Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Thanh Hóa: một số vấn đề cần lưu ý trong chăn nuôi ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.36 KB, 4 trang )


Thanh Hóa: một số vấn đề cần lưu
ý trong chăn nuôi





Năm qua mặc dù dịch bệnh, thời tiết luôn luôn đe doạ đến sự phát
triển của ngành chăn nuôi. Song được sự chỉ đạo sát xao của các ngành các
cấp, ngành chăn nuôi của tỉnh Thanh Hoá vẫn vững bước phát triển, tổng
đàn bò năm 2007 đặt 401992 con, trong đó bò lai zebu 146026 con, đặt
36,33% tăng 17% so với năm 2006.
Tổng đàn trâu đạt 230710 con tăng 2% so với năm 2006, tổng đàn lợn
đạt 1334750 con tăng 5% so với năm 2006, trong đó đàn lợn nái 188880
con, nái ngoại 14437 con, đàn gia cầm 13796000 con. Tổng sản phẩm chăn
nuôi 131796 tấn, trong đó thịt lợn 102149 tấn, thịt bò 10770 tấn. Trang trại
chăn nuôi, (theo tiêu chí của thông tư 69 của Bộ NN&PTNT-Tổng cục
Thống kê), đạt 1420 trang trại, trong đó trang trại lợn 483, trâu bò 695, gia
cầm 124, dê 16, trang trại tổng hợp 102. Tỷ trọng chăn nuôi trong nông
nghiệp của năm 2006 đạt 28%, năm 2007 đạt 30%, tổng đàn gia súc gia cầm
đều tăng. Chăn nuôi đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển của ngành
nông nghiệp, đồng thời giúp ổn định đời sống của đại bộ phận nhân dân.
Để phát huy thành tích năm 2007 và phát triển chăn nuôi một cách
bền vững người chăn nuôi cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Trước và sau tết nguyên đán việc lưu thông vận chuyển gia súc gia
cầm sẽ tăng mạnh do nhu cầu thực phẩm cho tết và nhu cầu con giống sau
tết. Chính vì vậy người chăn nuôi phải luôn luôn cảnh giác với mầm bệnh có
thể đưa từ vùng này đến vùng khác, vì vậy việc sử dụng thực phẩm cho ngày
tết cũng như nhập con giống sau tết phải có nguồn gốc rõ ràng, là những nơi
có địa chỉ tin cậy.


- Tổ chức kiểm soát và giết mổ gia súc gia cầm: trong dịp tết, một số
lượng lớn gia súc, gia cầm đem giết mổ, nếu không được kiểm soát chặt chẽ
điều đó cũng là nguyên nhân làm cho dịch bệnh lây lan đồng thời ảnh hưởng
đến an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng. Vì vậy công tác thú y cần được
tăng cường ở các cấp các ngành. Sự phối hợp chặt chẽ của thú y các cấp, các
xã và sự chỉ đạo cụ thể của chính quyền sẽ góp phần không nhỏ đưa chăn
nuôi phát triển một cách bền vững.
- Công tác tiêm phòng: sau tết việc đưa con giống vào chuồng trại với
số lượng lớn, đồng thời mùa xuân thời tiết luôn luôn ẩm ướt đó chính là
nguyên nhân làm cho dịch bệnh gia súc, gia cầm phát triển mạnh. Do vậy
sau khi gia súc gia cầm nhập chuồng từ 15- 20 ngày cần phải tổ chức tiêm
phòng đầy đủ các loại vắc xin.
- Tăng cường phòng chống rét cho gia súc gia cầm: theo dự báo của
Trung tâm khí tượng thuỷ văn trước và sau tết vẫn có một vài đợt rét kéo dài
kèm theo mưa phùn vì vậy chuồng trại cần được che chắn chống gió lùa.
Đặc biệt đối với lợn nái đang nuôi con và gia cầm đang ở trong giai đoạn úm
chú ý đảm bảo chất độn chuồng, đèn sưởi và tăng cường thức ăn và chất
dinh dưỡng. Đối với đàn trâu bò, tuyệt đối không sử dụng trâu bò làm việc
trên đồng ruộng, chăn thả khi nhiệt độ dưới 15
0
C.
- Đối với bệnh H5N1 ở gia cầm: theo khuyến cáo của các nhà khoa
học, bệnh cúm gia cầm có thể bùng phát bất cứ lúc nào, vì vậy người chăn
nuôi không nên xem thường đồng thời bình tĩnh khi có dịch xảy ra. Khi có
dấu hiệu của dịch cúm gia cầm, người chăn nuôi phải báo cáo ngay cho cơ
sở thú y gần nhất đến kiểm tra và xử lý, tránh hiện tượng giấu dịch làm cho
dịch bệnh lây lan ảnh hưởng đến kinh tế xã hội cũng như đe doạ đến tính
mạng con người.
Phát triển chăn nuôi bền vững, an toàn sinh học và đảm bảo thực
phẩm sạch cho người tiêu dùng đó là hướng đi vững chắc của ngành chăn

nuôi và xu thế hội nhập của nền kinh tế thị trường. Nhân dịp năm mới kính
chúc bà con chăn nuôi một ngày phát triển theo hướng tập trung, bền vững
góp phần đưa chăn nuôi tỉnh nhà trở thành một ngành sản xuất chính trong
sản xuất nông nghiệp./.

×