Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Thời tiết, khí hậu & sức khỏe (Kỳ 1) docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (210.33 KB, 7 trang )

Thời tiết, khí hậu & sức khỏe
(Kỳ 1)


Thời tiết thay đổi theo mùa, tạo nên khí hậu và vật hậu. Sức khỏe thay
đổi theo thời tiết, khí hậu. Dựa vào thời tiết, khí hậu, ta có thể thống kê, so
sánh để biết tình trạng sức khỏe cộng đồng và suy ra kế hoạch cung ứng
thuốc men cũng như kế hoạch phòng trị bệnh. Chúng ta có thể biết được thời
tiết, khí hậu của mỗi vùng qua các ghi nhận, thống kê của cơ quan khí tượng
thủy văn và lịch 24 tiết mà người xưa đã kinh nghiệm để lại.
Dương lịch và âm lịch
Quả đất tự quay quanh trục của nó và quay quanh mặt trời. Quả đất tự quay
quanh trục của nó, một vòng mất 24 giờ. Một nửa quả đất hướng về mặt trời còn
nửa kia chìm trong bóng tối, do đó có ngày và đêm. Quả đất đồng thời cũng di
chuyển quanh mặt trời, trên một quỹ đạo hình bầu dục cách mặt trời 149.637.000
km, đi giáp một vòng là 1 năm - chính xác là 365,256 ngày. Chia số ngày này cho
12 tháng ta có mỗi tháng dương lịch được từ 30 hoặc 31 ngày, riêng tháng 2 có 28
ngày và cứ 4 năm có một năm nhuận với tháng 2 có 29 ngày.
Mặt trăng tự quay quanh nó và di chuyển quanh quả đất chúng ta với chu
kỳ 27 ngày 7 giờ 43 phút 47 giây. Thế nhưng từ mặt đất ta thấy sự xuất hiện trăng
non tháng này sang trăng non tháng khác là 29 ngày 12 giờ 44 phút 2,78 giây nên
tháng âm lịch tính chẵn một tháng là 29 ngày (tháng thiếu) hoặc 30 ngày (tháng
đủ). Nếu một năm có 12 tháng tính ra một năm mới chỉ có độ 354 ngày tức không
khớp với năm vũ trụ thật sự (365,256 ngày). Do đó âm lịch đặt ra năm nhuận cứ
khoảng trên dưới 3 năm lại có một năm nhuận 13 tháng. Chính vì thế Tết ta (mồng
một tháng giêng âm lịch) không rơi vào một ngày nhất định theo hệ mặt trời
(dương lịch), mà rơi vào một ngày trong khoảng trước hay sau ngày lập xuân (5/2
dl) độ 15 ngày trở lại. Ví dụ mồng một Tết vừa rồi (Mậu Tý 2008) nhằm ngày
7/2/2008. Tết năm nay (Kỷ Sửu) nhằm vào ngày 26 tháng 1 năm 2009 trong khi
Tết Canh Dần năm tới sẽ nhằm ngày 14 tháng 2 năm 2010 Ngày, tháng, năm âm
lịch như vậy rõ ràng không chính xác, không cố định, nhưng đối với những người


dân bình thường, không cần một phương tiện gì trong tay cả họ vẫn có thể cảm
nhận được ngày tháng theo tuần trăng tròn, trăng khuyết hoặc theo con nước lên,
nước ròng Do đó âm lịch và tết cổ truyền vẫn cứ tồn tại và tồn tại mãi theo nền
văn hóa dân tộc.



