Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

5 nguyên tắc để có một gia đình hạnh phúc ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (232.12 KB, 6 trang )

5 nguyên tắc để có một gia đình
hạnh phúc
Bạn rất thường nhìn thấy những tấm hình gia đình hạnh phúc trên các trang bìa
báo, bìa sách. Đừng so sánh và ghen tỵ.

Hãy tự tạo cho mình một gia đình hạnh phúc theo những nguyên tắc mà các
chuyên gia tâm lý sẵn sàng mách nước cho bạn.
1. Hãy xác định những điều quan trọng nhất
Con gái vẽ môi mình bằng son môi của mẹ, con trai bắt tay với bạn học cùng lớp
một cách nghiêm trang như người lớn. Trẻ em lặp lại những cử chỉ và thói quen
của chúng ta, sau đó chúng lớn lên và mang tất cả những điều ấy vào cuộc sống
gia đình của chính mình. Con cái học hỏi từ chúng ta, không phải trong những bài
giảng về cuộc sống và cách sống. Và vì thế bạn cần phải xây dựng gia đình theo
những nguyên tắc nhất định. Điều đó sẽ đảm bảo một bầu không khí tốt trong gia
đình bạn và mở ra cánh cửa cho con của bạn bước vào một tương lai tốt đẹp.
Các nguyên tắc của gia đình giống như vật liệu xây dựng. Bạn đã xây dựng một
gia đình dựa trên nền móng nào?

Đừng nhìn ngó xung quanh, các nguyên tắc của từng gia đình là khác nhau. Nó có
thể là chuyện nói đùa, mỉa mai nhau là không được chấp nhận, là những cách riêng
để giải quyết xung đột, thậm chí là những chuyện rất nhỏ như phải tắt TV trong
bữa ăn tối. Bạn tôn trọng những điều gì nhất trong quan hệ với mọi người? Bạn
muốn thay đổi những gì? Điều gì bạn cho là thực sự quan trọng, và những gì bạn
có thể hy sinh vì gia đình? Đó chính là những nguyên tắc sống của mỗi gia đình.
2. Điều gì liên kết các bạn với nhau?
Trong những gia đình mà mọi người có chung một niềm đam mê thì mối quan hệ
của họ sẽ vững bền hơn là những gia đình chỉ có thói quen sống chung với nhau.
Họ luôn luôn có một cái gì đó để bàn luận và những bí mật riêng không chia sẻ với
người ngoài.
Điều gì liên kết các bạn với nhau? Những gì bạn có chung với cả nhà? Bạn có chia
sẻ được niềm đam mê với con bạn hay không? Chúng ta nói rằng gia đình lý tưởng


là gia đình mà trong đó tình yêu và sự tôn trọng ngự trị, nhưng tất cả những từ ngữ
vô hình ấy cần được tiếp nhận trong những hình thức cụ thể.

Truyền thống gia đình – đó là những gì mà khi lớn lên, những đứa con sẽ tiếp tục
gieo trồng trong gia đình của mình (Ảnh minh họa)
3. Xây dựng những truyền thống của gia đình
Người nước ngoài thường hỏi: các truyền thống trong gia đình của Việt Nam là
gì? Và sau đó họ rất hạnh phúc kể về những truyền thống của mình: đó là câu
chuyện về việc hết thế hệ này sang thế hệ khác, gia đình họ thường làm một loại
bánh cho lễ Giáng sinh; trước đám cưới, những người mẹ sẽ tặng con gái mình
một cuốn sách nấu ăn cũ; hoặc họ thường họp mặt gia đình như thế nào….
Truyền thống gia đình – đó là những gì mà khi lớn lên, những đứa con sẽ tiếp tục
gieo trồng trong gia đình của mình: những kỷ niệm thời thơ ấu, những nút thắt gia
đình bền chặt nhất và tốt nhất. Nó khiến câu chuyện của gia đình bạn đầy đủ hơn,
sâu sắc hơn và thú vị hơn.
Không bao giờ là quá muộn để bắt đầu một truyền thống mới. Và cũng không
quan trọng là những truyền thống ấy sẽ thuộc những lĩnh vực nào - những món ăn
truyền thống, những lễ kỷ niệm đặc biệt hoặc chỉ là một chiếc vòng cưới được
truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.
4. Khi mọi người cùng lớn lên với nhau
Các gia đình cần phải phát triển, cả trẻ em và cha mẹ đều phải học tập và trưởng
thành. Họ cần phải học rất nhiều điều trong cuộc sống chung: học cách tôn trọng
tự do của nhau, học cách hiểu nhau, học cách giải quyết các vấn đề mới xuất hiện.
Họ sẽ phải cùng nhau trưởng thành chứ không phải mạnh ai nấy phát triển. Nếu
mỗi người cứ đi theo hướng riêng của mình, gia đình sẽ gặp những "thảm họa
thiên nhiên" vào chính giai đoạn bước qua tuổi 40 của người chồng, giai đoạn
khủng hoảng tâm sinh lý phụ nữ tiền mãn kinh và những thay đổi trong tuổi niên
thiếu của con cái.
Căn nhà của bạn – đó là nơi để đứa con của bạn học cách bay một mình, trước khi
nó sẽ bay đi. Những gia đình lý tưởng sẽ không cắt cánh của con, không choàng

