Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Đu đủ - Vị thuốc kỳ diệu pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.08 KB, 5 trang )

Đu đủ - Vị thuốc kỳ diệu



Đu đủ có tên khoa học là Carica papaya L., thuộc họ đu đủ
(Caricaceae). Cây có thân mềm, dễ bị gãy, thường có một ngọn, nhưng nếu
ngọn chính bị gãy, thì sẽ sinh ra 3 – 4 ngọn khác. Lá có cuống dài, phiến lá
chia thùy khía sâu.
Đu đủ là cây đa tính; các cây đực có hoa đực và hoa lưỡng tính, các cây
cái có hoa cái và hoa lưỡng tính. Quả kết từ hoa cái thường tròn, khoảng rỗng
trong quả to, thịt mỏng, nhiều hạt.
Còn các quả kết từ hoa lưỡng tính thì dài hình quả lê, có khi có những
quả dị dạng do số lá noãn không phải là 5 như bình thường mà chỉ có 2 hoặc
3, có khi đến 9 - 10 lá noãn hợp lại thành bầu một ô; thịt dày và chứa ít hạt.
Quả khi còn non màu xanh lục, khi chín màu vàng da cam. Phân bố và sinh
thái: Đu đủ được phổ biến nhanh chóng ở tất cả các nước nhiệt đới nhờ nhân giống
dễ dàng bằng hạt.
Trong các vườn gia đình của nước ta, cây đu đủ trở thành một trong những
cây ăn quả trồng phổ biến nhất sau chuối, ổi, ngang với cam, chanh, mãng cầu
xiêm…
Chế biến làm thực phẩm: Người ta trồng lấy quả chín làm thức ăn bổ dưỡng
(nó có ít nước hơn thơm nhưng đường và các loại vitamin phong phú hơn). Những
quả đu đủ xanh có nhiều công dụng trong ăn uống: dùng nấu thịt (nhất là thịt ba
rọi) cho chóng nhừ (vì men papain trong nhựa có thể phân hủy một khối lượng tơ
huyết gấp 2.000 lần), nó tiêu hóa protid, biến đổi các chất có albumin thành
pepton), luộc ăn, dùng thái miếng ngâm giấm làm dưa món ăn với chả nướng,
bánh đa nem dễ tiêu, dùng làm nộm (gỏi) chua cay thay rau gia vị trong các bữa ăn
cỗ cho chóng tiêu hóa chất đạm; dùng để xào ăn với thịt như các loại rau khác,
dùng muối dưa, làm mứt, tỉa hoa để trang trí các đĩa rau.
Lá đu đủ gói thịt trong vài giờ làm cho thịt mềm nhanh. Cũng cần chú ý là
quả đu đủ non, thân, lá non dùng làm thức ăn cho gia súc (trâu, bò, heo, gà) vừa


làm chóng béo vừa trị giun sán, nhưng nên nấu chín trước khi cho ăn đề phòng
chất papain kích thích gây lở mồm, loét dạ dày khi chúng ăn nhiều.
Trung tâm dinh dưỡng TP.HCM cho biết thành phần dinh dưỡng của đu đủ
xanh tính theo g%: protein 0,8, lipid 0, glucid 4,6, cellulose 2; và theo -
carotenmg%: calcium 63, phosphor 30, sắt 0,9, natrium 7, kalium 215, 15,
vitamin B1 0,02 và vitamin C 40.
Đối với người thì tuy đu đủ xanh sống có tác dụng tiêu mạnh nhưng ăn
nhiều thì xót ruột. Những người đau dạ dày nên kiêng ăn. Sử dụng làm thuốc: Quả
đu đủ chín có vị ngọt, rất bổ, ăn nhiều thì nhuận tràng, giúp tiêu hóa các chất thịt,
các chất albumin.
Những người táo bón nên ăn nhiều để thông đại tiện, nếu ăn nhiều thịt,
trứng và thức ăn nhiều đạm, thì nên ăn đu đủ tráng miệng vừa làm thuốc tiêu thực
tốt.
Người ta đã biết trong 100 g ăn được của đu đủ chín, tính theo % có: nước
87,1; protein 0,5; lipid 0,1; đường tổng số 11,8, các vitamin B1 0,03 mg; tương
đương vitamin A 710 microgram, vitamin C 73 mg; vitamin B2 0,05 mg, vitamin
P 0,4 mg và các chất khoáng: calcium 24 mg, phosphor 22 mg, sắt 0,7 mg, natrium
4 mg, kalium 221 mg. 100 g đu đủ cung cấp cho cơ thể 45 calo.
Người bị bệnh loét dạ dày, kém ăn, dùng đu đủ xanh nấu chín với thịt gà,
ăn cách ngày trong vài tuần. Bị chấn thương bầm giập dùng ngay quả đu đủ xanh
bổ đôi, đổ vào ly rượu trắng và đặt lên bếp nấu cho chín, đem ra áp lên vết thương,
có thể bóp nát rồi băng lên.
Ngoài ra để trị giun kim, dùng vài miếng đu đủ buổi sáng sớm, ăn lúc còn
đói, liên tục 3 - 4 ngày. Lá đu đủ nấu nước dùng tẩy sạch vết máu ở vải và các vết
loét, vết thương, sát trùng.
Người ta còn cho rằng lá đu đủ dùng tươi sắc uống rất có lợi cho bệnh
nhân ung thư phổi, ung thư vú. Rễ đu đủ dùng chữa rắn cắn (rửa sạch nhai nuốt
nước, lấy bã đắp).
Hoa đu đủ được nấu lên dùng làm thuốc hạ sốt, chữa ho (phối hợp với các
vị thuốc khác, hấp đường) và cũng dùng trị giun. Hạt đu đủ ép có thể chiết xuất

25% một loại dầu thực phẩm.
Trong y học hiện nay, người ta dùng nhiều nhất là nhựa đu đủ làm khô mà
thành phần chính là papain, một hoạt chất có rất nhiều tác dụng (tiêu hóa protid,
biến đổi các chất có albumin thành pepton; còn làm dễ tiêu hóa và giải độc ).

TS.Nguyễn Văn Chi

×