Thời tiết, khí hậu và vật hậu
Khí hậu thời tiết nắng mưa, nóng lạnh, gió, bão đều tuân theo quy luật
vận chuyển của vũ trụ, cụ thể là chuyển động của hệ mặt trời. Vật hậu như thiên
nhiên, cây cỏ, côn trùng, thú vật và mọi sinh vật khác, kể cả con người và các vi
sinh vật, vi trùng các loại đều phát triển hay tàn lụi một phần lớn cũng lệ thuộc
theo quy luật khí hậu thời tiết của môi trường.
Trong khi chuyển động quanh mặt trời, quả đất của chúng ta luôn giữ trục
của nó chếch nghiêng so với mặt phẳng quỹ đạo một góc không đổi là 6606 hoặc
2303 so với trục thẳng góc với mặt phẳng quỹ đạo (của quả đất quanh mặt trời).
Hậu quả là có lúc trái đất hướng nửa bán cầu Bắc, lúc nửa bán cầu Nam về hướng
mặt trời nhiều hơn. Đối với nửa bán cầu Bắc (Việt Nam nằm về phía này) ngày 21
tháng 6 dl nó soi về hướng mặt trời nhiều nhất. Đó là ngày hạ chí (giữa mùa hạ
theo âm lịch) đối với các nước bắc bán cầu nhưng gần xích đạo, hoặc đầu mùa hạ
đối với các nước vùng bắc bán cầu gần bắc chí tuyến, theo dương lịch. Trong tiết
hạ chí, mặt trời gần và chiếu thẳng góc xuống vùng bắc chí tuyến. Ngược lại, ngày
22/12 dl hàng năm, nửa bán cầu bắc cách xa mặt trời nhất (lúc đó nó thẳng góc và
gần nam chí tuyến nhất). Đó là ngày đông chí (giữa mùa đông theo âm lịch hoặc
đầu mùa đông theo dương lịch). Trong tiết này, nửa bắc bán cầu vì xa mặt trời nên
khí hậu trở nên lạnh nhất (các tỉnh phía nam nước ta lạnh ít, nhưng các tỉnh phía
bắc rất lạnh), trong khi đó ở nam bán cầu lại là mùa hạ nóng nực. Đông chí có
ngày ngắn nhất/đêm dài nhất thì hạ chí có ngày dài nhất/đêm dài nhất
Vào ngày 21/3 dl mặt trái đất ở vào vị thế mà mặt trời gần nhất và chiếu
thẳng góc xuống xích đạo nên phân bố ánh sáng đều cho hai bán cầu, nên ngày và

đêm ở hai vùng bắc và nam bán cầu đều dài bằng nhau. Đó là ngày xuân phân
(21/3 dl). Tại các tỉnh phía nam, tuy thuộc bắc bán cầu nhưng vì nằm gần xích đạo
hơn phía bắc, nên từ 21/3 dl đến tháng 5 dương lịch, năm nào chúng ta cũng bị
nắng nóng nhất. Sau đó cái nắng chạy dần ra miền Trung (tháng 7), rồi miền Bắc,
cho đến 23/8 là tiết Xử thử: kết thúc những ngày nắng nóng. Thế nhưng cũng
trong cái mùa nắng nóng này, không khí bị nóng lên rồi nguội đi bất thường, cộng
thêm với gió mùa Tây Nam, có thể gây ra áp thấp nhiệt đới, gió bão, mưa lũ bất
thường ở miền Trung và miền Bắc.
Rồi đến 23/9 dl, tiết Lập thu, gió Đông Bắc lại về, mang theo cái lạnh và
mưa dầm gió bấc cho miền Trung, miền Bắc
Như vậy, trong khi di chuyển quanh mặt trời, do độ chếch 2303 nói trên,
nên quả đất lần lượt có lúc ngã bắc bán cầu, có lúc nam bán cầu về phía mặt trời,
khiến tạo ra các mùa xuân, hạ, thu, đông và tùy theo vĩ độ, cao độ của mỗi vùng
mà mức độ thay đổi thời tiết khí hậu sẽ khác nhau ít nhiều, thậm chí còn đối
nghịch nhau ở hai nửa bán cầu. Khi nửa bán cầu này ngã về phía mặt trời thì nó
nhận được nhiều ánh sáng và nhiệt độ cao. Đó là mùa nóng hay mùa hạ, trong khi
đó ở bán cầu kia là mùa lạnh hay mùa đông vì lúc đó ở xa mặt trời hơn. Như vậy
các mùa nóng và lạnh trái ngược nhau ở hai bán cầu. Cùng một bán cầu, có khi là
cùng một quốc gia nhưng khác nhau về vĩ độ thì thời tiết khí hậu cũng khác nhau,
như giữa các tỉnh phía bắc và phía nam nước ta chẳng hạn. Giữa hai mùa nóng,
lạnh là mùa chuyển tiếp mà rõ nét nhất là vào các ngày xuân phân (21/3 dl) và thu
phân (23/9 dl): lượng ánh sáng và nhiệt độ nhận được ở hai bán cầu đều bằng
nhau. Đó là mùa ấm áp xuân và thu (không kể các tỉnh phía nam nước ta như đã
nói trên). Như vậy bốn mùa xuân, hạ, thu, đông ở hai nửa bán cầu trái ngược nhau.
Các tỉnh phía nam và TP. Hồ Chí Minh tuy cũng thuộc bắc bán cầu, nhưng
ở gần xích đạo hơn nên khi nửa cầu bắc hay nửa cầu nam ngã về phía mặt trời thì
lượng ánh sáng và nhiệt độ nhận được trong hai thời kỳ này đều chênh lệch không
rõ lắm nên khí hậu, thời tiết quanh năm nóng đều, bốn mùa không rõ rệt. Ở đây
chúng ta chỉ có hai mùa: mùa mưa (từ tháng 4 đến tháng 11 dl) và mùa nắng (từ
tháng 11 đến tháng 4 năm sau). Thế nhưng từ miền Trung trở ra miền Bắc nước ta