dây xích lên cổ nó, gia đình sẽ mang đến cho con trẻ những tự do nhất định, điều
này bao gồm cả việc chọn bạn bè và người yêu - những mối quan hệ quan trọng
nhất của một con người.
Có rất nhiều điều để học hỏi. Không phải tình cờ mà các số báo về tâm lý gia đình
ra đời thường xuyên mỗi tháng, nhiều cuốn sách dạy cho các bậc cha mẹ hãy trở
thành những người bạn của con, và mỗi năm lại xuất hiện thêm nhiều nhà tâm lý
gia đình. Biết sử dụng mọi “phương tiện” xã hội đó, bạn có thể tránh được các vấn
đề của gia đình

Bữa ăn vui vẻ ấm cúng sẽ tạo nên sự hạnh phúc cho mỗi gia đình (Ảnh minh họa)
5. Học cách giải quyết mâu thuẫn theo hướng giữ gìn
Người ta tin rằng gia đình lý tưởng là một gia đình mà trong đó trẻ em không phải
cạnh tranh với nhau vì sự chú ý của cha mẹ, và rằng bất kỳ vấn đề nào cũng có thể
được giải quyết trong một cái bàn ăn tròn và những ấm trà nóng. Những thất vọng
lớn nhất sẽ xảy ra khi thực tế không được như vậy. Làm sao coi một gia đình là lý
tưởng với những mâu thuẫn, căng thẳng và xúc phạm lẫn nhau?
Một gia đình như thế sớm hay muộn cũng biến thành chiến trường, nếu mọi người
không học cách giải quyết xung đột. Thứ nhất, họ không cần phải tránh xung đột.
Các nhà tâm lý học tin rằng phải lắng nghe xung đột, xác định vai trò của mình và
cải thiện mối quan hệ. Do đó, những bất bình và khó chịu không nên được bỏ qua.
Thứ hai, học cách thảo luận các vấn đề, học cách nói ra, nói hết và nhất là cách
nói những điều gây tranh cãi
Thứ ba là, chỉ cần bạn kiên nhẫn biết chờ đợi đến khi mâu thuẫn tự lắng dịu. Rõ
rệt nhất là khi xảy ra xung đột liên quan tới những vấn đề của tuổi vị thành niên.
Đôi khi giải pháp tốt nhất là cha mẹ hãy tránh sang một hướng khác và để cho tình
hình huống được phát triển tự nhiên.
Lưu ý: Đừng bắt chước hình mẫu nào!
Còn một bí mật cho việc xây dựng một gia đình lý tưởng: đừng bao giờ so sánh
gia đình bạn với những hình mẫu "lý tưởng". Những gia đình tuyệt vời chỉ có
trong quảng cáo kem đánh răng và nước dùng gà. Nếu bạn cứ nhìn vào những hình

mẫu lý tưởng nào đó, bạn sẽ luôn luôn bị thất vọng. Hãy kiên nhẫn từng bước tạo
ra mô hình gia đình bạn. Nó là lao động mỗi ngày, vất vả, nhưng sẽ có kết quả.
Hãy tìm xem những hình ảnh gia đình lý tưởng mà bạn giữ trong đầu phát sinh từ
đâu. Chúng ta có thể mơ về gia đình giống như trong phim. Chúng ta có thể phấn
đấu để "tất cả mọi thứ của chúng ta phải gống như người khác". Nhưng bạn không
biết những gì mà người khác trải qua. Nói ngắn lại, trên mảnh đất của bạn, những
hình ảnh lý tưởng của người khác chỉ có thể ép buộc mà có và không kéo dài.
Thay vì mô phỏng những mô hình gia đình lý tưởng của người khác, tập trung vào
việc tạo ra điều khác biệt cho gia đình bạn.

×