ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II
MÔN NGỮ VĂN LỚP 6
Người soạn: Bạch Thị Thảo; Nguyễn Thị Nhung
I/ Phần Tiếng Việt
A. Các phép tu từ: So sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ
- Nắm được định nghĩa và các kiểu so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hóan dụ.
- Phân biệt được các phép tu từ trên.
- Thuộc 1 số dẫn chứng.
Cụ thể
1. So sánh
- Đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật sự việc khác có nét tương đồng để làm
tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
VD: Trẻ em như búp trên cành.
* Các kiểu so sánh
So sánh ngang bằng
Có 2 kiểu so sánh
So sánh không ngang bằng
* Cấu tạo của một phép so sánh ( Xem phần ghi nhớ SGK trang 25)
* Tác dụng của phép so sánh.
Vừa có tác dụng gợi hình, giúp cho việc miêu tả sự vật, sự việc được cụ thể, sinh
động, vừa có tác dụng biểu hiện tư tưởng, tình cảm.
2. Nhân hóa
* Nhân hóa: Gọi tên hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật….bằng những từ ngữ vốn
dùng để gọi hoặc tả con người, làm cho thế giới đồ vật, loài vật, cây cối….trở nên gần
gũi với con người, biểu hiện được những suy nghĩ, tình cảm của con người.
( HS lấy ví dụ)
* Các kiểu nhân hóa thường gặp.
Có 3 kiểu nhân hóa
+ Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật.
+ Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt tính chất
của vật.
+ Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người
( HS lấy được ví dụ)
3. Ẩn dụ
* Gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương
đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
VD: Thuyền về có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền
* Các kiểu ẩn dụ thường gặp
Có 4 kiểu ẩn dụ
+ Ẩn dụ hình thức
+ Ẩn dụ cách thức
+ Ẩn dụ phẩm chất
+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
( HS lấy được ví dụ về 4 kiểu ẩn dụ)
4. Hoán dụ.
- Gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên của một sự vật, hiện tượng,
khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó, nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn
đạt.
VD: Áo nâu liền với áo xanh.
Nông dân cùng với thị thành đứng lên
* Các kiểu hóan dụ:
Có 4 kiểu hoán dụ
+ Lấy bộ phận để gọi toàn thể
+ Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.
+ Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật.
+ Lấy cái cụ thể để gọi cái trìu tượng.
( HS lấy được ví dụ về các kiểu hoán dụ này)
B/ Các kiểu cấu tạo câu
1. Phân biệt thành phần chính với thành phần phụ
* Thành phần chính: Là những thành phần bắt buộc phải có mặt để câu có cấu
tạo hoàn chỉnh và diễn đạt được ý trọn vẹn.
* Thành phần phụ: Là thành phần không bắt buộc có mặt trong câu.
VD: Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng.
* Vị ngữ
Xem phần ghi nhớ SGK trang 93
* Chủ ngữ
2. Câu trần thuật đơn.
* Câu do một cụm C – V tạo thành dùng để giới thiệu, tả hoặc kể một sự việc, sự
vật hay để nêu một ý kiến.
VD:
Tôi hát.
Tôi về không một chút bận tâm
3. Câu trần thuật đơn có từ là
* ( Xem phần ghi nhớ SGK trang 114)
( HS lấy ví dụ)
* Các kiểu câu trần thuật đơn có từ là:
Có 4 kiểu câu
+ Câu định nghĩa
+ Câu giới thiệu
+ Câu miêu tả
+ Câu đánh giá
( HS lấy được ví dụ về 4 kiểu câu này)
4. Câu trần thuật đơn không có từ là
* Vị ngữ thường do động từ hoặc cụm động từ, tính từ hoặc cụm tính từ tạo
thành.
- Khi vị ngữ biểu thị ý phủ định, nó kết hợp với các từ không, chưa
( HS lấy được ví dụ)
5.Câu miêu tả và câu tồn tại.
* Định nghĩa ( xem phần ghi nhớ SGK trang 119)
VD: Câu miêu tả
Đằng cuối bãi, hai cậu bé con tiến lại
VD: Câu tồn tại
Đằng cuối bãi, tiến lại hai cậu bé con.
C/ Từ loại
Xem lại các từ loại đã học. Từ loại
Danh từ động từ tính từ số từ lượng từ chỉ từ phó từ
( Xem định nghĩa trong SGK)
D/ Các dấu câu
Học sinh xem lại cách viết các dấu câu ( dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm hỏi, dấu
chấm than, trang 149, 157 ).
Đ/ Nhận biết câu mắc lổi về chủ ngữ, vị ngữ ( trang 129, 141 SGK ).
- Câu thiếu chủ ngữ.
- Câu thiếu vị ngữ.
- Câu thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ.
- Câu sai về quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành phần câu.
