Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.65 KB, 5 trang )
Tính kháng sinh của trái Bình bát
Cây Bình bát nước (Annona glabra L.)
Theo kinh nghiệm dân gian, trái Bình bát chín ăn nhiều trị được bệnh
khí hư (huyết trắng) ở phụ nữ. Các nhà khoa học Việt Nam đã dùng phương
pháp tự sinh đồ (autobiogramme) để thử tác dụng của trái Bình bát nước
(Annona glabra L.) đối với vi trùng.
Kết quả cho thấy trái Bình bát có tính ức chế các vi khuẩn Staphylococcus
hemolyticus (chuỗi cầu khuẩn tan huyết), Bacillus subtilis, Escherichia coli,
Pseudomonas aerogenes, vi khuẩn sau cùng này chính là vi khuẩn thường có nơi
âm đạo gây bệnh khí hư. Như vậy kinh nghiệm dân gian nói trên được khoa học
xác định được rằng chính acid béo bậc cao là thành phần tác dụng của Bình bát.
DS. PHAN BẢO AN
Tác dụng chữa bệnh của nghệ
Nghệ hay nghệ vàng – Curcuma longa L. (C. domestica Valeton), thuộc
họ gừng - Zingiberaceae. Cây thảo cao khoảng 1 m. Thân rễ to, hình củ tròn,
có các nhánh hình trụ hay hình thoi, thịt màu vàng da cam. Thân mang lá
mọc hàng năm. Lá có cuống dài, hình trái xoan mũi mác, dài 25 - 45 cm, rộng
tới 15 - 18 cm, nhẵn cả hai mặt, màu lục nhạt, cuống lá có bẹ. Hoa hợp thành
những bông hình trụ, cánh hoa và cánh môi đều màu vàng, các lá bắc màu
lục, những cái ở ngọn màu tím. Quả nang chia ba ô.
Ở nước ta, nghệ mọc hoang và được trồng khắp nơi, mỗi gia đình nông
thôn thường trồng ít nhiều để dùng.
Chế biến làm thực phẩm: người ta dùng củ nghệ làm gia vị trong ăn uống,
chủ yếu lấy màu vàng gây cảm giác ngon và béo. Đem phơi và nghiền ra, nghệ là
thành phần của bột cà ri. Nghệ là loại gia vị khử mùi tanh của cá, ốc, lươn.
Sử dụng làm thuốc: nghệ cho những vị thuốc thông dụng trong y học dân