Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Thuốc nam điều trị bỏng (Kỳ 1) pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (237.37 KB, 5 trang )

Thuốc nam điều trị bỏng
(Kỳ 1)

I. Mở đầu:
Đã từ lâu trong dân gian Việt Nam và nhiều nước đã dùng các loại thuốc sử
dụng cây con để điều trị các bệnh nói chung và vết thương bỏng nói riêng. Là
nguồn dược liệu sẵn có, chế biến đơn giản, điều trị có hiệu quả.
Ngày nay việc kết hợp y học cổ truyền và y học hiện đại là việc làm
đúng đắn có ý nghĩa. Đem lại hiệu quả kinh tế cao, cứu chữa được nhiều bệnh
nhân.
Có rất nhiều thuốc chữa bỏng sử dụng cây và con, điều trị toàn thân
và tại chỗ. Nhưng để có được kết quả về khoa học và thực tiễn phải trải qua nhiều
giai đoạn:
- Phát hiện (trong dân gian)
- Kiểm tra về dược học, độc học, vi sinh.
- Thử nghiệm trên động vật
- Kiểm tra về cận lâm sàng
- Nghiên cứu ứng dụng lâm sàng diện hẹp
- Đánh giá kết quả lâm sàng ở một nơi thực hiện, ở một số bệnh viện có khả
năng.
- Tổng hợp.
- Sản xuất, đóng gói, phát hành.
Trong dân gian đã có nhiều cách điều trị bỏng nhưng có những cách
điều trị không đúng cho toàn thân và taị chỗ như: Bôi mực tàu, thuốc đánh răng,
ngâm bùn, ngâm vào nồi nước giải, bôi mắm, bôi tương
Vì vậy cần phải nắm được một số thuốc nam để điều trị khi có bệnh
nhân bỏng.

II. CÁC LOẠI THUỐC ĐÃ ĐƯỢC DÙNG:

1. Các bước tiến hành khi sử dụng:



1.1. Sơ cứu bỏng:
- Làm ngay khi bị bỏng
- Phải loại trừ tác nhân, ngâm lạnh ngay trong nước sạch 30 phút để
giảm nhiệt độ, giảm đau, giảm nề, băng ép vừa.
1.2. Điều trị thực thụ:
- Xác định diện tích, độ sâu bỏng.
- Điều trị toàn thân: Nếu có sốc hoặc đe doạ sốc phải truyền dịch
hoặc uống dịch thể sớm (Oresol), giảm đau.
- Điều trị tại chỗ: xử trí bỏng kỳ đầu cơ ban: nhanh, sạch, lấy bỏ các
dị vật, các phần da hoại tử đã bong.
- Sau đó đưa thuốc điều trị tại chỗ.

2. Nhóm thuốc tạo màng:
2.1. Nguyên lý:
Các thuốc tạo màng có nồng độ Tanin cao (khoảng 30%). Tanin làm
kết tủa Protein tiết ra từ vết thương tạo thành màng, dính vào vết thương bỏng tạo
thành màng, dính vào vết thương bỏng. Khi khỏi sẽ từ bong màng.
2.2. Chỉ định:
Dùng trong bỏng nông độ II, III, vùng bỏng chưa bị nhiễm trùng
(thời gian 1-2 ngày đầu) diện tích dùng dưới 20% diện tích cơ thể.
2.3. Chống chỉ định:
Bỏng sâu, bỏng ở mặt cổ, tầng sinh môn, các ngón tay, ngón chân,
không bôi kín chu vi chi (để chống garo tự nhiên do màng thuốc).

×