BÀN TAY ÁNH SÁNG
Chương 21
Nguyên tác: Hands of Light -
A Guide to Healing Through the Human Energy Field
PHẦN V
CHỮA TRỊ TÂM LINH
„ Ngay cà những điều huyền diệu vĩ đại hơn thế này, ta cũng sẽ thực
hiện . „
Jesus
Nhập đề
TRƯỜNG NĂNG LƯỢNG CỦA BẠN LÀ CÔNG CỤ CỦA BẠN
Do chỗ chúng ta đã có được một quan niệm đúng đắn về chữa trị ở
đầy đủ các mức cá nhân, con người, khoa học và tâm linh, chúng ta hãy khảo
sát tỉ mỉ các kỹ thuật chữa trị khác nhau mà tôi đã học được trong suốt
những năm tháng thực hành của mình.
Bao giờ cũng vậy, chữa trị bắt đầu tại nhà. Điều cần thiết trước nhất
đối với thầy chữa là chăm nom sức khỏe cho bản thân. Nếu bạn tiến hành
chữa trị mà không lo giữ gìn sức khỏe thì bạn sẽ dễ dàng bị ốm hơn ở bất cứ
hoàn cảnh nào. Bởi vì chữa trị đòi hỏi nhiều thao tác của trường năng lượng,
thêm vào đó là tầm quan trọng của nó đối với đời sống của chính bạn.
Điều tôi muốn nói ở đây là: kèm theo việc bạn giữ cho mình được
khỏe mạnh và cân bằng, trường năng lượng của bạn sẽ được sử dụng như
một ống dẫn các năng lượng chữa trị cần thiết cho những người khác. Có thể
trường năng lượng của bạn không nhất thiết cần đến những tần số mà bạn sẽ
truyền đi, nhưng dù thế nào chăng nữa nó cũng phải truyền những tần số ấy.
Để truyền một tần số nào đó cần thiết khi chữa trị, trường năng lượng của
bạn phải rung động với tần số này hoặc với họa ba của nó. Như vậy là, để
thực hiện việc chữa trị, bạn sẽ cho chạy trường năng lượng của mình như
một cái xe lăn. Bạn sẽ thường xuyên biến đổi tần số rung động của nó. Bạn
sẽ thường xuyên truyền những cường độ ánh sáng khác nhau. Điều đó sẽ tác
động đến bạn. Sẽ là tốt nếu nó thúc đẩy quá trình tiến hóa của chính bạn, vì
những thay đổi về tần số và cường độ sẽ bẻ gãy các mô hình kìm nén thông
thường của bạn và sẽ giải tỏa các tắc nghẽn trong trường năng lượng của
bạn. Nhưng bạn sẽ bị kiệt sức nếu bạn không giữ mình trong điều kiện tối ưu
. Trong chữa trị, bạn không sản sinh ra năng lượng, mà là bạn truyền, nhưng
trước tiên bạn phải nâng tần số của mình lên bằng tần số mà bệnh nhân cần
để thu góp năng lượng từ trường năng lượng vũ trụ. Việc này được mệnh
danh là cảm ứng họa ba và đòi hỏi nhiều năng lượng cũng như sự tập trung
để thực hiện. Chừng nào mà thế năng lượng của bạn cao bằng của bệnh nhân
là bạn sẽ truyền cho họ. Tuy nhiên, nếu bạn cứ cố tiến hành chữa trị khi bạn
rất mệt, thì thế năng lượng mà bạn sản sinh ra có thể yếu hơn của bệnh nhân.
Dòng chảy đi từ thế cao sang thế thấp. Theo cách đó, bạn có thể chuốc phải
những năng lượng âm tính của bệnh tật từ bệnh nhân. Nếu bạn cực khỏe thì
bộ máy của bạn sẽ thanh toán chúng ngay bằng cách nạp năng lượng cho
chúng hoặc đẩy lùi chúng. Còn nếu bạn bị kiệt sức, có thể bạn phải mất
nhiều thời gian hơn trong việc thanh lọc những năng lượng thấp mà mình
chuốc phải. Nếu bạn sẵn có khuynh hướng dễ mắc một bệnh đặc biệt nào đó,
bạn có thể làm trầm trọng thêm tình trạng của mình. Mặt khác, nếu bạn
chăm lo đến bản thân thì việc chữa trị cho ai đó - bị các bệnh đặc biệt mà
bạn vốn có khuynh hướng dễ mắc - sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc học cách
sản sinh ra những tần số cần thiết cho việc chữa trị.
