Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

10 Mẹo khi làm việc dưới áp lực pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.18 KB, 2 trang )

10 mẹo khi làm việc dưới áp lực
Giới sử dụng lao động luôn muốn sắp xếp lại khối lượng công việc để đạt mục tiêu hiệu
quả thu về cao nhất. Doanh nhân xin mách bạn 10 mẹo để trở nên một người làm việc
tuyệt vời trong môi trường đầy ắp áp lực.
10 mẹo khi làm việc dưới áp lực
1. Không bỏ lỡ cơ hội: Khả năng thích nghi là một kỹ năng vô giá. Nếu sếp yêu cầu bạn
chuyển đổi công việc đang làm tốt sang việc hoàn toàn mới mẻ. Đừng buồn lo, hãy nắm
lấy thời cơ thử thách mới và chứng minh khả năng của bạn. Nên nhớ: Bạn luôn linh
động, bạn sẽ không bao giờ bị chệch hướng.
2. Tìm sự rõ ràng: Nếu được phân công một công việc mới, đó là thời cơ của bạn,
nhưng nên nói với sếp về thời hạn và những kế hoạch của bạn trước khi bắt đầu công
việc, cả về mong đợi cá nhân và toàn bộ mục tiêu. Sự rõ ràng sẽ giúp bạn dễ làm việc
hơn rất nhiều.
3. Luôn vạch kế hoạch trước khi lâm sự: Hãy dành thời gian để nghĩ cách xây dựng
một kế hoạch thay vì lao đầu một cách hấp tấp vào bất kỳ dự án nào. Bằng cách suy nghĩ
chiến thuật và xây dựng một bản đồ con đường có điểm kết, bạn có thể phát hiện chướng
ngại vật trước khi chúng ở ngay dưới chân bạn. Có kế hoạch sẽ giúp bạn giữ cho đầu óc
nhạy bén trong suốt quá trình thực hiện.
4. Đừng trì hoãn: Đừng lo lắng về một việc cụ thể. Đừng nôn nóng nhảy cóc, nếu muốn
giải quyết tốt hơn tất cả mọi việc.
5. Làm mới chính mình: Hãy dành một khoảng thời gian để nghỉ ngơi, làm dịu đi sự
căng thẳng. Sắp xếp lại những ý nghĩ bằng cách đi bộ, vươn vai hay tán gẫu để giải
nhiệt. Nếu bạn không thể rời bàn làm việc của mình, hãy nhắm mắt lại, thở sâu và cố
xóa sạch công việc khỏi đầu trong vài phút.
6. Sự cân bằng: Thậm chí người nhã nhặn và lịch sự nhất vẫn có thể trở nên bối rối và
thất thường khi bị stress. Đừng trở thành nạn nhân của sự căng thẳng. Mặc dù không
phải lúc nào cũng dễ dàng, nhưng hãy hài hước một chút ngay cả khi phê bình người
khác. Suy nghĩ trước khi nói và đừng để tháy độ vô lễ của người khác ảnh hưởng đến
bạn.
7. Yêu cầu sự giúp đỡ: Cho dù bạn có năng lực và một cố gắng phi thường đi nữa thì
một mình bạn có khi vẫn không đủ sức giải quyết một số công không đơn giản. Bạn hãy


dự đoán trước vấn đề và đừng ngại yêu cầu sự giúp đỡ. Chẳng hạn như đề nghị được ủy
quyền hoặc yêu cầu sự hỗ trợ từ người quản lý của bạn. Sếp sẽ sẵn lòng giúp bạn không
bị lệch hướng.
8. Hãy tập trung: Khi hoạt động quá sức, thật dễ đánh mất sự kiểm soát mục tiêu hay
cái nhìn toàn cảnh sẽ làm bạn bị “ngợp” và gặp khó khăn khi hoàn thành công việc. Hãy
giữ cho mắt bạn minh mẫn đến cuối đường hầm.
9. Biến thời gian chết thành thời gian chuẩn bị: Sau một kỳ làm việc cường độ cao đã
qua, sẽ có khoảng thời gian chết. Bạn hãy gảm sức ép bằng việc lưu ý đến công việc vừa
hoàn thành. Những điều gì, nếu có, gây cho bạn chệch khỏi kế hoạch. Nếu bạn phụ trách
một đội làm dự án, bạn có thể xâu chuỗi những mục tiêu để đạt hiệu quả hơn bằng cách
nào? Suy nghi để rút kinh nghiệm cho dự án sau.
10. Tìm kiếm đồng minh trong công việc: Bạn hãy nhớ người thông minh luôn có ý
thức xây dựng mối quan hệ tốt với đồng nghiệp. Nếu đồng nghiệp gặp khó khăn, hãy
đưa tay ra giúp đỡ. Bạn hãy là một đồng minh với họ vì bất kể lúc nào bạn cũng sẽ cần
giúp đỡ.
Hãy làm theo những gì Doanh nhân mách bạn. Ngày mỗi ngày rồi bạn sẽ thấy mình thực
hiện tát cả những bí quyết trên một cách tự nhiên. Những thử thách trước mắt bạn đều
trở thành cơ hội phát triển.

×