II/ Phần tập làm văn
1. Văn miêu tả.
* Khái niệm văn miêu tả ( xem ghi nhớ SGK trang 16 )
* Đối tượng văn miêu tả: Tả cảnh, tả người.
a. Phương pháp tả cảnh: ( xem ghi nhớ SGK trang 47 ).
b. Phương pháp tả người: ( xem ghi nhớ SGK trang 61 ).
* Khi làm bài: - Biết vận dụng kỷ năng quan sát, so sánh, liên tưởng, nhận xét…
- Biết sử dụng phép tu từ so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, câu
trần thuật đơn có từ là, câu trần thuật đơn không có từ là.
2. Viết đơn: học sinh nắm được.
* Khi nào cần viết đơn ( xem ghi chú SGK trang 134 ).
* Các loại đơn: có 2 loại đơn: đơn theo mẫu trang 133, đơn không theo mẫu
trang 134.
* Những nội dung không thể thiếu trong đơn: Đơn gửi ai? Ai gửi đơn? Gửi để đề
đạt nguyện vọng gì?
* Nắm chắc một số lưu ý khi viết đơn trang 134 SGK.
Chú ý: xem lại các đề tập làm văn tả cảnh, tả người, các đề tập làm văn bài viết
số 5, số 6, số 7 trang SGK kỳ II, miêu tả sáng tạo.
III/ Phần văn bản
* Yêu cầu học sinh: Đọc lại văn bản, tóm tắt văn bản.
- Học phần ghi nhớ SGK.
- Học thuộc lòng các bài thơ.
- Nắm được nội dung, nghệ thuật các văn bản đã học.
- Nắm chắc các thể loại: Truyện, ký, văn bản nhật dụng.
* Nội dung cụ thể từng văn bản
1. Bài học đường đời đầu tiên: < Tô Hoài >.
+ Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng của một chàng thanh niên, nhưng tính nết xốc
nổi, kiêu căng, trò đùa của Dế Mèn đã gây ra cái chết thương tâm cho Dế Choắt khiến
Dế Mèn phải ân hận suốt đời, từ đó rút ra bài học đường đời đầu tiên.
+ Nghệ thuật:
- Miêu tả loài vật sinh động, lời kể ở ngôi thứ nhất rất tự nhiên, ngôn ngữ chính
xác, giàu tính tạo hình.
2. Sông nước Cà Mau ( Đoàn Giỏi)
+ Cảnh sông nước Cà Mau có vẽ đẹp rộng lớn, hùng vĩ, đầy sức sống, hoang dã.
+ Chợ Năm Căn là hình ảnh cuộc sống tấp nập, trù phú, độc đáo.
+ Bức tranh thiên nhiên và cuộc sống ở vùng đất Cà Mau hiện lên vừa cụ thể,
vừa khái quát, thông qua nghệ thuật tả cảnh dựa trên quan sát trực tiếp và vốn hiểu biết
phong phú của tác giả.
3. Bức tranh của em gái tôi ( Tạ Duy Anh)
- Truyện Bức tranh của em gái tôi cho ta thấy tài năng hội họa, tình cảm trong
sáng, hồn nhiên và lòng nhân hậu của em gái đã giúp người anh nhận ra phần hạn chế
của mình.
+ Nghệ thuật: Miêu tả tâm lý nhân vật qua cách kể chuyện theo ngôi thứ nhất.
4. Vượt thác ( Võ Quảng)
+ Miêu tả cảnh vượt thác của con thuyền trên sông Thu Bồn do dượng Hương
Thư chỉ huy, làm nổi bật vẽ hùng dũng và sức mạnh của con người lao động giữa một
thiên nhiên hùng vĩ. Qua đó tác giả biểu hiện tình cảm yêu quý, cảm phục đối với cảnh
và con người ở quê hương.
+ Nghệ thuật: Tả cảnh, tả người bằng quan sát, tưởng tượng, so sánh, điểm nhìn
trên con thuyền hành trình vượt thác rất tự nhiên, sinh động.
5. Buổi học cuối cùng ( An – Phông – Xơ – Đô Đê).
+ Buổi học tiếng Pháp cuối cùng của lớp học trường làng vùng An Dát bị phổ
chiếm đóng.
+ Hình ảnh cảm động của thầy Ha Men qua cái nhìn của Frăng.
+ Tình yêu tiếng nói của dân tộc là một biểu hiện cụ thể lòng yêu nước
“ Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào…của chốn lao tù ”.
+ Nghệ thuật miêu tả nhân vật qua ngoại hình, cử chỉ, lời nói, tâm trạng.
6. Đêm nay Bác không ngủ ( Minh Huệ)
+ Bài thơ thể hiện tấm lòng thương yêu sâu sắc, rộng lớn của Bác đối với bộ đội
và nhân dân.
+ Niềm thương yêu cảm phục của người chiến sỹ đối với Bác Hồ cũng là tình
cảm của mọi người đối với Bác.
