Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Một số điểm lưu ý phòng trị bệnh khi nuôi lươn pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.17 KB, 5 trang )


Một số điểm lưu ý phòng trị bệnh
khi nuôi lươn




Ngày nay, nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt đã và đang trở thành một
nghề sản xuất mang lại hiệu qủa kinh tế cao, đặc biệt nuôi lươn đang là đối
tượng nuôi khá phổ biến trong mùa nước nổi này. Tuy nhiên, ngoài các biện
pháp kỹ thuật thì những vấn đề xung quanh môi trường nước để nuôi lươn
luôn là mối quan tâm của bà con nông dân. Bởi vì nếu môi trường nước
không tốt sẽ là điều kiện thuận lợi nẩy sinh dịch bệnh cho lươn nuôi.
Lươn là loài cá có hiện tượng sinh sản lưỡng tính, chúng sinh sản và
phát triển mạnh trong môi trường thiên nhiên. Do đặc tính ăn tạp, dễ nuôi
nên mùa nước nổi là mùa mà nhiều bà con nông dân chọn con lươn là đối
tượng nuôi hiện nay. Năm 2004 toàn tỉnh có 290 hộ nuôi lươn với diện tích
4300m
3
, năm nay diện tích nuôi lươn tăng trên 10.000m
2
Chỉ tính riêng ở xã
Vĩnh Hanh huyện Châu Thành năm 2004 có 46 hộ nuôi lươn, năm nay số hộ
nuôi lươn tăng gấp 5 lần, do nuôi lươn đạt hiệu quả kinh tế lại phù hợp với
hộ nghèo. Hội nông dân xã Vĩnh Hanh đã giới thiệu 92 hộ vay 477 triệu
đồng để nuôi lươn và 60 hộ khác đang hoàn chỉnh thủ tục vay 360 triệu đồng
thực hiện mô hình nuôi lươn mùa nước nổi. Nghề nuôi lươn đang phát triển
mạnh mà nguồn giống đánh bắt từ thiên nhiên không đủ cung ứng, trong khi
đó nhiều hộ lại thả giống với mật độ dày, trung bình từ 30 đến 35 con/m
2
trở


lên, nên đã nẩy sinh nhiều dịch bệnh làm lươn chết, tỷ lệ hao hụt cao và tất
nhiên là hiệu quả không cao. Đây là mối quân tâm chung của nhiều người
dân nuôi lươn hiện nay.
Mới đây Cty Liên doanh Bio Pharmachemie đã cử cán bộ kỹ thuật đến
vùng nuôi lươn của tỉnh An Giang để tư vấn về kỹ thuật giúp bà con áp dụng
mô hình nuôi lươn thành công. Gặp gỡ trao đổi với bà con nông dân, cán bộ
kỹ thuật đã giải đáp những vấn đề thắc mắc của bà con xung quanh về cách
phòng và trị bệnh đối với mô hình nuôi lươn hiện nay. Anh Nguyễn Văn
Được, ngụ ở ấp Vĩnh Phúc xã Vĩnh Hanh cho biết năm nay gia đình anh
nuôi đến 8 bồn và thả trên 300 ký lươn giống, không biết nguyên nhân nào
khi thả cùng 1 loại giống mà có bồn lươn bị hao nhiều, nhưng có bồn thì
không ?
Anh Huỳnh Văn Nguyên, cũng ngụ ở ấp Vĩnh Phúc thì thả mật độ dày
hơn với 7 bồn anh cũng thả đến trên 300 ký lươn giống. Tháng đầu tiên lươn
phát triển tốt, nhưng bước sang tháng thứ 2 thì lươn bắt đầu chết dần nên tỷ
lệ hao khá nhiều, mặc dù anh đã áp dụng nhiều cách hướng dẫn của những
người nuôi lươn có kinh nghiệm để khắc phục nhưng xem ra kết quả chưa
thành công.
Những nguyên nhân phát sinh bệnh trên lươn đó là do nguồn giống
ban đầu không tốt, do trong quá trình vận chuyển bị xây xát, hoặc do nhiệt
độ thay đổi đột ngột và môi trường nước ô nhiễm khi quá trình chăm sóc
không tốt, nên nguồn nước nhiễm bẩn, các mầm bệnh và ký sinh trùng tồn
tại gây bệnh cho lươn. Các bệnh thường gặp ở lươn đó là bệnh sốt nóng,
bệnh lở loét, nội ký sinh và bệnh nấm thuỷ mi.
Theo kỹ sư Đăng Hồng Đức, Trưởng bộ phận thuỷ sản Cty Liên
doanh Bio thì đối với bệnh sốt nóng bà con nông dân cần giảm mật độ nuôi
lươn, trong bồn cần thả ít bèo và nâng mực nước trong bồn lên nhằm hạ
nhiệt độ nước, sau đó dùng Anti Shock liều 1 ký/ 1000m
3
tạo đều trong bồn

nuôi lươn.
Đối với bệnh lở loét, bà con có thể tắm lươn bằng Bio Green Cut liều
1 ppm (tức 1 lít/1000m
3
nước ), sau đó trộn Bio Sultrim liều 5g/kg thức ăn
và cho lươn ăn trong 5 ngày liền.
Đối với bệnh nội ký sinh cần phòng bệnh bằng Bio Green Cut liều 1
ppm (tức 1 lít/1000m
3
nước) diệt mầm bệnh, ấu trùng các ký sinh trùng
trước khi thay nước mới vào. Nếu lươn có bệnh trên thì có thể dùng Bio
Benzol theo hướng dẫn trên bao bì sẽ đạt kết quả cao.
Nếu lươn bị bệnh nấm thuỷ mi, bà con tắm lươn bằng Bio Green Cut
liều 1 ppm (tức 1 lít/1000m
3
nước), sau đó trộn Bio Oxocol liều 5g/kg thức
ăn và cho ăn liên tục từ 3 đến 5 ngày sẽ trị được bệnh nấm thuỷ mi trên lươn.
Tuy lươn là đối tượng dễ nuôi, nhưng hầu hết giống đều đánh bắt từ
thiên nhiên chưa được thuần hoá, do vậy khi nuôi lươn bà con nông dân cần
áp dụng các giải pháp phòng bệnh ngay từ khi thả giống, đồng thời áp dụng
các biện pháp kỹ thuật nuôi lươn theo các yêu cầu như chọn giống khoẻ
mạnh bằng cách tắm muối trước khi thả giống, luôn giữ môi trường nước
sạch, định kỳ diệt khuẩn để loại bỏ mầm bệnh đồng thời chú ý đế chế độ
thức ăn hợp lý, hy vọng đây sẽ là một trong số cách giúp bà con nông dân
nuôi lươn thành công.

×