Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Viết chương trình vẽ hoàn thiện tuyến hình tàu thủy, chương 1 pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.1 KB, 5 trang )

Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Điểm qua vài nét tiêu biểu về ngành đóng tàu việt nam.
Theo Trung tâm Thông tin thương mại - Bộ Thương mại
(VTIC) cho hay, đóng tàu nằm trong nhóm h
àng xuất khẩu mới
của Việt Nam. Đây là ngành được đánh giá là có tiềm năng và
được sự đầu tư tập trung của nhà nước thông qua nhiều dự án v
à
kho
ản vay để đầu tư phát triển quy mô lớn.Theo Bộ thương mại,
năm 2005, kim ngạch xuất khẩu ngành đóng tàu hiện nay đạt
khoảng 200 triệu USD/năm. Với sự đầu tư và hỗ trợ của Nhà nước,
Bộ Thương mại dự kiến đến năm 2010 ngành đóng tàu Việt Nam
có thể xuất khẩu được giá trị đạt 1,7 tỷ USD.
 Đóng tàu Việt Nam đã có chỗ đứng xứng đáng trên
trường quốc tế
Mục tiêu đặt ra của ngành đóng tàu Việt Nam là đang nỗ lực
để gia nhập nhóm các nước đóng tàu hàng đầu thế giới. Tuy phần
vốn của Việt Nam hiện mới chỉ chiếm 30-35% trong ngành đóng
tàu quốc gia, nhưng sẽ nhanh chóng tăng lên tới 60% vào năm
2010.
Nh
ững thế mạnh của ngành đóng tàu Việt Nam là bờ biển dài
3.250km v
ới nhiều địa điểm có thể xây dựng các cảng nước sâu
cùng với nguồn lao động rẻ và được đào tạo tốt.
Những cố gắng của ngành đóng tàu Việt Nam có thể kể đến
như sau:
Việt Nam đang cố gắng để gia nhập nhóm các nước đóng tàu
hàng đầu thế giới và đã ký các thoả thuận với các công ty nước
ngoài để phát triển v


à hỗ trợ sản xuất động cơ thủy lực Man B&W
và sản xuất động cơ diezen công suất lớn.Việt Nam cũng đã liên
doanh v
ới Hàn Quốc xây dựng xưởng sửa chữa tàu lớn nhất Đông
Nam Á hiện nay, có thể sửa chữa tàu 100 nghìn DWT. Xưởng sửa
chữa tàu lớn nhất Đông Nam Á hiện nay là Hyundai-Vinashin, liên
doanh đóng tàu Việt Nam -Hàn Quốc, có thể sửa chữa tàu có sức
chở 100.000 DWT. Các công ty đóng tàu của Việt Nam cũng đã
thành công trong vi
ệc cạnh tranh giành các hợp đồng đóng tàu của
các nước châu Á, như Nhật Bản. Tới nay, các công ty đóng t
àu của
Việt Nam đã thâm nhập vào thị trường châu Âu với các đơn đặt
hàng từ Anh, Đức. Hiện các công ty đóng tàu của Việt Nam đang
xây dựng các xưởng đóng tàu mới có khả năng đóng các tàu mới
có sức chở 100.000 DWT.
Các chuyên gia cho r
ằng các nước có ngành công nghiệp đóng
tàu đang phát triển đang có thời cơ lớn với việc ng
ành công nghiệp
đóng tàu thế giới đang b
ùng nổ. Thực tế, ngành công nghiệp đóng
tàu thế giới đang bùng nổ, xuất phát từ 3 yếu tố. Thứ nhất là do
nh
ững đòi hỏi khắt khe hơn về bảo vệ môi trường của Tổ chức
Hàng hải quốc tế. Tổ chức này yêu cầu đến năm 2010 sẽ giảm dần
những loại tàu chở dầu thân đơn nên nhiều chủ tàu muốn đóng
những chiếc tàu lớn trước khi qui định mới có hiệu lực. Thứ hai là
t
ốc độ phát triển kinh tế nhanh chóng của Trung Quốc và thương