+ Nghệ thuật: Thể thơ 5 chữ, có nhiều vần liền thích hợp với lối kể chuyện. Kết
hợp miêu tả, kể với biểu cảm, lời thơ giản dị, chân thực, cảm động.
7. Lượm ( Tố Hữu).
+ Bài thơ khắc họa được hình ảnh của một chú bé liên lạc Lượm hồn nhiên, vui
tươi, hăng hái, dũng cảm, hi sinh anh dũng vì kháng chiến.
+ Tuy Lượm đã hi sinh nhưng hình ảnh của Lượm vẫn còn sống mãi với quê
hương, đất nước, còn sống mãi trong lòng nhà thơ và mọi người.
+ Nghệ thuật: Thể thơ 4 chữ, nhiều từ láy có giá trị gợi hình ảnh, giàu âm điệu,
kết hợp miêu tả, kể, bộc lộ cảm xúc.
8. Mưa ( Trần Đăng Khoa)
+ Bài thơ miêu tả chính xác và sinh động, cảnh vật thiên nhiên trước và trong
cơn mưa rào ở làng quê.
+ Nghệ thuật: Thể thư tự do, nhịp thơ ngắn và nhanh, sử dụng phép nhân hóa,
thể hiện tài năng quan sát, miêu tả thiên nhiên một cách hồn nhiên tinh tế, độc đáo của
tác giả.
9. Cô Tô ( Nguyễn Tuân)
+ Vẽ đẹp trong sáng, phong phú của cảnh sắc thiên nhiên ở vùng đảo Cô Tô và
nét sinh hoạt của con người trên đảo.
+ Nghệ thuật: Viết ký của Nguyễn Tuân.
- Ngôn ngữ điêu luyện, miêu tả chính xác, giàu hình ảnh và cảm xúc.
10. Cây tre Việt Nam ( Thép Mới)
+ Cây tre là người bạn thân thiết và lâu đời của người dân Việt Nam.
+ Tre có vẽ đẹp bình dị, có nhiều phẩm chất đáng quý.
+ Tre là hình ảnh tượng trưng cho những phẩm chất tốt đẹp của dân tộc Việt
Nam.
+ Nghệ thuật: Nhiều chi tiết, hình ảnh chọn lọc mang ý nghĩa biểu tượng.
+ Sử dụng phép nhân hóa, lời văn giàu cảm xúc và nhịp điệu.
11. Lòng yêu nước ( I-Li-A- Ê- Ren -Bua)
+ Tinh thần yêu nước thiết tha sâu sắc của tác giả và những người dân xô viết
được bộc lộ rõ trong thử thách của cuộc chiến đấu bảo vệ đất nước.
+ Lòng yêu nước bắt nguồn từ lòng yêu những gì gần gũi, thân thiện, yêu những
vật tầm thường nhất ( yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê…)
+ Nghệ thuật: Lời văn giàu hình ảnh chứa đựng những tình cảm suy tư, chân
thành của người viết.
12. Lao xao ( Duy Khán)
+ Vẽ đẹp và sự phong phú của thiên nhiên qua hình ảnh các loài chim ở đồng
quê Việt Nam.
+ Bộc lộ tâm hồn nhạy cảm và tình yêu thiên nhiên, yêu làng quê của tác giả.
+ Nghệ thuật
+Tác giả có tài quan sát tinh tường, vốn hiểu biết phong phú, tình cảm yêu mến
thiên nhiên, quê hương.
13. Câu Long Biên. Chứng nhân lịch sử( Thúy Lan)
+ Cầu Long Biên là chứng nhân lịch sử đau thương và anh dũng hào hùng của
Hà Nội và cả nước.
+ Tình cảm yêu quý của tác giả dành cho cái cầu nhân chứng này.
+ Nghệ thuật: Nhân hóa, lời văn giàu cảm xúc.
14. Bức thư của thủ lĩnh da đỏ. ( theo tài liệu quản lý môi trường)
+ Con người phải sống hòa hợp với thiên nhiên, chăm lo bảo vệ môi trường và
thiên nhiên như bảo vệ mạng sống của chính mình, tình yêu thiên nhiên, đất đai của
người da đỏ.
+ Nghệ thuật: Giọng văn truyền cảm, sử dụng phép so sánh, nhân hóa, điệp ngữ
đặt ra một vấn đề có ý nghĩa đối với toàn nhân loại.
15. Động Phong Nha ( Trần Hoàng)
+ Vẽ đẹp kỳ ảo của động Phong Nha
+ Giá trị của động Phong Nha được xem là kỳ quan thứ nhất “ Đệ nhất kỳ quan”
thu hút du khách tham quan trong và ngoài nước.
+ Nghệ thuật: Khi kể và tả biết lồng cảm xúc của mình để giới thiệu động Phong
Nha của Quảng Bình nói riêng và của đất nước nói chung.