Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Rau sam: chữa các bệnh đường tiêu hóa pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (229.18 KB, 5 trang )

Rau sam: chữa các bệnh
đường tiêu hóa


Rau sam (Portulaca oleracea L.), thuộc họ rau sam (Portulacaceae).
Cây thảo có thân mọng nước, mọc bò và nửa đứng. Thân cành có màu đỏ tím
nhạt. Lá nhỏ, nguyên và nạc, màu lục sẫm nhiều hay ít, hình răng con ngựa
(nên có tên là mã xỉ hiện). Hoa màu vàng. Quả thuộc loại quả hộp mở bằng
nắp nứt ngang chứa nhiều hạt đen.
Phân bố và sinh thái:
Rau sam là loại cây mọc hoang dại ở các bãi cỏ, vườn, sân ở vùng đồng
bằng, trên các bờ ruộng, các chân ruộng đất cát pha ẩm ướt trồng hoa màu. Ở các
tỉnh phía Bắc, rau sam phát triển mạnh vào mùa hè.
Chế biến làm thực phẩm:
Thân và lá rau sam dùng ăn sống như xà lách, hoặc xào nấu chín như các
loại rau khác. Cũng dùng luộc chấm nước mắm kho để ăn cho mát. Tuy rau sam
có vị chua hơi đắng và nhớt nhưng ăn quen thì thấy ngon. Người ta đã biết trong
rau sam có glycosid, saponin, chất nhầy, acid hữu cơ, các muối kalium, các
vitamin A, B1, B2, C, PP và men urenaza.
Sử dụng làm thuốc:
Trong Lĩnh Nam bản thảo, Hải Thượng Lãn Ông ghi:
“Mã xỉ hiện tục gọi rau sam,
Chua lạnh, không độc, chữa lở ghẻ,
Tiêu thũng, thông lâm bế, sát trùng,
Chữa màng mắt, trưng hà, cam trẻ”.
Rau sam có tính chất làm dịu, trị giun, lọc máu, lợi tiểu, hơi an thần gây
ngủ, giải nhiệt, giải khát, chống độc và làm tăng sự đông máu. Thường dùng chữa
các bệnh đường tiêu hóa, viêm ruột cấp, viêm ruột thừa cấp, lỵ, ký sinh trùng
đường ruột (giun đũa, giun kim), trị bệnh đường hô hấp, đường niệu (sỏi niệu),
giảm niệu, viêm vú và các trường hợp xuất huyết (ho ra máu, đái ra máu, trĩ ra
máu và bệnh ưa chảy máu). Liều dùng 15 - 30 g, dạng thuốc sắc hay thuốc hãm,


hoặc dùng làm rau ăn sống, ăn luộc, dùng riêng hay phối hợp với các vị thuốc
khác. Dùng ngoài chữa mụn nhọt và eczema. Liều dùng 15 - 30 g, dạng thuốc sắc
hay thuốc hãm, hoặc dùng làm rau ăn sống, luộc, dùng riêng hay phối hợp với các
loại thuốc khác.
Rau dền gai trị viêm loét dạ dày
Thứ tư, 13/06/2007, 11:01 GMT+7

Rau dền gai, dền gai (Amaranthus spinosus L.), thuộc họ rau dền
(Amaranthaceae). Rau mọc hàng năm, cao 40 - 170 cm; thân tròn, có gai. Lá
hình bầu dục hay hình trứng, dài 3 - 5 cm, rộng 1 - 3 cm; cuống lá mảnh, dài
0,5 - 2 cm. Cụm hoa mọc ở nách lá hay ở ngọn các nhánh. Hoa nhỏ, màu tím
xanh, 5 lá đài, 5 nhị. Quả hạch nằm trong túi do lá đài đồng trưởng tạo
thành, hạt đen, nhẵn bóng.
Phân bố và sinh thái: Loài này phân bố ở Việt Nam, Trung Quốc, Lào và
Campuchia. Ở nước ta, nó mọc phổ biến từ Bắc vào Nam. Thường gặp mọc rải rác
ở ruộng hoang, nương rẫy và ven đường đi. Ra hoa từ tháng 5 đến tháng 7.
Chế biến làm thực phẩm: Ngọn non và lá non được dùng làm rau ăn. Nhặt
các nhánh rau tươi, rửa sạch, luộc, xào hoặc nấu canh. Nên nấu vừa chín tới thì ăn
ngon, nếu nấu kỹ rau có vị nồng.
Người ta đã biết trong rau dền gai có 91,7% nước, 3,6% protid, 1,3%
glucid, 1,8% xơ, 1,6% tro; còn có 8,8% b-caroten và 46 mg% vitamin C.
Sử dụng làm thuốc: Toàn cây, rễ và thân lá được dùng làm thuốc thanh
nhiệt lợi thấp, giải độc tiêu thũng, lương huyết chỉ huyết. Thường dùng trị lỵ, viêm
ruột, viêm loét dạ dày hành tá tràng, lở trĩ xuất huyết. Dùng ngoài trị rắn độc cắn,
ngứa ngáy ngoài da và mụn nhọt có mủ.


×