Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tại sao cần cảnh giác với nắng nóng? pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (224.16 KB, 5 trang )

Tại sao cần cảnh giác với nắng nóng?



Ánh nắng mặt trời rất cần thiết cho con người, nhờ chúng mà việc tổng
hợp vitamin D trong cơ thể được hoàn thành. Tuy nhiên, nắng nóng cũng
đem lại nhiều điều bất lợi: cơ thể bị mất nước do ra nhiều mồ hôi, suy nhược,
say nắng, trúng nắng, các bệnh về da, ung thư da…

Ai là “hung thủ” giấu mặt?
Quang phổ của ánh nắng mặt trời gồm rất nhiều loại tia, trong đó những tia
có liên quan trực tiếp đến con người gồm 3 nhóm:
- Ánh sáng mắt người nhìn thấy: có bước sóng 400 - 800 nm, chủ yếu để
chiếu sáng mọi vật.
- Tia hồng ngoại (IR):
Bước sóng 800 - 5.000 nm, có tác dụng sinh nhiệt - đi được rất sâu qua tất
cả các lớp da - khi chiếu vào các vùng cơ thể không che chắn, nhất là vùng đầu, thì
chúng làm tăng nhiệt độ các dịch thể tại vùng đó lên và nhờ sự lưu chuyển mà dẫn
truyền vào sâu do tuần hoàn máu. Năng lượng cao nhất khi ánh sáng đi theo đường
ngắn nhất và trực tiếp (lúc giữa trưa và mặt trời ở đỉnh đầu).
- Tia tử ngoại: tức tia cực tím - UV (ultra violet) có 3 loại A, B, C với bước
sóng thay đổi 280 - 400 nm và 10% có khả năng xuyên qua lớp sừng của da tới lớp
hạ bì, gây ra cháy da (phỏng độ I) và say nắng. Tia tử ngoại có tác dụng sát
trùng rất tốt với vi khuẩn và siêu vi trùng, nhưng nó cũng tiêu diệt luôn các tế
bào bề mặt khi bị chiếu lâu như da, võng mạc mắt…
Phơi nắng thì ngoài nguy cơ bị cảm nắng, say nắng, da cháy… còn có thể bị
tác hại trực tiếp của tia tử ngoại.
+ Tia UVA không được DNA hấp thu nhưng lại tác động cho việc tạo ra
các gốc tự do, làm gia tăng sự lão hóa và tạo điều kiện cho ung thư xuất hiện.
+ Tia UVB được DNA hấp thu và gây rối loạn quá trình nhân đôi, kéo theo
các đột biến có đặc tính di truyền. Nếu các biến đổi nhỏ, không quan trọng thì các


tế bào có khả năng tự sửa chữa lại chúng.
Nếu sự biến đổi nghiêm trọng hơn sẽ có thể gây ra tổn thương các gen ức
chế ung thư và kiểm soát sự tăng sinh của tế bào - là nguồn gốc bắt đầu cho sự
phát triển ung thư.





Đâu là biện pháp phòng chống nóng?

Trên thực tế, chúng ta có thể thực hiện được một số biện pháp sau:
- Tạo môi trường thoáng mát, ăn và ngủ trong một phòng thoáng khí, có gió
mát lưu thông, mặc những quần áo rộng rãi, tốt nhất là quần áo may bằng cotton.

Trang phục màu sáng giúp phản xạ bớt các tia hồng ngoại nên bạn sẽ ít bị
nóng hơn, nhưng vải màu sậm thật ra lại có tác dụng ngăn chặn các tia UV nhiều
hơn.
- Luôn luôn tắm rửa sạch sẽ, làm mát da và thông các lỗ chân lông, từ đó
nhiệt độ của cơ thể, mồ hôi… mới thoát ra dễ dàng. Nên tắm ít nhất mỗi ngày 2
lần. Ngoài ra, cũng cần lau sạch mồ hôi.
- Uống nước đầy đủ cũng là điều cần thiết, vì thời tiết nóng nực luôn luôn
làm tiêu hao nước trong cơ thể, từ đó gây ra mệt nhọc, suy yếu.
- Không ra nắng lâu để tránh tình trạng say nắng, cố tránh đi xa dưới nắng
gắt. Nên tránh ánh nắng trực tiếp.
- Việc đội nón góp phần bảo vệ cho cơ thể bạn khỏi bị các rối loạn do nhiệt
độ và tia tử ngoại. Nón nên rộng vành để có thể che phủ được cả mắt, cổ, gáy và
một phần vai.
- Kính mát là vật dụng cần thiết để bảo vệ đôi mắt.
- Sau cùng, các loại dầu và kem chống nắng góp phần không nhỏ trong việc

chống nắng.

×