhạc .
+ GV ổn định lại tư thế, thái độ cho HS khi nghe nhạc.
+ GV giới thiệu cho HS một bài hát thiếu nhi hoặc một trích
đoạn nhạc không lời.
- Cho HS nghe qua tác phẩm 1 vài lần. Hỏi HS.
- Tiết tấu bài hát nhanh hay chậm? Vui tươi sôi nổi hay êm
dịu nhẹ nhàng?
- Em nghe bài hát có hay không?
- GV cho HS nghe lại lần thứ 2, sau đó có thể nói qua về nội
dung bài hát.
3/ Hoạt động 3: Củng cố dặn dò.
GV nhận xét, khen ngợi các em hoàn thành tốt mục tiêu tiết
học, đồng thời nhắc nhở những em chưa tích cực cần tập
trung và cố gắng hơn ở tiết học sau.
- HS nghe giai điệu và trả lời
tên bài hát, tác giả.
- HS hát theo h/dẫn của GV
đồng thanh, dãy, tổ, cá x.
- Hát kết hợp vỗ tay hoặ gõ
đệm theo h/dẫn của GV.
- HS biểu diễn trước lớp.
- HS trả lời.
- Hát gõ đệm theo nhịp,
phách. Kết hợp trò chơi.
- HS tập trung, trật tự.
- HS nghe tác phẩm và trả lời

câu hỏi của GV.
- HS nghe lần 2.
- HS lắng nghe và ghi nhớ.

GV: Phạm Văn Khôi Trường TH Nam TRân
GIÁO ÁN MÔN: HÁT NHẠC LỚP 1
TIẾT THỨ :47. TUẦN : 24.
BÀI DẠY : HỌC HÁT BÀI : QUẢ .
Nhạc và lời : Xanh Xanh .
Ngày dạy: 02 - 3 - 2010 Người soạn: Phạm Văn Khôi.
I/ MỤC TIÊU :
HS hát thuộc lời đúng giai điệu và tiết tấu lời ca. Hát đồng đếu, rõ lời .
Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách, tiết tấu lời ca và vận động phụ họa.
Biết bài hát do tác giả Xanh Xanh sáng tác.
II/ CHUẨN BỊ CỦA GV: Hát chuẩn xác bài Quả.
Đàn và nhạc cụ gõ ( Song loan, thanh phách, )
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1/ Kiểm tra bài cũ: Cho cả lớp hát ôn lại một trong các bài hát đã học ở đầu HK II.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1/ Hoạt động 1: Dạy hát bài Quả (lời 1, lời 2)
GV giới thiệu bài hát , tác giả, nội dung bài hát.
GV vừa đệm đàn và hát mẫu cho HS nghe.
Hướng dẫn HS đọc lời ca theo tiết tấu của bài hát.(Đọc xong
lời nào, tập hát lời đó).
Tập cho HS hát từng câu, mỗi câu hát từ 2-3 lần để thuộc lời
và giai điệu của bài hát.
Nhắc HS biết lấy hơi giữa mỗi câu hát.
Sau khi tập xong cho HS hát nhiều lần GV lắng nghe và sửa
sai nếu có.
Cho HS hát theo dãy , theo nhóm, cá nhân.

2/ Hoạt động 2: Hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách
và tiết tấu lời ca, bằng các loại nhạc cụ (như song loan, thanh
phách,trống nhỏ, )
GV vừa hát và làm mẫu cho HS thấy.
Quả gì mà ngon ngon thế , xin thưa rằng quả khế.
Phách. x x x x x xx
Tiết tấu . x x x x x x x x x x x
Hướng dẫn HS đứng hát và nhún chân nhịp nhàng ( bên trái,
bên phải) theo nhịp.
- Hướng dẫn HS hát đối đáp.
Lời 1: Một em hát: Quả gì mà ngon ngon thế?
Cả nhóm hát: Xin thưa rằng quả khế.
Một em hát: Ăn vào thì chắc là chua?
Cả nhóm hát: Vâng vâng ! Chua thì để nấu canh chua.
Tương tự lời 2 cũng hát đối đáp như lời 1.
3/ Củng cố dặn dò.
Cho HS ôn lại 2 lời của bài hát 1-2 lần kết hợp gõ đệm theo
phách và theo tiết tấu lời ca.
Cho HS nhắc lại tên bài hát và tên tác giả.
GV nhận xét tiết học.
Về nhà hát thuộc và vận động theo nhạc cho thành thạo.
- HS chú ý nghe.
- Nghe GV hát mẫu.
- HS đọc lời ca.
- Tập hát từng câu theo
hướng dẫn của GV.
- HS luyện hát nhiều lần.
- Hát theo dãy, nhóm, cá x.
- HS chú ý GV làm mẫu.
- HS thực hiện theo h/dẫn

của GV.
- HS thực hiện theo GV.
- HS thực hiện theo GV.
- HS hát và gõ đệm theo
phách và tiết tấu lời ca.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe và ghi nhớ.

