Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Ứng xử với 5 giai đoạn của hôn nhân pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (303.71 KB, 9 trang )

Ứng xử với 5 giai đoạn của hôn nhân
Tìm hiểu về các giai đoạn của hôn nhân cũng là một cách giúp bạn vượt qua
những khó khăn của nó để có một gia đình hạnh phúc.
“Dù mỗi cặp vợ chồng có một kiểu yêu và một cách sống khác nhau, tuy nhiên,
các giai đoạn trong đời sống hôn nhân thì thường giống nhau và có thể dự đoán
trước được. Thời gian của từng giai đoạn đó cũng không xê dịch là bao nhiêu” -
Rita DeMaria, tiến sĩ đồng thời là bác sĩ y khoa, tác giả của cuốn sách The 7
Stages of Marriage cho biết.
Dưới đây là 5 giai đoạn đó!
Giai đoạn 1: Trăng mật thiên đường
Thường là trong 1 hoặc 2 năm (có thể là 3 hoặc lâu hơn một chút tùy vào việc khi
nào bạn có con hoặc hai bạn đã từng sống với nhau trước đó hay chưa). Đây là
khoảng thời gian trăng mật ngọt ngào và huy hoàng nhất của hai người. Hai bạn sẽ
cảm thấy vẫn còn hấp dẫn như hồi mới yêu và say mê khám phá những đặc điểm
về con người nhau.
Bạn nên làm gì?: Trong giai đoạn này hai bạn tràn dầy ham muốn tình dục,
những buổi tối bên nhau các bạn thường nô đùa và chuyện ấy diễn ra ít nhất là 3
lần/tuần. Chiếc giường ngủ trở thành thiên đường tình yêu cho hai người. Bên
cạnh đó, các bạn cũng rất muốn phấn đấu cho sự nghiệp, muốn nâng cao năng lực
cho bản thân bằng cách học để có bằng cấp cao hơn.
Ngoài ra, nhiều đôi cũng muốn tranh thủ thời ki còn son rỗi để đi du lịch. Có thể
nói đây là thời kì hoàng kim cho quan hệ hôn nhân của các bạn. Các mâu thuẫn có
thể có nhưng không lớn lắm, các bạn có thể giải quyết nó ngay bởi tình yêu ngày
nào vẫn tràn ngập trong tâm hồn mỗi người.Do đó, hãy tận hưởng những sự ngọt
ngào của đời sống hôn nhân vào thời kì đẹp nhất của đời người là lời khuyên của
các chuyên gia tâm lý cho các cặp vợ chồng son.

Giai đoạn 2: Ổn định cuộc sống
Giai đoạn này bác sĩ DeMaria gọi là “Giai đoạn thực hành”, đó là thời kì các bạn
bắt đầu nhận ra đầy đủ những ưu điểm và hạn chế của người bạn đời trong cuộc
sống mà trước đây bạn không hề biết hoặc không hề quan tâm như: thói quen xấu,


bệnh tật, những tính cách khác mà khi yêu chưa bộc lộ hết.
Có thể nói đây là lúc sau giai đoạn mặn nồng , các bạn đã có 1 đứa con và bạn
đang đứng trước thử thách phải tìm cách thích nghi và chấp nhận tất cả những
điểm xấu của người bạn đời. Hai bạn sẽ cùng nhau xây dựng những mục đích
chung: Trong bao lâu thì mua nhà, khi nào có đứa con thứ hai Chúng tôi gọi đùa
đó là giai đoạn học để “làm việc theo nhóm” – Bác sĩ DeMaria cho biết.
Bạn nên làm gì?: Đây cũng là giai đoạn nguy hiểm đầu tiên trong đời sống hôn
nhân mà nếu như không khéo léo và tế nhị thì việc ly hôn rất dễ xảy ra.
Tiến sĩ Beverly Hyman, tác giả của cuốn sách How to Know If It’s Time to Go: A
10-Step Reality Test for Your Marriage cho biết: “Sau một thời gian mặn nồng,
các bạn khám phá ra con người thật của nhau. Những vấn đề khác của cuộc sống
cũng xuất hiện như vấn đề tài chính, công việc, họ hàng, gia đình nội ngoại…
Những điều này nếu như hai người không ngồi nói chuyện và bàn bạc một cách
thống nhất để tìm cách giải quyết thì sẽ rất dễ trở thành mâu thuẫn âm ỉ trong gia
đình và đến một lúc nào đó sẽ bùng cháy dữ dội.Vì vậy, hãy giao tiếp để tìm cách
tháo gỡ và bàn bạc quy tắc sống một cách thống nhất để tránh mọi cãi vã xung đột.

Giai đoạn 3: Gia đình hạt nhân
Đây là giai đoạn mà các cặp đôi phải tìm cách lao động và kiếm tiền để nuôi sống
gia đình, phải có trách nhiệm với họ hàng, người thân bởi họ đã không còn trẻ nữa.
Trách nhiệm kinh tế gánh lên cả hai bởi một số người bạn của họ đã thành đạt và
họ đang mong muốn cũng được vị trí như vậy.
Có thể một trong hai đã thay đổi công việc và đang bắt đầu lại từ đầu “Đây cũng là
một giai đoạn nguy hiểm khác của hôn nhân. Bạn có thể đã có hai đứa con, áp lực
cuộc sống lớn và tình cảm vợ chồng không còn mặn nồng như xưa, công việc có
thể thăng có thể trầm Những tác động đó có thể ảnh hưởng đến hôn nhân của hai
bạn” – Bác sĩ Hyman cho biết.
Bạn nên làm gì?: Các bạn có thể bị cuốn vào vòng xoáy cuộc sống với những nhu
cầu bức thiết và những công việc phải thực hiện khiến bạn không còn thời gian để
chăm sóc gia đình.

