Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Mẹo vặt y khoa thực dụng - Phần 22 pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.09 KB, 6 trang )

Mẹo vặt y khoa thực dụng
Tật ngủ ngáy
Khoảng hơn 70% đàn ông có tật ngáy khi ngủ, và hơn 50% đàn bà có
cùng tật này. Thống kê này được đưa ra trong cuộc nghiên cứu trên 2.000
người tại Canada.
Hiện tượng ngáy tạo nên do sự rung động của những cơ ở phần sau cổ
họng khi có không khí lưu thông qua đó. Lúc tỉnh, tuy vẫn thở đều nhưng
người ta không ngáy vì những cơ này bị bộ óc kiềm chế. Khi ngủ, các cơ
được thả lỏng, và tạo thành tiếng khi có hơi thở đi qua.
Muốn dứt bỏ triệu chứng này? Không khó lắm đâu. Những phương
pháp dưới đây nếu không thể làm hết hoàn toàn thì cũng có thể giảm bớt
phần lớn chứng này.
Hãy giảm cân
Những người ngáy nhiều, ngáy lớn thường là đàn ông mập ở tuổi
trung niên. Ở đàn bà, bệnh ngáy thường đến sau thời kỳ tắt kinh. Trong
những nghiên cứu tại Canada, người ta nhận thấy rằng nguyên nhân của
bệnh ngáy thường phát xuất từ một thân thể quá trọng lượng trung bình. Các
thí nghiệm tại đây cũng cho thấy, một người bị bệnh ngáy sẽ ngáy nhỏ hơn
hoặc thậm chí không còn ngáy nữa sau khi được làm gầy bớt đi.
Bác sĩ Philip, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu những triệu chứng bất
thường trong giấc ngủ ở Mayryland, cho biết, đàn ông bắt đầu ngáy khi họ
có số cân nặng hơn trọng lượng lý tưởng chừng 1%. Đối với đàn bà, con số
này vào khoảng 1/3. Đây cũng là lý do có ít đàn bà bị bệnh ngáy hơn đàn
ông.
Hãy sắm một chiếc gối ôm
Bạn chỉ ngáy khi nằm ngửa. Nếu bạn nghĩ tiếng ngáy của mình làm
người khác phải khó chịu, hãy tập thói quen nằm nghiêng. Cách tốt nhất để
tập thói quen nằm nghiêng này là sắm một chiếc gối ôm.
Giường và gối
Việc nằm gối thường làm bạn ngáy nhiều hơn. Nếu muốn giảm tiếng
ngáy, hãy bỏ gối đi.


Việc nâng cao đầu giường lên chừng một hai tấc cũng giúp bạn bớt
ngáy.






Nôn mửa
Có nhiều lý do gây nên sự nôn mửa, từ việc ăn quá no, uống rượu quá
say cho đến chứng say nóng khi đi tàu, xe, phi cơ Nhiều người nôn mửa
chỉ vì nhìn thấy những vật quá bẩn.
Cũng có lúc nôn mửa là một trạng thái tự nhiên của cơ thể giúp cho
chúng ta không bị các chất độc làm hại (như trường hợp ăn trúng nấm độc).
Trong trường hợp này, tốt nhất là hãy để tự nhiên cho cơ thể tống hết chất
độc ra.
Trong những trường hợp khác, bạn có thể dùng các phương pháp dưới
đây để giúp ngăn chặn cơn nôn mửa.
Uống nước đường hoặc mật
Mật hoặc các siro, nước đường đều có công dụng làm giảm nôn mửa.
Dùng hai muỗng canh cho người lớn, hai muỗng cà phê cho trẻ em.
Uống thuốc gừng
Hai ba viên thuốc gừng có công dụng chặn đứng cơn nôn mửa. Nếu
bạn không có sẵn thuốc gừng ở nhà, có thể nhai sống vài lát gừng, hoặc pha
nước trà với thật nhiều gừng, cũng có công hiệu không kém.
Dùng cách châm cứu huyệt đạo
Ở đây bạn không cần phải có kim, chỉ cần dùng móng tay ấn mạnh
vào huyệt Hợp Cốc (muốn biết huyệt này ở đâu, trước hết hãy dùng tay sờ
tìm chỗ xương của ngón tay trỏ và ngón cái nối nhau theo hình chữ V. Phần
gân mềm phía trong chữ V này là huyệt Hợp Cốc).

Hãy ấn mạnh và xoáy ngón tay vào huyệt này liên tục trong vòng vài
phút, chứng nôn mửa sẽ chấm dứt. Bạn cũng có thể dùng phương pháp
tương tự với phần gân nằm trong chữ V giao nhau giữa ngón chân trỏ và
ngón chân giữa trên lưng bàn chân.