GIÁO ÁN MÔN : HÁT NHẠC. LỚP: 1.
GV: Phạm Văn Khôi Trường TH Nam TRân
TIẾT THỨ: 49. TUẦN: 25.
BÀI DẠY: HỌC HÁT BÀI: QUẢ (TT)
Ngày dạy: 09 - 3 - 2010 Người soạn: Phạm Văn Khôi.
I/ MỤC TIÊU:
HS hát đúng giai điệu và thuộc lời ca ( lời 3, 4 ).
HS tập biểu diễn có vận động phụ họa.
II/ CHUẨN BỊ: Đàn O rgan, nhạc cụ gõ thường dùng.
Nắm vững cách hát kết hợp với gõ theo tiết tấu lời ca.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1/ Hoạt động 1: Dạy hát lời 3, 4.
GV đệm đàn cho HS hát lại lời 1, 2 của bài hát Quả.
GV hát mẫu cho HS nghe lời 3, 4 của bài hát và kết hợp đệm
đàn.
Hướng dẫn HS đọc lời ca theo tiết tấu của bài hát.
GV dùng tranh hoặc vật mẫu cho HS nhận biết quả bóng và
quả mít.
Dạy cho HS hát từng câu hát ngắn theo lối móc xích nhắc HS
biết hơi giữa mỗi câu.
Sau khi tập xong cho các em hát nhiều lần để thuộc lời ca,

giai điệu và tiết tấu của bài hát.
Cho HS hát ôn lại 4 lời của bài hát.
Chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm hát 1 lời nối tiếp cho đến
hết bài.
2/ Hoạt động 2: Hát kết hợp vận động phụ họa.
- Cho HS hát ôn kết hợp gõ đệm theo phách và theo tiết tấu lời
ca.
Quả gì mà ngon ngon thế
Theo phách: x x x
Theo tiết tấu: x x x x x x
- GV hướng dẫn HS đứng hát và nhún chân nhịp nhàng ( bên
trái, bên phải) theo nhịp.
- GV cho HS hát đối đáp cả 4 lời của bài hát như đã hướng
dẫn ở tiết trước.
- Cho HS lên biểu diễn trước lớp theo từng nhóm hoặc cá nhân.
Các em có thể lựa chọn cách hát, hát kết hợp gõ đệm theo
phách hoặc theo tiết tấu lời ca, hát kết hợp vận động phụ họa.
+ GV nhận xét và có thể ghi điểm cho các em.
3/ Hoạt động 3: Củng cố dặn dò.
- Vừa rồi các em được học hát bài gì?
- Tác giả bài hát là ai?
- Trong bài hát nhắc tên những quả gì?
GV nhận xét tiết học, dặn các em về nhà ôn bài hát vừa tập.
Tiết sau các em học hát bài Hòa bình cho bé. Về nhà xem trước
bài này.
- HS hát ôn lời 1,2.
- HS nghe GV hát mẫu.
- HS đọc lời ca.
- Nhìn tranh và vật mẫu để
nhận biết quả bóng, mít.

- HS hát từng câu theo h/dẫn
của GV.
- HS luyện hát nhiều lần.
- Hát ôn cả bài 4 lời.
- Hát nối tiếp theo nhóm.
- Hát và gõ đệm theo phách,
tiết tấu lời ca.
- HS đứng nhún chân theo
h/dẫn của GV.
- HS thực hiện hát đối đáp.
- HS biểu diễn trước lớp theo
nhóm hoặc cá nhân. Có thể
kết hợp gõ đệm.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
GIÁO ÁN MÔN : HÁT NHẠC. LỚP: 1.
TIẾT THỨ: 51. TUẦN: 26.
GV: Phạm Văn Khôi Trường TH Nam TRân

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×