Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Người bị suy dinh dưỡng, tăng huyết áp nên ăn nấm kim châm pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (220.83 KB, 6 trang )

Người bị suy dinh dưỡng, tăng huyết áp
nên ăn nấm kim châm


Nấm kim châm, đông cô, nấm kim tiền cuống lông, nấm màu lửa cuống
lông - Flammulina velutipes (Curtis ex Fr.) Sing., thuộc họ nấm trắng -
Tricholomataceae. Thể quả màu vàng mật ong. Mũ nấm lúc đầu hình chuông
sau đó phẳng dần thành dạng bán cầu dẹp, rộng 2 - 10 cm. Mũ nấm có chóp
thường sẫm hơn với màu nâu, đôi khi vàng đỏ hay nâu ôliu. Thịt nấm trắng
hay vàng. Phiến nấm lúc đầu trắng, sau đó trắng vàng. Cuống nấm dài 2 - 6
cm, màu nâu tối, nâu đen, ở phía trên thì màu vàng hay màu hung, phủ lông
nhung dày màu đen, cuống thường kéo dài ở phần gốc thành dạng như rễ.
Nấm mọc trên cây gỗ rừng núi cao ở Sapa, Lào Cai. Hiện nay, nấm được
nuôi trồng thành công ở các cơ sở để cung cấp cho thị trường một loại rau sạch
dùng làm thực phẩm và dược liệu.
Công dụng: nấm kim châm là một loại nấm có giá trị dinh dưỡng cao.
Trong 100 g nấm khô có tới 31 - 33 g protein, 6 g lipid, nó còn chứa nhiều loại
vitamin như B1, B2, C, PP, E và các acid amin cần thiết như lysin, nhiều khoáng
chất như Zn, K và một ít Na. Có thể xào, nấu, hấp với các loại thực phẩm khác.
Dùng làm thuốc, nó có tác dụng hạ cholesterol, trị được loét dạ dày - ruột và các
bệnh về hệ thống gan mật. Nấm còn chứa hoạt chất flammulin, có tính kháng
nham nên được một số người dùng chống ung thư.
Nhìn chung, nấm kim châm dùng cho người suy dinh dưỡng, thể chất hư
nhược, người bị bệnh tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, bệnh về gan mật và dùng
chống ung thư.
Ngân nhĩ trị huyết áp cao…
Thứ tư, 14/11/2007, 11:15 GMT+7

Ngân nhĩ, mộc nhĩ trắng - Tremella fuciformis Berk., thuộc họ ngân
nhĩ - Tremellaceae. Thể quả mềm, dạng cây phân nhánh gồm những bản dẹp
nhăn nheo với nhiều nếp gấp và nhiều thùy. Nấm có màu trắng trong. Thịt


nấm là chất keo nhày. Lớp sinh sản phân bố ở phía ngoài thể quả.
Nấm ngân nhĩ mọc trên gỗ hay cành mục các cây lá rộng trong rừng. Ở
nước ta có gặp từ Vĩnh Phúc, Hà Tây, Bắc Giang, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ
An vào tới Thừa Thiên Huế.
Người ta thu hái thể quả từ tháng 4 đến tháng 9. Nên thu hái vào sáng sớm,
chiều tối hay trong những ngày ẩm trời, râm mát. Dùng một cái dao tre để gỡ nấm.
Rửa sạch, loại bỏ tạp chất rồi phơi hay sấy khô. Bảo quản ở nơi mát và khô.
Công dụng: ngân nhĩ là loài nấm ăn quý. Trong 100 g nấm ngân nhĩ khô
chứa 5,0 - 6,6 g protid, 0,6 - 3,1 g lipid, 68 - 73,3 g glucid, cho nhiệt lượng 326 -
339 kcal, 1,0 - 3,6 g cellulose, 3,1 - 5,5 g tro, còn có 380 - 643 mg calcium, 250
mg phosphor, 0,002 mg thiamin, 0,14 mg riboflavin, 1,5 mg acid nicotinic. Còn có
lycin, isoleucin, phenylalanin, methylamin, valin, glutamic acid, asparagic acid,
cystein…
Nấm ngân nhĩ ngoài việc dùng làm thức ăn xào với thịt, nấu xúp, nấu chè,
còn được dùng làm thuốc bổ chung, dưỡng phế, tăng tiết nước bọt. Nó được dùng
trị suy thận sau khi ốm, khô miệng, khô cổ, đờm có máu, táo bón, huyết áp cao, xơ
cứng động mạch.
Nấm rơm thích hợp cho người bị liệt dương


Nấm rơm, nấm rạ - Volvariella volvacea (Bull. ex Fr.) Singer, thuộc họ
nấm rơm - Pluteaceae. Toàn bộ nấm khi còn non nằm trong bao chung hình
trứng. Sau đó mũ nấm phá vỡ bao chung, lộ ra ngoài. Mũ nấm ban đầu có
hình trứng, sau vươn ra, có dạng núm hoặc dạng bán cầu dẹp, màu nâu, nâu
đen hoặc xám. Thịt nấm màu trắng, cuống nấm nhẵn, có gốc hơi phình dạng
củ, đặc chất thịt, ở gốc còn lại vết tích của bao chung.
Nấm rơm mọc đơn độc hay thành cụm, thường phát triển trên rơm rạ hoặc
đất có nhiều mùn vào mùa hè thu nóng ẩm với nhiệt độ 28 - 450C, nhiều nhất là
vào tháng 7 - 8. Từ nhiều năm nay, ở các vùng đồng bằng từ bắc chí nam, nấm
rơm đã được trồng rộng rãi cung cấp cho nhu cầu trong nước.

Công dụng: nấm rơm ăn ngon. Người ta thích tìm mua loại nấm còn trong
bọc thường gọi là nấm trứng. Thịt nấm dai và thơm. Nấm rơm là thức ăn rất thông
dụng ở các tỉnh phía nam. Thường dùng xào với thịt heo, thịt bò, nấu canh, nấu
lẩu, kho với thịt heo, hầm với thịt gà, kho chay, nướng với lươn.
Người ta đã biết thành phần của nấm rơm tươi tính theo g%: nước 90,
protid 3,6, lipid 3,2, glucid 3,4 và cellulose 1,1, theo mg%: calcium 28, phosphor
80, sắt 1,2, vitamin B1 0,12 và vitamin C 2,0.
Nhiều người dùng nấm chế thành bột làm thuốc viên chữa chứng thiếu
máu. Còn dùng xào với thịt chim sẻ hoặc thịt ếch dùng ăn có tác dụng kích dục, rất
thích hợp đối với người liệt dương.
Ở Trung Quốc, nấm rơm xem như có vị ngọt, tính hàn được dùng làm thuốc
tiêu thực khử nhiệt, làm hạ cholesterol và kháng ung thư. O


×