mại bằng đường biển giữa các nước châu Á với Mỹ đang gia tăng
đ
òi hỏi phải có những loại tàu lớn có khả năng chở đến 10.000
container. Thứ ba là cơn “khát” dầu và LNG từ các nước đang phát
triển như Trung Quốc và Ấn Độ làm tăng nhu cầu tàu vận chuyển
2 loại nhiên liệu này.
 Đối với tàu vỏ gỗ và tàu làm bằng vật liệu composite.
 Với tàu làm bằng vật liệu Composite
Vật liệu Composite là loại vật liệu mới, phát triển vào những
năm 50 của thế kỷ trước, được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như
hàng không, dụng cụ sinh hoạt, các thiết bị chống ăn mòn, các thiết
bị làm việc trong điều kiện cơ lý phức tạp… với ngành đóng tàu,
vật liệu này đã và đang được triển khai sử dụng và đem lại những
kết quả khả quan. Các cơ sở đóng tàu vỏ Composite trong nước
từng bước trưởng thành và khẳng định uy tín với những sản phẩm
chất lượng. Tuy nhiên, nhìn chung, loại tàu Composite được đóng
mới chưa nhiều, tập trung chủ yếu ở các sản phẩm như tàu du lịch
cỡ nhỏ, canô, thuyền thúng, các tàu cá cỡ nhỏ.
Với những lợi thế về cơ lý tính của vật liệu và đơn giản trong
thiết kế và chế tạo, tàu vỏ Composite sẽ phát triển mạnh cùng với
ngành đóng tàu trong thời gian tới.
 Với tàu đánh cá vỏ gỗ
Như đã nói ở trên, với lợi thế là một quốc gia có 3.250 km bờ
biển, chúng ta có lợi thế to lớn về khai thác thủy sản. Chính vì lẽ
đó, dọc bờ biển nước ta có hàng trăm làng chài lớn nhỏ, c
ùng với
đó là cuộc sống v
à việc làm của hàng triệu ngư dân. Đội tàu đánh
cá cũng vì thế mà cần phát triển và hoàn thiện. Hiện nay, các tàu
đánh cá của ngư dân các địa phương đang sử dụng là loại tàu gỗ có

công suất nhỏ, được thiết kế với sức chở hạn chế. Một hướng phát
triển của ngành đóng tàu Việt Nam hiện nay là phải xây dựng một
đội tàu cá đủ mạnh, từng bước h
iện đại để có thể vươn tới khơi xa
và làm chủ biển cả. Bởi lẽ, ngành thủy sản cũng là một ngành mũi
nhọn chiếm tỉ trọng lớn trong nền kinh tế quốc dân.
Càng ngày, khí hậu càng lúc khắc nghiệt, những thiệt hại của
ngư dân Việt Nam trong hai cơn b
ão dữ Chanchu và Xangxen là
không c
ần bàn cải. Không hoàn toàn đổ lỗi cho thiên nhiên, con
người hiện đại phải biết cách đối mặt và đương đầu với chúng, vì
th
ế, thiết kế và tính toán một cách chính xác để cho ra đời những
chiếc tàu đủ an toàn cho ngư dân đi biển là trăn trở, boăn khoăn
của không ít các nhà nghiên cứu tàu thủy trong nước. Để chia sẽ
những trăn trở đó, đề tài tập trung nghiên cứu về tuyến hình tàu
thủy, một hướng nghiên cứu căn bản và lâu dài nhằm đảm bảo có
được một cơ sở vững chắc trong tính toán v
à thiết kế tàu, đồng thời
sẽ cụ thể hóa đến mức đơn giản nhất để đáp ứng nhu cầu của số
đông người sử dụng.
Những tổng kết trên đây cho thấy một thực trạng khách quan
của ngành đóng tàu trong nước. Có thể nói rằng, ngành đóng tàu
đang đứng trước những thuận
lợi hết sức to lớn và được ửng hộ từ
nhiều phía, tuy nhiên, cũng không ít những khó khăn: đội ngũ kỹ
sư, chuyên gia c
òn quá yếu và thiếu kinh nghiệm. Uy tín của ngành
đóng tàu Việt Nam chưa cao, các ngành công nghiệp phụ trợ chưa

phát triển, giá thép và giá nhiên liệu ở mức cao là những trở ngại
không nhỏ mà ngành đóng tàu cần phải vượt qua.

×