Các nghiên cứu của Hiroshi Motoyama đã tiến hành đo đạc cường độ
các kinh mạch châm cưú của thầy chữa và bệnh nhân trước và sau khi chữa
trị. Nhiều trường hợp sau khi chữa trị, cường độ những kinh mạch đặc hiệu
cho một số cơ quan của thầy chữa xuống thấp. Nhưng sau một vài giờ các
thầy chữa khôi phục lại cường độ ban đầu của các kinh mạch này.
Motoyama cũng cho thấy là thường kinh Tâm của thầy chữa có cuờng độ
mạnh hơn sau khi tiến hành chữa trị, điều này chứng tỏ rằng luân xa tim luôn
được sử dụng trong chữa trị, như sẽ được luận bàn ở các chương tiếp theo.
Trong phần sắp tới, tôi sẽ luận bàn về những kỹ thuật chữa trị cho
từng vầng hào quang, giới thiệu một vài ví dụ về chữa trị và cung cấp các kỹ
thuật tự chữa trị của thầy chữa.
CHUẨN BỊ CHO VIỆC CHỮA TRỊ
Chuẩn bị thầy chữa
Trong khi chuẩn bị chữa trị, trước tiên thầy chữa phải khai mở và đem
bản thân mình đứng về phía các lực vũ trụ. Điều này không chỉ có ý nghĩa
trước khi chữa trị mà có ý nghĩa trong cuộc đời nói chung của nhà chữa trị.
Thầy chữa phải hiến dâng cho chân lý và phải hết sức trung thực đối với bản
thân trong mọi lĩnh vực cuộc sống của mình. Thầy chữa cần có sự ủng hộ
của bạn bè và một số hình thái kỷ luật tâm linh hoặc quá trình thanh kiết
hóa. Thầy chữa cần có các thầy dạy tâm linh và thầy dạy người trần. Thầy
chữa phải giữ cho thân thể khỏe mạnh qua tập luyện và chế độ ăn bổ dưỡng
cân đối ( bao gồm nhiều vitamin và chất khoáng, những thứ được sử dụng
nhiều hơn khi cho chạy năng lượng cao ), nghỉ ngơi và giải trí. Với việc dinh
dưỡng này, thầy chữa giữ được cổ xe thể chất của bản thân trong điều kiện
cho phép thầy chữa nâng cao các rung động của mình lên để tỏa vào trường
năng lượng vũ trụ và các năng lượng chữa trị tâm linh bấy giờ sẽ tuôn chảy
qua thầy chữa. Trước tiên thầy chữa phải nâng cao các rung động của bản
thân để liên kết với các năng lượng chữa trị trước khi tiến hành dẫn kênh.
Trước khi bắt đầu một ngày chữa trị, tốt nhất là tập thể dục lúc sáng
sớm cũng như tiến hành thiền định để bản thân tập trung và khai mở các
luân xa. Việc này không đòi hỏi nhiều thời gian. Ba mươi hay bốn mươi
phút là đủ. Các bài tập sau đây là những những bài tập mà tôi thấy rất hữu
hiệu. Tôi thường kỳ thay đổi chúng cho phù hợp với những nhu cầu thường
xuyên thay đổi trong hệ thống năng lượng của tôi.
Những bài tập hằng ngày của thầy chữa để khai mở các kinh
mạch châm cứu
1. Nằm ngửa thẳng lưng, hai tay dọc thân, hai lòng bàn tay để ngửa.
Chuyển dịch chân nhẹ nhàng sang bên để có được tư thế thoải mái, Nhắm
mắt lại. Thư giãn toàn thân bằng cách tập trung lên từng phần, lần lượt phần
nọ tới phần kia. Thở tự nhiên. Tập trung hơi thở và đếm - một vào, một ra,
hai vào, hai ra, cứ thế tiếp tục - trong năm phút. Nếu tâm trí bạn bắt đầu nghĩ
lan man thì hãy cho đếm trở lại, nếu quên mất số đếm, bạn hãy đếm lại từ số
một.
