Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Chú tâm vào hơi thở để điều hòa thần kinh giao cảm pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.28 KB, 5 trang )

Chú tâm vào hơi thở để điều hòa
thần kinh giao cảm



Từ nhiều năm trước, y học phương Đông đã biết những tác động xấu
của cảm xúc thái quá đối với sức khỏe con người. Trong sách xưa có ghi
“trăm bệnh đều do nơi khí sinh ra”. Chẳng hạn, giận quá có thể làm khí
thăng lên, buồn quá có thể làm khí tiêu đi, suy nghĩ quá có thể làm khí kết lại.
Những cảm xúc thái quá sẽ làm rối loạn khí hóa những tạng phủ có liên quan,
qua mối quan hệ sinh khắc có thể làm mất cân bằng của toàn hệ thống và gây
bệnh.
Những nghiên cứu về hệ quả stress của khoa học ngày nay cũng cho
thấy những căng thẳng tâm lý hoặc những cảm xúc nội tâm bị dồn nén lâu
ngày sẽ làm rối loạn hoạt động của hệ giao cảm, làm tăng tiết các nội tiết tố
stress, suy giảm hệ miễn dịch, có thể gây ra rất nhiều bệnh tật khác nhau.
Tiến sĩ Daniel Mroczek và các cộng sự thuộc Trường đại học Indiana (Mỹ)
đã thực hiện một công trình nghiên cứu về ảnh hưởng của những rối loạn cảm xúc
lên sức khỏe và tuổi thọ của con người. Cuộc thí nghiệm được tiến hành trên 1.600
người tình nguyện.
Với các thử nghiệm tiêu chuẩn, những người này đã được theo dõi, đánh
giá tình trạng cảm xúc và diễn biến về sức khỏe trong suốt 18 năm. Kết quả cho
thấy những người hay bị stress, dễ lo sợ, cáu gắt thường có nguy cơ tử vong sớm
do bệnh ung thư hoặc tim mạch.
Nói đến stress, nhiều người thường nghĩ đến những biến cố lớn gây ra ảnh
hưởng tiêu cực đến tâm lý con người như thi hỏng, thất nghiệp, bệnh tật hoặc
người thân qua đời.
Tuy nhiên không nhất thiết những sự cố gây sốc hoặc tình huống trái lòng
nghịch ý, chỉ cần quá bươn chải theo cơn lốc của cuộc sống, nhịp sống quá nhanh
hoặc lịch làm việc quá dầy đặc cũng có thể làm cho hệ thần kinh căng thẳng, quá
tải và suy nhược.


Để tránh hệ quả này, các chuyên gia tâm lý thường khuyên chúng ta nên
sắp xếp công việc hợp lý, bằng lòng và hòa hợp với cuộc sống. Tuy nhiên những
điều này dường như không dễ làm được trong một xã hội cạnh tranh, nhiều cám dỗ
và luôn bị chi phối bởi nhiều mối quan hệ như hiện nay. Do đó, điều quan trọng
hơn là phải biết tự tạo cho mình những giây phút tĩnh thức ngay trong cuộc sống
hiện tại, sao cho vẫn sống trong dòng chảy bất tận của cuộc sống đầy áp lực hàng
ngày mà vẫn không bị nó đồng hóa hoặc làm “ô nhiễm”.
Tĩnh thức và thư giãn không nhất thiết phải cần đến những bài quyền, điệu
vũ đẹp mắt, những động tác yoga điêu luyện, cầu kỳ hoặc hàng giờ đồng hồ nhập
tĩnh mà có khi chỉ cần những động tác đơn giản cũng đạt hiệu quả. Stress có thể ví
như một dây xích gồm một chuỗi những ý niệm tiêu cực, như những móc xích đan
xen nhau liên tục, vây kín, phong tỏa lấy tâm thức con người.
Chỉ cần chặt đứt một mắt xích là có thể vô hiệu hóa được cả dây xích để
giải phóng cơ thể khỏi sự ràng buộc của những tâm lý tiêu cực. Do đó, những giấc
ngủ trưa ngắn khoảng 15 phút, một vài động tác căng giãn tối đa của yoga, một lúc
thiền ngắn khoảng 10 phút mỗi ngày đều có thể giúp giải tỏa căng thẳng tâm lý
hoặc ngăn chặn sự liên kết của những cảm xúc tiêu cực.
Để chặt đứt những mắt xích tiêu cực, có thể không phải chờ đến buổi tối
hoặc đến cuối tuần, cũng không chiếm dụng bất cứ thời gian hoặc không gian
riêng biệt nào, mỗi người có thể tĩnh thức bằng cách thỉnh thoảng chỉ cần hướng
sự chú ý của tâm thức vào một vài hơi thở của bản thân.
Hít vào đến bụng dưới, thở ra chậm trong khi từ từ buông lỏng toàn thân,
chú trọng buông lỏng phần vai, hai cánh tay. Chỉ cần một hay vài hơi thở mỗi lần.
Có thể thở ở bất cứ nơi đâu, hầu như ở bất kỳ tư thế nào, ngay cả lúc đang làm
việc.
Thở sâu đến bụng dưới có tác dụng sinh khí tại đan điền và tăng cường nội
khí. Thư giãn cơ bắp sẽ thư giãn được thần kinh. Chú tâm vào hơi thở sẽ làm gián
đoạn những cảm xúc âm tính, thì thở ra dài có thể tăng cường ức chế giao cảm. Do
đó, thỉnh thoảng chú tâm vào một vài hơi thở là một phương pháp đơn giản nhưng
đã vận dụng đồng bộ được nhiều cơ chế để điều hòa thần kinh giao cảm, giúp

kiểm soát cảm xúc, giải tỏa stress và phục hồi sinh lực.
Đối với những trường hợp bệnh mãn tính, cách thở này có tác dụng tăng
cường chính khí, và thông qua sự tự điều chỉnh của hệ thần kinh trung ương, hoạt
động khí hóa cũng như các hoạt động nội tiết, nội tạng sẽ dần dần được phục hồi
để cơ thể vươn lên đẩy lùi bệnh tật.

Lương y VÕ HÀ


×