nằm gần đường bắc chí tuyến nên bốn mùa xuân, hạ, thu, đông khí hậu thời tiết
phân biệt rất rõ rệt và vật hậu, cây cỏ thay hình đổi dạng rất rõ
Người Trung Quốc cách đây hàng ngàn năm, đã dựa vào những thời tiết,
khí hậu và vật hậu ở vùng hạ lưu sông Hoàng Hà và Trường Giang để lập ra “lịch
24 tiết” (xem bảng 1). Các nhà thiên văn Trung Quốc cổ đại đã chia hoàng đạo
(đường đi biểu kiến của mặt trời trong năm giữa các chòm sao, ra làm 24 cung
bằng nhau, mỗi cung 15 độ, tương ứng với khoảng 15 ngày) kể từ điểm xuân phân
(21/3). Hàng năm, mặt trời lần lượt đi ngang qua các điểm đó và ứng với mỗi điểm
là ngày chính của tiết, người ta dựa theo thời tiết, khí hậu và vật hậu quan sát được
để đặt tên cho tiết tương ứng. Lịch 24 tiết này được xác định ngày theo dương lịch
và rất cố định từ năm này qua năm khác (chỉ xê xích 1 ngày, vì cứ 4 năm có một
năm nhuận tháng giêng có 29 ngày thay vì 28). Nhưng các nhà làm lịch thường
quy kết lịch 24 tiết vào ngày âm lịch nên luôn thay đổi khiến người dân không nhớ
được. Nhà nông mà không nhớ được lịch 24 tiết thì nông lịch gieo trồng sẽ không
thuận hợp được!
Như trên đã nói, tên tiết và các ý nghĩa của khí hậu, vật hậu trong lịch 24
tiết là do các quan sát tại Trung Quốc hàng ngàn năm trước, nhưng có rất nhiều
điểm trùng hợp với nước ta, nhất là từ miền Trung trở ra Bắc. Dù là những loài cỏ
dại chúng cũng biết trướng hạt, mọc lên trong những tiết nhất định để được phát
triển tốt, mặc dù củ, hạt của chúng nằm sẵn trong đất từ lâu. Dù là côn trùng, sâu
bọ, chúng cũng biết thu mình, ẩn trứng trong những tháng không thuận lợi và chỉ
nở ra, phát triển lúc nào có sẵn thức ăn và thời tiết thích hợp. Phần lớn các cây to,
sống đa niên thường bắt đầu đâm chồi nảy lộc trong mùa xuân, phát triển cành lá
sum suê trong mùa hè để rồi trổ hoa, đậu hột, tích củ, sau đó se cành, úa lá trong
mùa thu, trụi lá trơ cành trong mùa đông Côn trùng mang truyền mầm bệnh và vi
trùng cũng sẽ phát triển và tàn lụi theo quy luật này, do đó ta thấy mùa nắng nóng
thì bọ chét, chuột gây dịch hạch, ruồi mang truyền dịch tả, kiết lỵ, tiêu chảy Mùa
mưa thì sốt xuất huyết, sốt rét gia tăng vì muỗi phát triển nhiều, mùa mưa lạnh ở
miền Trung, miền Bắc thì ho, viêm họng, cảm lạnh, thậm chí người già, súc vật
già yếu cũng ra đi trong mùa giá rét


×