Khi bạn giữ được chú ý vào việc đếm nhịp thở trong một vài phút,
tâm trí và thân thể của bạn sẽ dần dần thư giản.
2. Bài tập tốt nhất có thể tiến hành trước khi bạn ra khỏi giường ( nếu
điều này không quấy rầy người bạn chăn gối, tuy nhiên cũng sẽ gây phiền hà
đấy ). Nằm ngửa thẳng lưng, dang rộng hai cánh tay cho thẳng góc với thân,
và co gối lên trong khi bàn chân vẫn áp sát mặt giường. Giữ cho vai thõng,
để cho gối đổ sang phải trong khi bạn quay đầu nhìn sang trái. Bây giờ hãy
đưa gối lên và để cho chúng đổ về bên trái trong khi bạn quay đầu về bên
phải. Lặp lại động tác này cho đến khi lưng của bạn cảm thấy giãn rộng ra.
Các bài tập về khớp đặc biệt tốt cho việc tạo ra một dòng chảy nặng
lượng uyển chuyển trên các kinh mạch châm cứu thông qua việc điều chỉnh
các khớp. Bởi vì toàn bộ dòng chảy của các kinh mạch đều qua khớp, cho
nên việc cử động khớp sẽ kích hoạt các kinh mạch.Các bài tập về khớp được
Hiroshi Motoyama phát triển để khai mở các kinh mạch châm cứu. Chúng
được trình bày trong cuốn sách nhỏ của ông nhan đề Những mối quan hệ
chức năng giữa Yoga Asanas và các kinh mạch châm cứu.
3. Ngồi thẳng lưng trên sàn nhà, hai chân duỗi thẳng ra phía trước. Áp
hai bàn tay lên sàn nhà, đàng sau hông, và ngả người về phía sau, dùng hai
cánh tay duỗi thẳng làm điểm tựa. Hãy tập trung chú ý vào các ngón chân.
Chỉ cử động các ngón của từng bàn một. Từ từ gập và duỗi các ngón chân
mà không nhúc nhích cẳng chân hoặc cổ chân. Lặp lai mười lần. Xem hình
21-1A.
4. Vẫn giữ tư thế mô tả trên. Gập và duỗi tối đa các khớp cổ chân. Lâp
lại mười lần. Xem hình 21-1B
5. Bạn đang ở tư thế ngồi nói ở mục 3. Giạng nhẹ hai chân. Giữ cho
gót chân áp sát sàn nhà, xoay cổ chân mười lần theo mỗi hướng.
6. Giữ tư thế ngồi ban đầu, co chân phải lên, càng áp sát vào khoeo
càng tốt, đưa gót chân vào sát mông phải. Duỗi thẳng chân phải mà không
để gót chân hoặc ngón chân chạm sàn nhà. Lặp lại mười lần, rồi tiến hành
tương tự đối với chân trái. Xem hình 21-1C.
7. Cũng trong tư thế ngồi như trên, dùng hai tay giữ cho bắp đùi phải
sát với thân, rồi xoay tròn cẳng chân quanh gối, mười lần thuận chiều kim
đồng hồ và mười lần ngược lại. Lặp lại tương tự đối với chân trái.
8. Co chân trái và đặt bàn chân trái lên bắp đùi phải. Dùng tay trái giữ
gối trái và đặt tay phải lên cổ chân trái. Nhẹ nhàng dùng tay trái ấn cho chân
trái lên xuống, trong khi giữ các cơ ở chân trái càng thư giản càng tốt. Lặp
lại tương tự đối với gối phải. Xem hình 21-1D.
9. Ngồi ở tư thế như mục 8, xoay gối phải xung quanh khớp hông phải
mười lần thuận chiều kim đồng hồ và mười lần ngược lại. Lặp lại tương
tự đối với gối trái. Xem hình 21-1E.
10. Ngồi như tư thế ban đầu, hai chân duỗi thẳng, giơ hai cánh tay ra
trước ngang tầm vai. Duỗi và co các ngón của cả hai tay. Nắm chặt các ngón
lại ôm lấy ngón cái làm thành quả đấm. Lặp lại mười lần. Xem hình 21-1F.
11. Vẫn giữ tư thế ở mục 10. Co và duỗi hai cổ tay. Lặp lại mười lần.
Xem hình 21-1G.
