ĐỔI MỚI CÔNG TÁC SINH HOẠT TỔ CHUYÊN MÔN
I. Lý do chọn việc làm mới:
Trong trường tiểu học hoạt động chuyên môn của tổ là một hoạt động thiết yếu, chủ
lực cho tất cả hoạt động giáo dục. Vai trò quản lí của tổ trưởng góp phần không ít vào
việc nâng cao chất lượng giáo dục. Mọi công tác chuyên môn được bàn bạc, thống
nhất và đi đến việc thực hiện đều phải thông qua các sinh hoạt định kì (hoặc đột xuất)
giữa các thành viên trong tổnhằm đảm bảo hiệu quả đúng theo mọi tiến độ của kế
hoạch năm học đã được xây dựng.
Việc sinh hoạt tổ chuyên môn cũng đòi hỏi người tổ trưởng luôn nhạy bén, linh hoạt.
Dựa vào kế hoạch của trường, tổ trưởng cần phải hoạch định ra nội dung sinh hoạt phù
hợp với đặc thù của tổ để buổi sinh hoạt mang lại hiệu quả cao. Từ suy nghĩ trên tôi
quyết định chọn việc làm mới: “ Đổi mới công tác sinh hoạt tổ chuyên môn”.
II. Nội dung:
1. Những thuận lợi và khó khăn:
a) Thuận lợi :
- Luôn nhận được sự hỗ trợ kịp thời của BGH trong mọi hoạt động dạy và học
- Tổ phó còn trẻ, khá năng động
- Giáo viên đa số là nữ, chiếm 90%, với tinh thần ý thức trách nhiệm cao và luôn tự
giác trong hoạt động chuyên môn của tổ
- Giáo viên trong tổ tham dự tốt các sinh hoạt chuyên môn, cập nhật thông tin kịp
thời
- Cơ sở vật chất trường, lớp khang trang, các trang thiết bị đầy đủ. Đồ dùng dạy học
khá phong phú
b) Khó khăn:
- Việc sử dụng công nghệ thông tin trong việc soạn giảng còn hạn chế
2. Vạch định kế hoạch cụ thể hàng tháng khi sinh hoạt tổ:
- Theo kế hoạch chung của nhà trường. Tổ tiến hành họp định kì 1 tháng 2 lần ( vào
dịp đầu tháng và giữa tháng)
- Trong dịp hoạt động chung đó tôi thực hiện họp tổ 1, 2, 3 với các nội dung sau:
- Phiên họp đầu tháng: Đánh giá tình hình tháng trước theo từng nội dung với kết quả
đạt được, thừa nhận năng lực tổ viên để tạo niềm tin cho đồng nghiệp
Những tồn tại thì tìm hiểu nguyên nhân đưa ra hướng giải quyết cụ thể để khắc phục
- Phổ biến công tác tiếp theo, theo kế hoạch chung của ban giám hiệu. Tổ trưởng chú
trọng, triển khai từng việc làm cụ thể trong tháng ( việc gì làm trước,việc gì làm
sau ) đưa ra trước tổ để bàn bạc, thống nhất giải pháp cũng như cách thực hiện để
việc làm đó có hiệu quả.
- Kết hợp với việc triển khai kế hoạch tháng. Tổ triển khai kế hoạch 2 tuần đầu của
tháng với những nội dung cụ thể: như soạn, giảng, câu đối chương trình, thao giảng
chuyên đề. Bàn về chuẩn kiến thức kỹ năng, việc mượn, sử dụng đồ dùng dạy học cho
từng khối lớp. Ngoài ra trong các buổi sinh hoạt tổ đã đi sâu vào các nội dung thiết
thực phục vụ cho công tác chuyên môn, bàn thảo về những khó khăn, vướng mắc về
một đơn vị kiến thức nào đó hoặc về một phân môn . Giangr dạy để cùng nhau tìm
hướng giải quyết thỏa đáng nhận xét cụ thể từng giáo viên qua mỗi lần kiểm tra
hồ sơ , giáo án Qúa trình sinh hoạt tổ định kỳ tôi tham mưu với ban giám hiệu kịp
thời về các yêu cầu chuyên môn nhằm đáp ứng với yêu cầu chung của nhà trường
trong việc thực hiện đúng tiến độ kế hoạch đã đề ra .
3.Biện pháp quản lý chất lượng:
*Lên kế hoạch thao giảng.
- Chuyên đề hàng tháng, tuần
- Mỗi giáo viên thao giảng 1 tiết/ năm. Chuyên đề: 1 giáo viên 1 chuyên đề/ năm
( bằng CNTT)
-Sau mỗi lần thao giảng, tổ hội ý rút kinh nghiệm giờ dạy
-Trước, sau mỗi tiết chuyên đề. Các thành viên trong tổ cũng đã góp ý xây dựng 1
tiết dạy đạt hiệu quả
- Động viên giúp đỡ giáo viên thi giáo viên giỏi các cấp
* Công tác hạn chế và xóa học sinh yếu:
- Qua các đợt kiểm tra: Khảo sát chất lượng đầu năm, kiểm tra giữa kì, cuối kì Tổ
nắm chắc chất lượng của từng khối lớp ( tỉ lệ học sinh giỏi – khá – trung bình – yếu)
qua mỗi đợt kiểm tra, kết hợp vào các cuộc họp định kỳ. Tổ đưa ra bàn bạc có biện
pháp cụ thể cho mỗi giáo viên phụ đạo học sinh yếu kém trong lớp bằng nhiều hình
thức: 15 phút – giờ ra chơi; thành lập đôi bạn cùng tiến. Giáo viên chủ nhiệm có kế
hoạch kiểm tra thường xuyên liên tục. Động viên khen ngợi kịp thời về sự tiến bộ
của từng em
4.Xây dựng tổ chuyên môn đoàn kết:
-Động viên giáo viên trong tổ có tinh thần giúp đỡ nhau trong mọi hoạt động
-Giáo viên trẻ trợ giúp, hỗ trợ giáo viên lớn tuổi trong việc sử dụng soạn, giảng bằng
CNTT.
-Quan hệ đồng nghiệp không chỉ trong công tác chuyên môn mà các thành viên tổ
còn quan tâm lắng nghe, chia sẻ hoàn cảnh sống của nhau để có những nâng dsowx
kịp thời, đúng lúc nhằm cùng nhau hoàn thành tốt mọi công tác của nhà trường đã
giao.
III.Kết quả :
-Xây dựng được thói quen, nề nếp sinh hoạt tổ chuyên môn đều đặn
-Tăng cường tinh thần góp ý, phê và tự phê
-Mỗi giáo viên có 1 tiết thao giảng đạt khá trở lên
-Thực hiện được tiết chuyên đề bằng CNTT
-Có 100% hồ sơ đẹp về hình thức, khá đầy đủ về nội dung
-Có 70% giáo án soạn bằng CNTT
-Có giáo viên thi giáo viên dạy giỏi cấp trường; ;giáo viên thi giáo viên dạy giỏi cấp
huyện , giáo viên thi dạy giỏi cấp tỉnh
-100% giáo viên hoàn thành việc làm mới
-Chất lượng của các lớp đạt và vượt chỉ tiêu. Khong có học sinh yếu kém
IV.Ý kiến đề xuất
- Các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn. Nhà trường tạo điều kiện dự họp cùng tổ, tổ lắng
nghe ý kiến đóng góp, để buổi sinh hoạt đạt được hiệu quả cao hơn