Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

10 kỹ năng quản lý con người potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.28 KB, 5 trang )

10 kỹ năng quản lý con người



Lựa chọn được những nhân viên tài năng là một phần quan trọng dẫn tới
thành công của một tổ chức. Điều này chủ yếu có được là do tương tác cá nhân
của bạn và dưới đây chỉ là 10 hoạt động chính giúp bạn xây dựng và phát triển các
mối quan hệ.
Nếu bạn giữ vai trò của một người quản lý dù từ cấp thấp nhất là trưởng
nhóm cho đến cấp cao nhất là Tổng giám đốc hay Chủ tịch Hội đồng quản trị thì
bạn cũng cần nhận thức được nhiệm vụ của mình trong việc phát triển quan hệ với
cấp dưới.
Bằng cách xây dựng các mối quan hệ hiệu quả, bạn sẽ liên tục phát triển
các mối quan hệ với mọi người xung quanh, và nỗ lực của bạn sẽ được đền đáp
một cách xứng đáng.
Dưới đây là 10 điều bạn nên làm, tất cả đều vô cùng dễ nhưng có thể giúp
bạn thay đổi được cách nhìn của mọi người đối với bạn – một yếu tố quan trọng
giúp bạn có được chỗ đứng trong tổ chức và sự nghiệp của mình.
1. Trò chuyện với tất cả mọi người về mọi thứ. Hãy thường xuyên nói
chuyện và quan trọng hơn là lắng nghe một cách chân thành là một hoạt động vô
cùng hiệu quả. Không quan trọng là bạn nói về vấn đề gì, chỉ cần bạn hiểu họ và
dành được sự tin tưởng nếu mỗi ngày bạn đều dành một chút thời gian cho việc trò
chuyện này.
2. Lắng nghe và thể hiện rằng mình đang lắng nghe một cách chân
thành. Dành thời gian để nghe từng nhân viên của bạn nói sẽ hiệu quả hơn rất
nhiều nếu bạn chỉ biết “thao thao bất tuyệt”. Nếu bạn thực sự lắng nghe, họ sẽ dễ
dàng “trải lòng” với bạn. Và bằng cách sử dụng nét mặt, ngôn ngữ cơ thể, ánh mắt
và những gì bạn nói sẽ là cách thể hiện cho đối tượng giao tiếp của bạn thấy rằng
họ đang được bạn lắng nghe một cách hoàn toàn nghiêm túc.
3. Đặt ra câu hỏi. Hãy hỏi mọi người về những điều họ vừa trình bày. Điều
này vô cùng đơn giản nhưng cũng có thể giúp bạn củng cố thêm mối quan hệ. Nó


chỉ ra rằng những điều mà bạn đang được lắng nghe rất thú vị, có giá trị và điều
này giúp người nói cảm thấy tự tin hơn.
4. Hỗ trợ. Cấp dưới của bạn cần tới sự hỗ trợ từ bạn trong suốt quá trình
làm việc. Sự hỗ trợ chính là những lời khuyên mà họ sẽ nghe từ bạn, một mặt, bạn
sẽ hướng được họ làm theo ý muốn của mình, mặt khác, điều này sẽ giúp họ tự
phát triển bản thân mình hơn.
5. Hướng dẫn. Bạn cần định hướng cho cấp dưới của mình nhìn thấy được
những gì mà họ sẽ đạt tới với vị trí hiện tại của họ bây giờ. Điều này sẽ giúp họ
tìm tòi và khai thác những khả năng của bản thân và từ đó sẽ làm việc hiệu quả
hơn. Tuy nhiên, bạn cũng không nên nhầm lần giữa việc định hướng với việc
chăm chăm bắt nhân viên làm theo những gì mình muốn.
6. Thể hiện sự mong đợi. Hãy chắn chắn rằng tất cả mọi nhân viên đều
biết chính xác bạn mong đợi gì ở họ, và họ sẽ điều chỉnh bản thân để không làm
bạn “thất vọng”. Bạn có thể bộc lộ sự mong đợi của mình bằng cách dành thời
gian để cả hai cùng nói chuyện và chia sẻ về công việc, về sự kỳ vọng của bạn vào
những gì mà họ có thể làm được.
7. Tập trung chú ý. Khi trò chuyện với bất cứ ai, bạn nên tập trung lắng
nghe những gì họ nói. Hãy cố gắng tránh những điều có thể làm gián đoạn hoặc
làm bạn phân tâm những gì mình đang được lắng nghe, điều này sẽ tạo cho người
nói cảm giác được tôn trọng và những ý kiến của mình là rất có giá trị.
8. Thể hiện sự quan tâm. Nếu bạn thực sự muốn hiểu nhân viên của mình
thì bạn có thể làm được điều đó. Bạn sẽ hiểu được họ là người như thế nào, họ hy
vọng vào những điều gì, điều gì làm họ sợ, đam mê của họ là gì và điều gì là quan
trọng đối với họ. Hiểu được những điều này sẽ làm cho họ hoàn toàn bị thuyết
phục và tin tưởng vào bạn.
9. Hành động. Trong khi trò chuyện, bạn hãy thể hiện những hành động
mà họ cảm thấy được tôn trọng, đưa ra phản hồi cho những vấn đề họ đưa ra. Thực
hiện những công việc mà bạn nói rằng bạn sẽ làm. Nếu bạn không thể thực hiện
được, hãy nói cho họ biết rõ lý do vì sao.
10. Ghi nhớ nội dung các cuộc trò chuyện. Khi trò chuyện ở những lần

tiếp theo, bạn hãy gợi nhắc lại một số vấn đề của những lần trò chuyện trước đó.
Điều này là vô cùng có tác dụng trong việc thể hiện sự quan tâm của bạn về những
điều họ nói.
Những nhà quản lý tài ba sẽ thực sự hiểu được tất cả nhân viên của mình và
có những “chiến thuật” để “tận dụng” những khả năng của họ. Con người luôn là
nhân tố trung tâm của mọi hoạt động, chính vì vậy, hãy tối đa hóa giá trị từ “tài
sản” quý giá nhất đó trong công việc kinh doanh của mình.


×