12: Từ tư thế ở mục 10, xoay hai cổ tay mười lần thuận chiều kim
đồng hồ và mười lần ngược lại.
13. Vẫn ở tư thế như mục 10, mở rộng bàn tay cho lòng bàn tay ngửa
lên trên. Gập hai khuỷu tay lại, cho các đầu ngón tay chạm vai, rồi duỗi ra.
Lặp lại mười lần và làm động tác đó mười lần nhưng với tay nọ vai kia. Xem
hình 21-1H
14. Giữ tư thế trên, các đầu ngón thường xuyên chạm vai, nâng hai
khuỷu lên càng cao càng tốt. Xong hạ xuống thấp. Lặp lại mười lần. Rồi
hướng các khuỷu tay về phía trước. Lặp lại. Xem hình 21-1I
15. Vẫn trong tư thế ở mục 14. xoay tròn hai khuỷu tay quanh khớp
vai. Làm mười lần thuận chiều kim đồng hồ và mười lần ngược lai. Xoay
vòng tròn càng rộng càng tốt, sao cho hai khuỷu tay gặp được nhau trước
ngực. Xem hình 21-1J.
16. Bây giờ làm động tác nằm ngửa-ngồi dậy, mỗi lần như vậy lại thở
ra. Làm ít nhất mười lần lúc bắt đầu. Rồi làm tới hai chục lần.
17. Rướn người ra để tay chạm vào các ngón chân mà không co chân.
Thực hiện động tác này trong tư thế nằm ngửa-ngồi dậy, trong khi vẫn giữ
hai chân duỗi thẳng ra phía trước. Làm mười lần. Bây giờ hãy nghiêng người
và cầm các ngón chân mà không co gối. Làm trong ba phút không dậy.
18. Giạng rộng hai chân đến mức tối đa và lặp lại bài tập trên đây, đầu
tiên là với tay tới các ngón chân trái, sau đó chuyển sang phải và với tới các
ngón chân phải. Bây giờ lặp lại bằng cách với thẳng tới trước mặt. Giữ tư thế
này trong ba phút không dậy.
19. Xoay đầu và cổ một số lần. Lúc đầu mặt nhìn lên nhìn xuống. Lặp
lại mười lần. Rồi nhìn sang một bên mười lần. Sau đó xoay đầu, trước tiên
thuận chiều kim đồng hồ, rồi theo chiều ngược lại một số lần cho đến khi cổ
cảm thấy mềm mại hơn.
20. Đứng dậy. Thẳng người, hai chân giạng. Nghiêng người sang trái.
Đưa tay phải qua đầu vắt sang trái. Lặp lại một số lân. Sau đó nghiêng người
sang phải, đưa tay trái qua đầu vắt sang phải.
Những bài thể dục hằng ngày để khai mở và nạp các luân xa
Có ba nhóm bài tập khác nhau tôi đã dùng để khai mở và nạp các luân
xa.
- Nhóm bài thể dục thứ nhất khai mở rất tốt các luân xa ở ba mức thấp
nhất của hào quang.
- Nhóm thứ hai khai mở tốt các luân xa ở mức tinh tú, và nhóm thứ
ba, kết hợp thở với tư thế, khai mở các luân xa ở các mức cao nhất của hào
quang.
21. Những bài thể dục để khai mở và nạp các luân xa ( các mức 1-3
của trường hào quang ).
Các bài tập này được trình bày trong hình 21-2.
Luân xa 1. Đứng giạng rộng hai chân, các ngón và gối hướng ra ngoài
để cho hai gối được thoải mái. Co gối xuống càng thấp càng tốt. Cuối cùng
sẽ có thể xuống thấp đến mức mông đít thấp ngang mức với gối. Cử động
lên xuống một số lần. Rồi thêm động tác đu đưa khung chậu. Đưa khung
chậu tối đa về phía trước và tối đa về phía sau. Chú trọng động tác đưa ra
đàng trước. Đu đưa khung chậu ra sau và ra trước bằng cách hạ người thấp
xuống ba lần. Giữ tư thế thấp và đu đưa ra sau và ra trước ba lần trong khi
gập gối, rồi đu đưa ra sau và ra trước ba lần trong khi đứng lên. Động tác
quan trọng nhất của bài tập này là đu đưa khi gập gối xuống thấp nhất. Lặp
lại toàn bộ động tác ít nhất ba lần.
