Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Bài 10 Trung Quốc 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (53.36 KB, 2 trang )

BÀI 10: CỘNG HOÀ NHÂN DÂN TRUNG HOA ( TRUNG QUỐC)
Diện tích: 9572,8 nghìn km
2
Dân số: 1303,7 triệu người (năm 2005)
Thủ đô: Bắc Kinh
Tiết 1. TỰ NHIÊN, DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI
I – VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ LÃNH THỔ
- Trung Quốc: nằm ở phía Đông của Châu Á, tiếp giáp 14 quốc gia và Thái Bình Dương
ở phía Đông.
→ Trung Quốc có thể thông thương với thế giới cả bằng đường bộ lẫn đường biển.
- Lãnh thổ: rộng lớn đứng thứ 4 thế giới. Đa dạng về tài nguyên.
Điều kiện tự nhiên Miền Tây Miền Đông
Địa hình Chủ yếu là núi cao→ khó
khăn cho giao thông và
nông nghiệp
Chủ yếu là những đồng
bằng: ĐB Đông Bắc, ĐB
Hoa Bắc, ĐB Hoa Trung,
ĐB Hoa Nam kéo dài liên
tục từ Bắc đến Nam→
thuận lợi cho nông nghiệp.
Khí hậu Ôn đới lục địa(khô) Ôn đới hải dương, cận nhiệt
đới
Sông ngòi Ít và dốc → sức nước mạnh
phát triển thuỷ điện.
Nhiều và dài: sông Hoàng
Hà, Trường Giang, Tây
Giang… →giá trị về thuỷ
điện và nông nghiệp.
Đất Chủ yếu là đất đá, cằn cỗi. Đất phù sa, màu mỡ →(sẽ)
thuận lợi cho nông nghiệp.


Khoáng sản Tiềm năng khoáng sản giàu

Tài nguyên khoáng sản
phong phú
 Kết luận: Miền Đông có đầy đủ các điều kiện tự nhiên cho sự phát triển kinh tế. Miền
Tây gặp nhiều khó khăn.
III/. DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI
- Dân số: 1303,7 triệu người (năm 2005) → đông nhất thế giới, chiếm 1/5 dân số toàn thế
giới.
- Trung Quốc có chính sách dân số rất hà khắc. Mỗi gia đình chỉ có một con.
- 2005 tỉ lệ gia tăng dân số giảm chỉ còn o,6%.
- Trung Quốc có trên dân tộc, trong đó người Hán chiếm tới 90%.
- Dân thành thị tăng nhanh, chiếm 37% dân số cả nước.
- 90% dân số tập trung bên miền Đông.
- Xã hội Trung Quốc rất coi trọng giáo dục, coi đó là điều kiện để phát triển tố chất cho
người lao động.
Truyền thống lao động cần cù, sáng tạo và nguồn nhân lực dồi dào ngày càng có chất
lượng là những tiềm năng to lớn để phát triển kinh tế-xã hội của Trung Quốc.
Tiết 2. KINH TẾ
I/. Khái quát:
- Năm 1978, Trung Quốc tiến hành hiện đại hoá, cải cách mở cửa đưa nền khinh tế
chuyển sang giai đoạn mới.
- Kết quả:
+ Tốc độ tăng trưởng GDP cao nhất thế giới, trung bình đạt trên 8% trên năm.
+ GDP đạt 1649,3 tỉ USD (2004), đứng thứ 7 thế giới.
+ Thu nhập bình quân đầu người tăng gấp 5 lần. 2004 đạt 1269 USD/người, đời sống
nhân dân được cải thiện.
II – CÁC NGÀNH KINH TẾ
1. Công nghiệp
a/. Chiến lược phát triển công nghiệp:

- Thực hiện nền kinh tế thị trường.
- Thi hành chính sách mở cửa.
- Thu hút đầu tư nước ngoài bằng cách thành lập đặc khu kinh tế, khu chế xuất,
hiện đại hoá trang thiết bị.
- Ứng dụng công nghệ cao cho các ngành công nghiệp
- Phát triển các ngành công nghiệp trọng lực.
b/. Kết quả:
Nền công nghiệp Trung Quốc phát triển nhanh chóng, một số sản phẩm công
nghiệp đã có thứ hạng nhất, nhì thế giới.
c/. Phân bố:
- Nền công nghiệp Trung Quốc phát triển mạnh bên miền Đông, với những trung
tâm công nghiệp lớn như: Bắc Kinh, Thượng Hải, Vũ Hán, Trùng Khánh, Quảng
Châu.
2/. Nông nghiệp:
a/ Chiến lược phát triển nông nghiệp:
- Giao quyền sử dụng đất cho nông dân, cải tạo và xây dựng nới hệ thống giao thông,
thuỷ lợi; đưa kinh tế mới vào sản xuất, phổ biến giống mới, miễn thuế nông nghiệp….
b/. Kết quả:
Nhiều loại nông phẩm(sản) Trung Quốc có sản lượng cao đứng 1 thế giới như lương
thực, bông, thịt lợn….
Tuy nhiên, ngành trồng trọt vẫn chiếm ưu thế và bình quân lương thực đầu người thấp.
c/. Phân bố:
- Hoạt động nông nghiệp chủ yếu phát triển bên miền Đông.
Đồng bằng châu thổ các sông lớn là các vùng nông nghiệp trù phú của Trung Quốc. Các
đồng bằng Đông bắc, hoa bắc trồng nhiều lúa mì, ngô, củ cải đường. Nông sản chính của
các dồng bằng Hoa Trung, Hoa Nam là lúa gạo, mía, chè, bông.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×