“Hãy quan tâm đến gia đình bạn trong thời gian này bởi nó rất dễ đứng bên bờ vực
tan vỡ. Đời sống tình dục không có gì mới mẻ bởi đã hiểu rõ về nhau có thể khiến
một trong hai thèm muốn điều mới lạ. Vì vậy, để bảo vệ gia đình trong lúc “nước
sôi lửa bỏng” này rất cần sự cởi mở, chân thật và kiên nhẫn. Hãy cho bạn đời của
mình những cơ hội để làm lại, hãy dành thời gian bên nhau, lên kế hoạch đi du lịch
và thậm chí là hẹn hò trong thành phố như khi mới yêu để làm mới lại đời sống
hôn nhân” – Bác sĩ Hyman đưa ra lời khuyên.

Giai đoạn 4: Cô đơn, trống vắng
Một vài người gọi đùa đây là thời kì: “khủng hoảng tình yêu” để nhấn mạnh về
việc gia đình của bạn đang thiếu vắng đi tình yêu do con cái đã lớn và không
còn gần gũi bố mẹ như hồi bé nữa. Người phụ nữ trong giai đoạn này cũng đã
“xuống dốc” và không còn ham muốn, trong khi người đàn ông vẫn đang tràn đầy
khao khát, đây cũng chính là giai đoạn các quý ông dễ đi ngoại tình nhất. “Trong
tình huống này, bạn cần tìm hiểu kĩ về nhu cầu của người bạn đời, cố gắng lôi kéo
sự chú ý của người ấy, quan tâm đến nhau hơn để tránh những xa cách” – Bác sĩ
DeMaria cho biết.
Bạn nên làm gì?: Dù rằng lúc này hôn nhân của các bạn đang đứng trong giai
đoạn “bão tố”, tuy nhiên hãy cứ bình tĩnh để giải quyết nó. Hãy thử những phương
pháp mới mà bạn chưa bao giờ áp dụng trong đời sống gia đình, hãy khen ngợi sự
thành đạt của người bạn đời, hãy cùng nhau tự hào về sự giỏi giang của con cái.
Tuy nhiên, một số đôi cảm thấy khó khăn để lấy lại những giây phút mặn nồng khi
ở tuổi này. Hãy lên kế hoạch đi du lịch có cả gia đình, chính con cái sẽ là sợi dây
hàn gắn các bạn, bởi chắc chắn rằng không ai muốn con cái ở độ tuổi này lại phải
xấu hổ vì bố mẹ lục đục. Hãy bỏ qua những sai lầm của nhau và tuyệt đối không
nên oán giận nhau bất cứ điều gì. Hãy để cuộc sống ở tuổi này của các bạn tràn
đầy niềm vui và sự nhẹ nhàng, thanh thản.

Giai đoạn 5: Cần đến nhau
Lúc này, cả hai vợ chồng đều đã lên đến tuổi ông bà, cả hai không còn những ham

muốn hay sự hứng thú với thế giới bề ngoài và những gì khác lạ nữa. Đây là lúc
mà bạn quây quần bên gia đình và tìm kiếm niềm vui bên sự thành đạt của con
cháu và người thân. Mối quan hệ xã hội ở giai đoạn này của cả hai cũng hạn hẹp
bởi đã ở tuổi về hưu. Tóm lại đây là lúc “ông bà chăm nhau”, hầu như mọi cặp vợ
chồng đều sống vui vẻ trong hạnh phúc.
Bạn nên làm gì?: Tiếp tục quan tâm và chăm sóc đến nhau, đây cũng là lúc cả hai
cảm thấy cô đơn nhất vì con cái đã trưởng thành, bận rộn với những công việc xã
hội nên ít có thời gian chăm sóc bố mẹ. Tham gia hoạt động khu phố, chăm sóc
con cháu là những cách để các cặp vợ chồng già tìm niềm vui trong những năm
tháng này.

Lưu ý: Sự hủy diệt trong bất cứ giai đoạn nào
Ở bất kì giai đoạn hôn nhân nào, cả hai đều rất dễ có những lúc mâu thuẫn cãi vã
khủng khiếp phá hủy đời sống hôn nhân của các bạn. Bệnh tật, vấn đề tài chính,
tình dục và những tác động của xã hội có thể tác động đến đời sống hôn nhân bất
cứ lúc nào.
Bạn phải làm gì? Hãy tìm kiếm sự ủng hộ, cùng nhau chia sẻ mọi vấn đề. Không
bao giờ để mọi vấn đề ra quá tầm kiểm soát. Tìm kiếm lời khuyên từ bạn bè, họ
hàng, thành viên gia đình hoặc các bác sĩ tâm lý và luôn luôn chú ý đến tâm sinh
lý của người bạn đời là bí quyết vượt qua sự những vấn đề rắc rối của hôn nhân có
thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Nên nhớ, ở thời kì nào, việc ly dị cũng có thể xảy ra nếu như hai bạn đẩy hôn nhân
của mình vào ngõ cụt, do đó, sự quan tâm chăm sóc và thái độ hướng thiện trong
cuộc hôn nhân là điều không thể thiếu để cùng nhau đi hết cuộc đời. Bác sĩ
DeMaria khuyên.

×