Luân xa 2. Đứng, hai chân giạng bằng hai vai và song song với nhau.
Đu đưa khung chậu ra sau và ra trước, hai gối hơi gập lại. Lặp lại vài ba lần.
- Bây giờ hãy làm ra vẻ như bạn đang ở trong một hình trụ cần được
mài nhẵn. Hãy dùng hai mông đít mài nhẵn nó. Đặt hai bàn tay lên hai
mông, rồi xoay hai tay theo vòng tròn trên đó, vừa làm vừa chắc chắn là mài
mòn được tất cả các mặt của hình trụ đó một cách đều đặn.
Luân xa 3. Nhảy. Cần một người giúp. Bạn hãy nắm chắc hai bàn tay
của người đó làm chỗ dựa mà nhảy lên cao, hai gối co tối đa áp sát vào
ngực. Nhảy liên tục không nghĩ trong vài ba phút. Nghỉ. Khi nghỉ không cúi
người xuống. Hãy chuyển chỗ, làm chỗ dựa cho người kia nhảy.
Luân xa 4. Đây là một bài tập tư thê cùng cỡ. Nằm phủ phục, gối gập,
mông cao, tay úp sấp duỗi về phía trước như Hình 21-2. Trong tư thế này,
khuỷu tay của bạn không chạm sàn nhà. Cánh tay được sử dụng như điểm
tựa. Thay đổi góc của chân và mông cho đến khi bạn cảm thấy có áp lực
giữa hai xương vai ( những người có cơ vai lớn sẽ thấy áp lực này nhiều
hơn, phải cẩn thận ). Khi đã thành công trong việc tạp áp lực giữa hai xương
vai, hãy đặt áp lực cùng cỡ vào chỗ đó bằng cách nhoài cả người về phía
trước một lúc, rồi lại đưa người về phía sau. Bạn có thể làm động tác đó
bằng hông và chân. Bài tập này tác động lên phía sau của luân xa tim hoặc
lên trung tâm ý chí.
- Đối với phía trước của luân xa tim, bạn hãy tìm một vật rộng và tròn
như cái thùng, tấm đệm đi văng hay ghế năng lượng sinh học để ưỡn ngực
về phía trước. Hãy tựa lưng lên đó mà ưỡn ngực về phía trước, hai bàn chân
bám chắc vào mặt sàn. Thư giãn và để cho các cơ ngực lỏng ra.
Luân xa 5. Xoay đầu và cổ. Xoay theo các hướng: cúi gập, ngửa lên,
quay trái, quay phải, nghiêng trái, nghiêng phải. Xoay tròn sang phải rồi
ngược lại.
Luân xa họng này cũng đáp ứng rất tốt đối với âm thanh. Bạn hãy hát
lên ! Hoặc tạo ra bất cứ tiếng động nào mình thích nếu bạn không biết hát.
Luân xa 6. Lặp lại các động tác như với luân xa 5 và sử dụng mắt
nhiều hơn.
Luân xa 7. Dùng tay phải xoa đỉnh đầu theo chiều kim đồng hồ.
22. Mường tượng để khai mở các luân xa ( mức 4 của trường hào
quang )
Để thực hiện bài tập này, bạn hãy ngồi trên ghế thoải mái hoặc trong
tư thế hoa sen trên một chiếc gối đặt ở sàn nhà. Giữ lưng thật thẳng. Trước
tiên, sau khi tĩnh tâm bằng một trong các bài tập thiền định, hãy tập trung
chú ý vào luân xa 1, xem nó là một cuộn xoáy ánh sáng màu đỏ xoay thuận
chiều kim đồng hồ ( nhìn từ bên ngoài vào thân thể thấy thuận chiều ). Nó
hướng thẳng xuống bên dưới người bạn, hình nón xoay tít mà đáy mở về
phía mặt đất và đỉnh chạm vào cuối cột sống. Trong khi theo dõi nó quay,
hãy hít vào và thở ra màu đỏ. Lúc hít vào, hãy mường tượng hơi thở có màu
đỏ. Lúc thở ra thì không mường tượng, chỉ theo dõi xem đó là màu gì. Lặp
lại cho đến khi thấy được màu đỏ cả lúc hít vào lẫn lúc thở ra. Nếu màu đỏ
lúc thở ra nhạt hơn hoặc xỉn, có nghĩa là cần phải cân bằng các năng lượng
màu đỏ. Nếu màu nhạt, cần thêm màu đỏ trong trường năng lượng. Nếu màu
xỉn, cần thanh lọc luân xa bên dưới. Cứ làm như vậy bằng cách lập lại bài
tập cho đến khi màu vào và màu ra như nhau. Điều này là xác thực cho mọi
luân xa.
