Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Xử lý sợi PET bằng quy trình thân môi trường doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.06 KB, 6 trang )



Xử lý sợi PET bằng
quy trình thân môi
trường







Các nhà nghiên cứu tại Đại học
Torino (Ý) mới đây đã sáng chế
một quy trình thân môi trường để
xử lý sợi vải dùng cho lĩnh vực dệt
quần áo, thảm, màn và các ứng
dụng khác. Nhóm nghiên cứu do
Guido Viscardi đứng đầu đã mô tả
phương pháp xử lý sợi polyme
bằng khí ion hoá một phần ở nhiệt
độ thấp để tăng khả năng hút nước
của sợi – đây là điều kiện cần thiết
để cho chúng có thể được gia công
dễ hơn.
Polyethylene terephthalate (được
gọi là PET, PETE hoặc PETP hoặc
PET-P) là nhựa nhiệt dẻo, thuộc
loại nhựa polyester và được dùng
trong tổng hợp xơ sợi, vật đựng đồ
uống , thức ăn và các loại chất


lỏng; có thể ép phun để tạo hình; và
trong kỹ nghệ thường kết hợp với
xơ thủy tinh. PET là một trong số
những nguyên vật liệu sử dụng
trong việc sản xuất sợi thủ công.
Hầu hết công nghiệp PET trên thế
giới là tổng hợp sợi (chiếm khoảng
60%) cung cấp cho gần 30% nhu
cầu của thế giới. Trong lĩnh vực vải
sợi, PET được ứng dụng làm
polyester kết hợp với cotton.

Cấu trúc phân tử của một mắt xích
PET
Hàng năm, ngành công nghiệp dệt
sử dụng khoảng 39 triệu tấn sợi
PET. Sợi PET được dùng trong
nhiều sản phẩm, nhưng nó rất khó
dệt ở trạng thái nguyên sơ. Vì vậy,
hiện nay nó thường được xử lý với
những lượng lớn dung dịch nước
của các hoá chất đặc biệt. Mục đích
của quá trình xử lý này là làm tăng
ái lực của các sợi đối với nước,
khiến cho chúng có thể được gia
công tiếp (ví dụ nhuộm màu) tốt
hơn. Nhưng chi phí sử dụng và loại
bỏ các dung dịch xử lý hóa học
thường rất cao, hơn nữa quy trình
này tiêu hao rất nhiều năng lượng

vì sau đó cần phải sấy khô sợi.
Các nhà nghiên cứu nói trên đã đề
xuất phương pháp xử lý bằng
plasma, thay cho dung dịch nước,
để làm nhám bề mặt sợi và tạo ra
các nhóm, các gốc phân cực trên bề
mặt đó. Họ đã sử dụng kính hiển vi
kết hợp với phép đo giọt thông
thường để khảo sát tác động của
plasma lên các sợi PET.
Kết quả các thử nghiệm cho thấy,
phương pháp xử lý bằng plasma có
tác động tương đương với xử lý
bằng hoá chất: ái lực của sợi đối
với nước tăng, nhờ đó quá trình gia
công sợi trở nên dễ dàng hơn, các
sợi PET trở nên có tính hút nước
mà không cần xử lý làm ẩm. Trong
khi đó, quy trình này chỉ tiêu thụ
năng lượng ở mức vài W trên mỗi
m2 sợi.

×