Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Phương pháp thu hái quả đặc sản Nam bộ ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.37 KB, 4 trang )


Phương pháp thu hái quả đặc sản
Nam bộ




Với mục tiêu giúp nông dân xác định được thời điểm thu hoạch thích
hợp cho từng loại trái cây nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất, trong
những năm gần đây các cán bộ khoa học thuộc Phân viện Cơ điện và Công
nghệ sau thu hoạch phía Nam đã nghiên cứu thành công đề tài “Nghiên cứu
xác định chỉ số thu hoạch một số loại quả nhằm nâng cao chất lượng bảo
quản, chế biến sau thu hoạch” và khuyến cáo bà con phương pháp thu hái 6
loại quả đặc sản của Nam bộ.
1. Cam sành: Thời điểm thu hoạch cam sành với các tỉnh phía Nam,
đặc biệt là vùng ĐBSCL từ 212-221 ngày sau khi đậu quả. Biểu hiện bên
ngoài: vỏ quả có màu vàng nhạt, phần vỏ xốp có màu hơi vàng, dễ bóc;
chính giữa đáy quả xuất hiện đốm tròn có đường kính từ 1,5-2mm. Vị chua
ngọt hài hòa. Nếu thu hái khi quả còn xanh, vỏ có màu xanh đậm, vị chua
gắt, có hậu đắng.
2. Quýt đường: Thời gian thu hái vào khoảng từ 211-217 ngày sau
khi đậu quả. Biểu hiện bên ngoài: vỏ quả căng mọng, hơi bóng, màu xanh
vàng. Phần vỏ gần cuống quả hơi phồng lên, dễ tách ra khỏi thịt quả. Thịt
hồng, nhiều nước, vị ngọt, không có hậu đắng.
3. Bưởi da xanh: Thời gian thu hái dùng cho cả ăn tươi lẫn bảo quản
xuất khẩu là khoảng từ 210-216 ngày sau khi đậu quả. Biểu hiện bên ngoài:
các túi tinh dầu trên mặt vỏ quả đã nở to, vỏ quả sần sùi. Dùng tay ấn nhẹ
đáy quả sẽ cảm nhận được độ lún nhất định, trong khi với những quả còn
xanh thì vỏ cứng không ấn được. Thịt quả hồng, rất ít hạt, tép giòn, nhiều
bước. Vị ngoạt nhiều hơn chua.
4. Vú sữa Lò Rèn: Thời gian thu hái vào khoảng từ 240-244 ngày sau


khi đậu trái. Biểu hiện bên ngoài: vỏ quả màu sáng, căng bóng, dưới đáy quả
có màu hồng nhạt. Khi dùng tay kéo nhẹ cuống quả, phần cuống dễ dàng
tách ra khỏi quả và có dính một ít thịt quả phía dưới cuống. Thịt quả trắng
trong có vị ngọt, mát, ít nhựa, trong khi với những quả hái sớm thì vỏ và thịt
quả còn cứng, ăn chát, nhiều nhựa.
5. Sầu riêng (đặc biệt với giống sầu riêng cơm vàng hạt lép): Nếu
dùng cho ăn tươi nên thu hái vào khoảng từ 113-118 ngày sau khi đậu trái;
nếu dùng cho bảo quả để vận chuyển đi xa nên thu hái sớm hơn vài, ba ngày
(khoảng 110 ngày sau khi đậu trái). Biểu hiện bên ngoài: vỏ quả chuyển từ
màu xanh sang màu đồng vàng nhạt. Trên mặt vỏ xuất hiện đường thẳng rõ
nét chạy từ trên xuống qua các gai theo hình múi quả. Phần nối giữa cuống
quả và thân cây rất dễ tách ra (nhà vườn quen gọi là “tróc đĩa”). Quả có mùi
thơm nhẹ, thịt quả mềm, màu vàng ươm, vị ngọt đậm, béo ngậy, ăn không
sượng. Nếu thu hái sớm hơn thì vỏ còn xanh, thịt còn trắng, ăn không ngọt,
không thơm, quả dễ sượng.
6. Măng cụt: Do vỏ quả măng cụt rất mẫn cảm với nhiệt độ, thời gian
bảo quản nên tùy theo nhu cầu sử dụng và thời gian bảo quản hoặc vận
chuyển giữa thị trường gần với thị trường xa mà nhóm nghiên cứu phân làm
7 mức độ chín theo độ chuyển màu trên vỏ quả. Độ chín 1: trên mặt vỏ xuất
hiện vài chấm đỏ tím (gọi là điểm son); độ chín 2: màu đỏ tím chiếm khoảng
1/5 mặt vỏ quả; độ chín 3: màu đỏ tím chiếm khoảng 2/5 mặt vỏ quả; độ tím
4: màu đỏ tím chiếm khoảng 3/5 mặt vỏ quả; độ chín 5: màu đỏ tím chiếm
khoảng 4/5 mặt vỏ quả; độ chín 6: vỏ quả có màu tím đỏ hoàn toàn và độ
chín 7: toàn bộ vỏ quả có màu tím đen thẫm. Nếu sử dụng cho ăn tươi thị
trường gần thì nên thu hái ở các độ chín 5,6,7; ngược lại, để vận chuyển đi
xa thì nên thu hái ở các độ chín 3,4. Với quả dùng để xuất khẩu (trong điều
kiện bảo quản lạnh) thì nên thu hái ở độ chín 1,2. Nhìn chung, có thể thu
hoạch từ 104-108 ngày sau khi hoa nở với măng cụt vụ sớm; muộn hơn
khoảng 1 tuần đối với chính vụ và nên thu trước mùa mưa để hạn chế trái bị
sượng.


×