Trong khi duy trì bức tranh nói trên về luân xa 1, hãy chuyển dịch tới
luân xa 2 nằm ở trên xương mu chừng 2 in. Hãy mường tượng ra hai cuộn
xoáy, một ở phía trước, một ở phía sau. Hãy nhìn xem chúng xoay thuận
chiều, với màu đỏ-vàng cam sáng chói. Hít vào màu đỏ-vàng cam. Thở ra
cũng màu đỏ-vàng cam. Lặp lại. Kiểm tra để thật chắc chắn là màu hít vào
và màu thở ra như nhau, trước khi tiếp tục chuyển dịch.
Trong khi vẫn giữ mường tượng về hai luân xa đầu tiên đó, bạn hãy
chuyển dịch tới luân xa 3 nằm ở đám rối thái dương. Mường tượng tại đây
hai cuộn xoáy màu vàng đang xoay. Hít vào màu vàng. Thở ra cũng màu
vàng. Lặp lại cho đến khi màu vàng sáng lên cả lúc hít vào lẫn lúc thở ra.
Hãy chuyển dịch đến luân xa 4. Hãy nhìn xem các cuộn xoáy màu lục
đang xoay thuận chiều kim đồng hồ. Hít vào màu lục và thở ra cũng màu lục
cho đến khi cân bằng màu sắc. Hãy nhìn xuống phía dưới để thật chắc chắn
thấy các luân xa khác ( vừa mới được bạn nạp năng lượng ) vẫn đang xoay,
trước khi chuyển dịch đến luân xa 5.
Tại luân xa 5 hãy hít vào cũng như thở ra màu xanh qua các cuộn
xoáy đang xoay thuận chiều kim đồng hồ.
Tại luân xa con mắt thứ ba ( tức luân xa 6 - ND ), hãy nhìn xem các
cuộn xoáy màu tím đang xoay thuận chiều kim đồng hồ phía trước và phía
sau đầu. Lặp lại các bài tập thở này.
Sau đó chuyển dịch đến luân xa 7. Nó có màu trắng sữa, khi trú ở đỉnh
đầu, xoay thuận chiều kim đồng hồ. Hãy hít vào màu trắng. Thở ra cũng màu
trắng. Lặp lại. Hãy nhìn xem tất cả bảy luân xa đều xoay thuận chiều kim
đồng hồ. Hãy nhìn xem dòng năng lượng thẳng đứng tuôn chảy lên xuống
dọc cột sống của bạn. Nó rung động theo hơi thờ của bạn. Lúc bạn hít vào,
nó dâng lên. Lúc bạn thở ra, nó hạ xuống. Hãy nhìn xem tất cả các luân xa
liên kết với nó tại các đầu mút của chúng, có luân xa 7 tạo nên lối vào và lối
ra ở đỉnh, có luân xa gốc tạo nên lối vào và lối ra ở nền, để cho năng lượng
tuôn chảy qua trường năng lượng của bạn. Hãy nhìn xem năng lượng rung
động tuôn chảy qua khắp tất cả các luân xa khi bạn hít vào. Toàn bộ trường
năng lượng của bạn lúc này tràn đầy năng lượng ánh sáng. Đây là bài tập tốt
cần thực hiện trước khi tiến hành chữa trị, để khai mở và nạp năng lượng
cho tất cả các luân xa của bạn.
23. Tập thở và tập tư thế để nạp và khai mở các luân xa ( các mức 5-7
của trường hào quang )
Những bài tập mạnh mẽ nhất mà tôi đã thấy dùng để nạp năng lượng
cho trường hào quang, làm nó sáng lên, thanh lọc nó và tăng lực cho nó là
những bài tập do các nhà Yoga Kundalini dạy, những người này tập trung
vào tư thế, hít thở và tính mềm dẻo của cột sống. Tôi khuyên bạn nếu có dịp
tốt thì trực tiếp học một tôn sư Kundalini. Nếu không có điều kiện đó thì sau
đây là một số bài tập của họ mà tôi đã tinh giản đi để bổ sung vào cuốn sách,
như ở Hình 21-3.