Bệnh khô, nứt nẻ tay chân
Ở châu Âu, nhiều người bị khô bàn tay suốt nửa năm mùa khô. Bệnh
này có triệu chứng giống hệt bệnh nứt nẻ bàn chân của người Việt. Chúng có
cùng nguyên nhân và cùng cách chữa trị. Tất cả những mẹo vặt y học được
đề cập đến trong chương này đều có thể áp dụng cho chứng khô, nẻ chân tại
Việt Nam.
Cần nói thêm rằng bệnh này hầu như không bao giờ xuất hiện trên trẻ
em. Đây cũng là một bằng chứng hùng hồn về nguyên nhân chính yếu tạo
nên sự khô nứt: Cơ thể con người già đi, nó không còn tạo được đủ chất dầu
giữ cho da mềm nữa. Khi mùa khô đến, da không có lớp dầu bảo vệ nên bị
mất hơi nước, khiến cho các tế bào bị khô đi, cuối cùng những đường nứt nẻ
xuất hiện.
Hiện tượng nứt nẻ bàn chân cũng có cùng nguyên nhân: thường bạn đi
ngoài đường hay trên đất mà để chân trần hoặc chỉ mang dép; sức nóng của
mặt đất làm cho da khô đi, cộng thêm sự cọ xát giữa bàn chân với mặt đất
hoặc với dép, tạo nên những vết nứt. Một số người bị nứt chân vì hay tiếp
xúc với nước. Nước làm cho da mềm đi, sau đó lại bay hơi, làm các tế bào
co lại, cùng với sự khô dầu của bàn chân đã tạo nên sự nứt nẻ.
Khi những vết nứt này trở nên nghiêm trọng, chúng thường gây cảm
giác rát buốt, xốn xang mỗi khi co duỗi bàn tay hay bàn chân Chứng này
tuy không tạo hậu quả nghiêm trọng nhưng chắc chắn có thể làm bạn phải
nghỉ việc một vài ngày do cảm giác xốn xang và sự bất tiện khi cầm nắm đồ
vật.
Bạn không muốn nghỉ làm vì sự khó chịu này? Bạn cũng không muốn
cảm giác rát buốt khó chịu làm sinh hoạt hằng ngày bị ảnh hưởng? Hãy

làm theo những phương pháp sau đây:
Đừng để vết thương tiếp xúc với nước
Bác sĩ Joseph, chuyên khoa về da nói: "Việc căn bản là phải tránh tiếp
xúc với nước bằng mọi giá. Hãy nghĩ rằng nước là axít phá hủy bàn tay
(chân) bạn. Khi bạn rửa tay chân, lớp dầu bảo vệ da cũng bị rửa đi mất. Vì
thế, da bạn bị mất nước rất nhanh chóng, khiến tay chân càng khô hơn nữa".
Dùng lotion
Các loại lotion - chất sền sệt đựng trong bình dành cho các phụ nữ bôi
để tránh bị khô da, có bán tại hầu hết các nhà thuốc tây - đều có công dụng
giữ cho da không bị mất nước. Chất này có tác dụng giống như dầu của cơ
thể tiết ra để bảo vệ da vậy.
Hãy bắt đất với lotion; nếu vẫn chưa hết, hãy dùng chất bảo vệ da sệt
hơn là kem dưỡng (cream). Sau cùng, có thể dùng chất sệt nhất là ointment
(tất cả đều có bán tại các tiệm thuốc tây).
Khi dùng các loại trên, nên thoa trước một lớp mỏng, xoa đều, rồi
thoa thêm một lớp nữa. Hai lớp mỏng sẽ bảo vệ tốt hơn một lớp dày.
Dùng tất và găng tay
Một đôi găng tay bằng vải hay bằng da có thể làm bàn tay nứt nẻ mau
lành hơn. Tương tự, nếu bị nứt nẻ ở chân, bạn nên mang tất. Các vật dùng
bằng vải hay da này bảo vệ tay hoặc chân bạn tránh khỏi sự cọ xát trong
những động tác thường ngày. Chúng còn giữ cho tay chân không bị bẩn và
nhờ đó không phải rửa thường xuyên. Nếu phải rửa bát hoặc làm vườn, hãy
mang găng tay bằng cao su để ngăn nước thấm vào. Không nên mang găng
cao su lâu quá vì như vậy da sẽ không đủ không khí; hơn nữa da tay lại toát
mồ hôi, có thể gây nứt nẻ nhiều hơn.

×