- Luân xa 1. Ngồi trên sàn nhà, gối gập lại, gót chân đặt dưới mông.
Để lòng bàn tay áp lên bắp đùi. Ưỡn cột sống về phía khung chậu lúc hít vào
và cong cột sống về phía sau lúc thở ra. Nếu bạn thích, có thể dùng một câu
thần chú để niệm vào mỗi động tác thở. Lặp lại một số lần.
- Luân xa 2. Ngồi xếp bằng vắt tréo chân trên sàn nhà. Hai tay nắm
hai cổ chân và hít vào thật sâu. Ưỡn cột sống ra trước và nâng lồng ngực lên,
quay chóp của khung chậu ra sau. Khi thở ra, cong cột sống ra sau và ưỡn
khung chậu ra trước, gần với các " xương tọa ". Lặp lại một số lần. Niệm
thần chú nếu bạn thích.
- Luân xa 2 - Tư thế khác. Nằm ngửa. Chống hai khuỷu tay lên. Giơ
thẳng hai chân lên khỏi mặt sàn chừng 1 phút. Giạng rộng hai chân ra và hít
vào, lúc thở ra thì khép hai chân lại cho tréo nhau, trong khi gối vẫn thẳng.
Lặp lại một số lần. Nâng cao chân thêm một chút rồi tập tiếp. Tập cho đến
khi chân giơ cao cách màn sàn khoảng 2 1/2 inc., sau đó lại hạ thấp dần và
tập như trên. Nghĩ. Lặp lại một số lần.
- Luân xa 3. Ngồi vắt chéo chân, đưa cánh tay lên ngang vai, gập
khuỷu cho các ngón tay chạm vai. Hít vào và xoay ngược sang trái, thở ra và
xoay người sang phải. Thở thật dài và sâu. Chú ý giữ thẳng cột sống. Lặp lại
một số lần và theo chiều ngược lại. Lặp lại nữa. Nghỉ một phút. Lặp lại toàn
bộ bài tập ở tư thế quỳ.
- Luân xa 3 - Tư thế khác. Nằm ngửa hai chân duỗi thẳng sát nhau và
giơ gót chân lên khỏi mặt sàn 6 in. Nhấc đầu và vai lên khỏi mặt sàn 6 in,
nhìn xuống ngón chân, cánh tay duỗi thẳng, ngón tay hướng xuống chân. Ỡ
tư thế này, thở nhẹ bằng mũi trong 30 lần đếm. Thư giãn, nghỉ trong 30 lần.
Lặp lại một số lần.
- Luân xa 4. Ngồi vắt tréo chân, giơ cánh tay ngang vai, gập khuỷu
cho cẳng tay ra trước, các ngón tay ngoắc chặt lấy nhau ngang tầm trung tâm
tim. Đưa hai khuỷu tay lên xuống theo kiểu bập bênh, đồng thời thở thật dài
và sâu. Tiếp tục một số lần, hít vào và thở ra, các ngón tay ngoắc chặt kéo
lên nhau. Thư giãn một phút. Lặp lại bài tập ở tư thế ngồi gập gối, gót chân
đặt dưới mông. Bài tập này nâng cao nâng lượng.
Phải chắc chắn là khung chậu tóp lại.
- Luân xa 5. Ngồi vắt tréo chân, bàn tay áp lên gối, tay duỗi thẳng. Bắt
đầu cong phần trên cột sống. Hít vào về đàng trước, thở ra về đàng sau. Lặp
lại một số lần. Nghỉ.
Bây giờ cong cột sống bằng cách nhô vai lên đồng thời hít vào, và hạ
vai xuống đồng thời thở ra. Lặp lại một số lần. Hít vào và giữ 15 giây khi hai
vai nhô cao. Thư giãn.
Lặp lại các bài tập nói trên trong tư thế ngồi gập gối, gót chân đặt
dưới mông.
- Luân xa 6. Ngồi vắt tréo chân, giơ cánh tay ngang vai, gập khuỷu
cho cẳng tay ra trước, các ngón tay ngoắc chặt lấy nhau ngang tầm với họng.
Hít vào, nín thở, sau đó nén bụng và các cơ thắt, đẩy năng lượng đi lên, như
thể bạn đang bóp thuốc đánh răng ra khỏi ống. Thở ra đẩy năng lượng ra
khỏi chỏm đầu, trong khi giơ hai tay ngoắc chặt nhau lên trên đầu. Lặp lại.
Lặp lại bài tập này trong tư thế ngồi gập gối, gót chân đặt dưới mông.
- Luân xa 7. Ngồi vắt tréo chân, tay duỗi thẳng hướng lên trời. Hai
ngón trỏ áp chặt và duỗi, còn các ngón khác đan lấy nhau. Hít vào bằng cách
giơ cao cái " mỏ hàn " đó lên cao, miệng nói " sat ". Thở ra, miệng nói " nam
" khi thư giản " mỏ hàn ". Lặp lại một số lần với nhịp thở nhanh. Sau đó, thở
vào và nén năng lượng từ nền cột sống đi lên chỏm đầu băng cách trước tiên
nén và giữ các cơ thắt, sau đó nén và giữ các cơ bụng. Nín thở rồi thở ra
trong khi vẫn giữ toàn bộ trạng thái co cơ. Thư giãn. Nghỉ. Nếu câu thần chú
" sat, nam " không thích hợp thì bạn dùng một câu thần chú khác.
Lặp lại, trong tư thế ngồi gập gối, gót chân đặt dưới mông. Nghỉ.
Lặp lại bài tập nhưng không dùng thần chú. Thay vào đó, hãy thở
nhanh nông bằng mũi.
- Luân xa 7 - Tư thế khác. Ngồi vắt tréo chân. Giơ hai tay lên 60 độ,
khuỷu và cổ tay duỗi thẳng, hai lòng bàn tay đối diện nhau. Thở nhẹ bằng
mũi và để hơi thở cọ vào phần sau trên của họng khoảng một phút. Hít vào,
nín thở và bơm cho bụng phồng lên xẹp xuống 16 lần. Thở ra, thư giãn. Lặp
lại hai hoặc ba lần. Nghỉ.
Thiền định thở màu để nạp hào quang
Ở tư thế đứng, hai bàn chân song song, hai vai mở rộng tự nhiên, từ từ
khuỵu gối xuống rồi lại đứng lên. Mỗi lần khuỵu gối thì thở ra. Mỗi lần
đứng thẳng lên thì hít vào. Để cho người càng thấp xuống càng tốt nhưng
không được nhấc gót lên. Để cánh tay thư giãn. Giữ lưng thẳng và đừng cúi
về phía trước. Để cho nửa dưới của khung chậu nhô ra phía trước một chút.
Bây giờ duỗi hai cánh tay ra phía trước, lòng bàn tay úp xuống. Làm
thêm một cử động hình tròn bằng hai bàn tay, phối hợp với động táclên
xuống đã làm. Trong cử động đi lên, hai cánh tay càng đưa thẳng ra xa càng
tốt. Khi đạt tới đỉnh thì thu hai cánh tay về phía thân ( lòng bàn tay vẫn úp
xuống ) và để cho chúng sát vào người trong cử động đi xuống. Khi đạt tới
đáy thì lại duỗi cánh tay ra ( Xem Hình 21-4 ).
Hãy mường tượng thêm vào động tác này. Bạn sẽ hít vào những màu
từ mặt đất đi lên qua bàn tay và qua chân cũng như từ không khí bao quanh.
Khi thở ra, bạn sẽ thở ra các màu đó. Thở một số lần với mỗi màu.
Hãy bắt đầu với màu đỏ. Khi đạt tới đáy của động tác nói trên, hít vào
màu đỏ. Hãy nhìn xem toàn bộ quả cầu của hào quang bạn căng đầy màu đỏ.
Sau khi đạt tới đỉnh của động tác và bắt đầu đi xuống thì hãy thở ra màu đỏ
đó. Bây giờ bạn hãy thử làm nửa đi. Bạn đã có thể nhìn thấy rõ ràng màu đỏ
bằng mường tượng chưa? Nếu chưa thì hãy lặp lại bài tập cho đến khi nhìn
thấy.